1 Tự tin về vóc dáng, tính
3.2.1. Xây dựng hệ thống kĩ năng sống giáo dục cho trẻ 5-6 tuổ
Đối với tâm sinh lý của trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi này như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích, kĩ năng hợp tác. Việc xác định đúng kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng nội dung trọng tâm để dạy cho trẻ. Chính vì vậy chúng ta cần phải xây dựng hệ thống kĩ năng sống cụ thể cần dạy cho trẻ.
- Kĩ năng tự phục vụ: Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần dạy cho trẻ đó là kĩ năng tự phục vụ nghĩa là giáo viên cần dạy cho trẻ các nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó rèn luyện cho trẻ kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn, biết sử dụng các vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, nhai nhỏ nhẹ, không rơi vãi, không gây tiếng ồn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết dọn cất bát đĩa, thìa đúng nơi quy định, biết giúp đỡ người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn đúng suất, không ảnh hưởng đến người xung quanh. Giáo viên cần giáo dục cho trẻ các kĩ năng tự vệ sinh cá nhân như: tự rửa mặt, đánh răng, đi vệ sinh…
- Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, khi giao tiếp với người khác trẻ phải hiểu ý của đối phương muốn nói với mình. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và tiếp nhận suy nghĩ mới. Đây là yếu tố giúp trẻ sẵn sàng mọi thứ.
- Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ cảm thông và cùng làm việc với bạn.
- Kĩ năng xác định giá trị: Ngay từ tuổi mầm non giáo viên cần giáo dục cho trẻ kĩ năng xác định giá trị đó là hình thành hành vi đạo đức cho trẻ. Giáo dục hành vi đạo đức là giáo dục cho trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn và có ý thức trách nhiệm trong công việc của mình. Giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, ở lớp và ngoài xã hội. Giáo dục trẻ biết những việc nên và không nên để bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ thái độ đối với những
việc làm sai trái hay những hoạt động sai trái. Giáo dục lòng tự trọng cho trẻ cũng là giáo dục những hành vi đạo đức. Giáo dục trẻ kĩ năng hoạt động tích cực và chủ động.
- Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích: Dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ khi chạy nhảy, chơi đùa. Dạy trẻ kĩ năng phòng tránh nguy cơ đứt tay do dùng dao kéo, phòng tránh nguy cơ chó, mèo cắn, nguy cơ bị điện giật, phòng tránh nguy cơ bị đuối nước, phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh tai nạn khi đi tàu xe, phòng tránh khi gặp nguy hiểm như khi có đám cháy, trong bóng tối, khi gặp người lạ… Giáo dục trẻ nhận biết tình huống nguy hiểm.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Giáo dục trẻ biết tự tin về bản thân: tự tin về vóc dáng, tính cách, trí óc, tự tin thể hiện cảm xúc, tự tin đứng trước đám đông và tự tin khi giao tiếp.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Đó là rèn luyện kĩ năng tự chủ ở trẻ. Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân và có cách ứng xử phù hợp, đó là kiềm chế cơn dận dữ… dạy trẻ biết xin lỗi và nhận ra hành vi sai trái của mình.
- Kĩ năng đặt mục tiêu: Đó là mục tiêu trong học tập, trong khi chơi. Mục tiêu hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, mục tiêu phấn đấu được vào lớp 1.
- Kĩ năng ra quyết định: Biết nên hay không nên làm một việc gì đó có ảnh hưởng đến bản thân hay người khác. Giáo dục trẻ biết tư duy để nhìn nhận sự việc đúng hay sai từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Giáo dục nên hay không nên là một việc gì đó để bảo vệ và cải tạo môi trường. Khả năng ngăn chặn những hành động xấu để gây hại môi trường. Giáo dục kĩ năng vứt rác đúng nơi quy định, không phá hoại cây cối, bẻ cành…