Vay thế chấp

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 26)

2. Thị trường vốn

2.2 Vay thế chấp

-KN:Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc xây dựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác , các bất động sản và đất đó sau đó lại trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay.

-Ở Việt Nam hiện nay, thị trường các khoản vay thế chấp có qui mô khá lớn( các khoản vay thế chấp thương mại và nông nghiệp), đặc biệt là thị trường các khoản vay thế chấp bằng bất động sản( nhà ở).

26 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Quốc tế (IFC) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho thấy 93% các ngân hàng đều muốn nhận bất động sản làm tài sản thế chấp cho các khoản vay thương mại.Hiện nay, tổng dư nợ cho vay trực tiếp bất động sản vào khoảng 115 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 9,5% tổng dự nợ cho vay của các ngân hàng thương mại. Điều này đã dẫn đến khó khăn của hệ thống trung gian tài chính khi thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian vừa qua.

Ông Lê Xuân Nghĩa, vụ trưởng vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhànước cho biết: “ Xét về định tính, cho vay kinh doanh bất động sản chỉ bằng 10% tổng tài sản ngân hàng. Tuy nhiên, bất động sản thế chấp lên tới khoảng 50% tổng tài sản ngân hàng, nghĩa là bằng GDP Việt Nam. Vì vậy, nếu thị trường bất động sản sụp đổ là nguy hại ngay toàn bộ hệ thống tài chính. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp cương quyết không để thị trường bất động sản tiếp tục bong bóng, mà cũng không để cho nó sụp đổ. Nó phải xì hơi từ từ.”

Nhưng giấy tờ vay thế chấp mới chỉ phổ biến ở thị trường sơ cấp, còn rất hạn chế ở thị trường thứ cấp.

Vì thế 18/01/ 2013, BIDV đề xuất thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở dưới 2 hình thức hoạt động là tái cho vay thế chấp và mua lại các khoản nợ cho vay nhà ở thu nhập thấp từ các NHTM.

Một cách giải quyết khác đó là chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp, nghĩa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ các bất động sản sẵn có. Như vậy với nghiệp vụ chứng khoán hóa, người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng thông qua việc phát hành chứng khoán nợ lấy danh mục tín dụng làm tài sản đảm bảo. Chính điều này là cơ sở để các ngân hàng đầu tư đã tự tin bơm vốn vào hoạt động cho vay nợ dưới chuẩn một cách dễ dàng. Hy vọng những động thái này sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các khoản vay này, giúp cho dòng vốn ứ đọng lâu ngày được lưu thông.

27 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

2.3 Vay thương mại và tiêu dùng

-KN:Đây là các khoản vay dành cho các công ty kinh doanh và người tiêu dùng, chủ yếu là do các ngân hàng thương mại cung cấp. Riêng các khoản vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài chính cung cấp.

-Các khoản vay này thường không chuyển nhượng được nên chúng kém lỏng nhất trong các công cụ tài chính trên thị trường vốn.

-Mặc dù các sản phẩm cho vay tiêu dùng đã xuất hiện tại VN được gần 10 năm, đặc biệt kể từ năm 2007 với sự tham gia của các Cty tài chính tiêu dùng nước ngoài, nhưng phân khúc ngân hàng bán lẻ này dường như vẫn chưa khai thông được hết các tiềm năng của nó.

28 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

-Thị trường này được coi là tiềm năng trong các năm tiếp theo: với gần 90 triệu dân có cơ cấu dân số trẻ - cơ cấu sử dụng các sản phẩm tài chính tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn, và một mức thu nhập ngày càng được cải thiện cho hơn 51% dân số đang ở độ tuổi “vàng”,tiêu dùng của các hộ gia đình đóng góp 65% vào GDP của Việt Nam, hơn nữa các khoản vay mà người tiêu dùng sử dụng ban đầu chỉ mới là một sự xâm nhập tỉ lệ thấp(Tổng các khoản vay tiêu dùng của VNtại thời điểm 31/12/2009 là 7,2 USD, chiếm 7,8% GDP danh nghĩa và thấp hơn nhiều so với các nước như Indonesia (10%), Malaysia (42,5%) và Thái Lan (18%)). Thị trường này đặc biệt được đẩy mạnh trở lại trong mấy tháng gần đây, khi việc cho vay các DN và tổ chức lớn của hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn hơn, với độ rủi ro tín dụng thấp hơn và các tiềm năng sẵn có, đó là hướng đi mới cho các NHTM trong các năm tiếp theo.

3. Kết luận

Mỗi công cụ tài chính đều có ưu nhược điểm riêng, chúng góp phần cho dòng vốn trên thị trường luân chuyển dễ dàng từ người thừa vốn tới người cần vốn, từ đó giảm thời gian của chu kì sản xuất, giảm chi phí huy động vốn, giúp nền kinh tế phát triển nhanh. Sử dụng các công cụ này thay cho tiền mặt trong thanh toán là một cách tiết kiệm tiền mặt, giảm ứ đọng tiền mặt, tác động tích cực tới lạm phát. Các công cụ tài chính là công cụ chủ yếu của chính phủ trong nghiệp vụ thị trường mở cũng như thu hút ốn bù đắp thâm hụt ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô.

Bởi những vai trò to lớn của nó, để phát triển kinh tế bền vững nhất thiết phải tạo ra thị trường các công cụ tà chính minh bạch, tăng các công cụ tài chính cả về lượng và tính thanh khoản.

29 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

-Hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định hướng dẫn, hành lang pháp lí hoàn thiện thị trường, cũng như cho từng loại công cụ, có các biện pháp khuyến khích sử dụng các công cụ tài chính.

-Với trái phiếu chính phủ, tín phiếu: công bố ra thị trường kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm theo kỳ hạn và phương thức phát hành ngay từ đầu năm. Tiếp tục công bố lịch biểu phát hành chi tiết và thực hiện đầy đủ. Nghiên cứu và đưa ra đường cong lợi suất của các loại trái phiếu trên thị trường.

-Hoàn thiện hành lang pháp lí cho thương phiếu: đưa ra các văn bản hướng dẫn nghị định, giải thích luật, hướng dẫn chi tiết cho cácdoanh nghiệp. Ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các loại giấy tờ có giá thay cho tiền mặt trong thanh toán qua thuế.

-Lập ra tổ chức đánh giá tín nhiệm,tạo lập lòng tin vào các công cụ tài chính.

 Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm của các công ty, sự phát triển của các loại chứng khoán để định hướng thị trường, đồng thời để lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ các nhà đầu tư.Tổ chức này phải đảm bảo tính cộng đồng và khách quan bằng cách thành lập qua công ty cổ phần có giứoi hạn tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.

-Trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, mở rộng ra là toàn xã hội về các công cụ tài chính.

 Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí thị trường, và nguồn nhân lực đang và sẽ tham gia thị trường.

 Mở các hội thảo, khuyến khích các nghiên cứu trong lĩnh vực các công cụ tài chính.

30 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

B. KHÁI NIỆM, HOẠT ĐỘNG, CÔNG CỤ, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I. Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khoán

1. Khái niệm

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn

vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát

triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.

Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếuvà một số công cụ tài chính khác thời

hạn trên 1 năm.

2. Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán:

Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường,

giữa họ không có trung gian tài chính;

Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cungcầu;

Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua

đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán

31 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TỚI KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM

1. Tác động tích cực của thị trường chứng khoán

TTCK Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, qua hơn 11 năm hoạt động, TTCK đã từng bước trở thành kênh dẫn

vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đồng thời

góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể, TTCK đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, Chính phủ đã huy động được 625 nghìn tỷ đồng trái phiếu; doanh nghiệp đã huy động được 203

nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư góp phần làm tăng quy mô

32 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Quy môtính thanh khoản của TTCK ngày một cải thiện, góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các

nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 642 công ty, 05 loại chứng chỉ quỹ đầu tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010.

Ngoài ra, TTCK đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản

giao dịch, trong đó có hơn 5.000 nhà đầu tư có tổ chức (chiếm khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD.

33 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba- buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm.

Năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm

Năm 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.

Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh(nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các c ơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT

Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại. Ngoài ra, lạm phát giảm bớt trong năm này cũng tạo thêm lòng tin về ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền giảm so với

34 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trịgiao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38%...

Trong những tháng đầu năm 2011, TTCK có xu hướng sụt giảm.

Cho đến hết tháng 4, chỉ số VNIndex giảm 4,58 điểm, tương đương 0,9% nhưng riêng tháng 5 có sự sụt giảm mạnh, giảm 58,71 điểm tương đương 12,2% do lo ngại về vấn đề giải chấp nhằm đáp ứng yêu cầu về giảm dư nợ tín d ụng phi sản xuất của Ngân hàng Nhà nước xuống 22% vào cuối tháng

TTCK đang trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế Việt Nam

Khi nền kinh tế phát triển tốt, công chúng đầu tư tin tưởng vào các doanh nghiệp khu vực sản xuất, tin vào môi trường kinh doanh tốt... thì các dòng vốn sẽ chảy vào nền kinh tế đó, do đó, giá chứng khoán sẽ cao, chỉ số chứng khoán sẽ tăng mạnh; và ngược lại, TTCK sẽ giảm sút. Các diễn biến đó đã làm cho TTCK được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế và là chỉ báo quan trọng cho các nhà đầu tư và cho các nhà điều hành chính sách có các điều chỉnh phù hợp. Đối với TTCK Việt Nam hiện nay, rõ ràng, khi giá chứng khoán giảm liên tục, đang phản ánh tình hình kinh tế có biểu hiện mất cân đối: ít nhất là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại nhiều... hoạt động ngân sách và khu vực DNNN yếu kém thất thoát nhiều.

TTCK tăng cường quản trị quản lý nền kinh tế vĩ mô

Theo lý thuyết, TTCK Việt Nam góp phần tăng cường tính minh bạch quản trị điều hành kinh tế (vĩ mô). Đánh giá về đóng góp này, như đã nêu, các chỉ số chứng khoán phản ánh rất nhanh tình hình kinh tế vĩ mô -phản ánh chất lượng, năng lực điều hành kinh tế vĩ mô và cũng phản ánh chất lượng quản lý điều hành, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Quá trình phát hành chứng khoán của Chính phủ (trái phiếu) và của doanh nghiệp (cổ phiếu và trái phiếu công ty) và trong quá trình niêm yết cũng phải thực hiện chế độ công bố thông tin hoạt động, tăng cường quản lý... Quá trình đó sẽ tạo điều kiện cho tăng cường quản trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)