Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứngkhoán

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 41)

Với biến số M2, M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thị trường cũng gia tăng.

Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để mở rộng kinh doanh nên khả năng tăng thu nhập cũng tăng lên. Nhà đầu tư có thêm nguồn vốn để kinh doanh đầu tư nên cầu về chứng khoán sẽ tăng. Mặt khác khi M2 tăng hàm ý lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm và theo nguyên tắc bình thông nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn lượng tiền nhàn rỗi sẽ dịch chuyển từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán để hưởng mức sinh lời cao hơn. Với biến CPI, trong thời kỳ lạm phát cao kỳ vọng về nền kinh tế xấu đi. Lạm phát còn làm giảm lượng tiền thực lưu thông trong nền kinh tế khiến cầu về hàng hóa giảm đi, góp phần giảm cầu chứng khoán và chỉ số giá giảm.

Bên cạnh đó, lạm phát cao dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp giảm, chi phí của việc phát hành chứng khoán cũng như chi phí của việc giữ tiền và chi phí đầu tư tăng lên ngay khi có lạm phát, còn giá các sản phẩm của doanh nghiệp lại thay đổi chậm hơn. Tất cả điều này làm giảm dòng tiền

Uy tín truyền thông dẫn dắt biến động chứng khoán

Các bài viết trên truyền thông phân tích về sức mạnh của công ty niêm yết có ảnh hưởng lớn tới niềm tin của công chúng. Niềm tin của một nhà đầu tư cá nhân thường không phải là ngẫu nhiên và có tương quan với các nhà đầu tư cá nhân khác do họ lắng nghe nhau cũng như cùng xem các báo và chương trình truyền hình tương tự. Do đó, một tin tức về một thay đổi nhỏ trong thu nhập của một công ty hoặc một chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản có thể dẫn tới sự thay đổi về giá lớn hơn so với mức thay đổi lý thuyết. Ngoài ra, niềm tin còn có xu hướng tồn tại cho đến khi các nhà đầu tư có đầy đủ lý do để thay đổi niềm tin của họ.

Kết quả kiểm định cho thấy có quan hệ nhân quả giữa chỉ số niềm tin của thị trường và biến động của giá cổ phiếu (thể hiện qua chỉ số VNIndex). Khi hiệu số giữa lượng tin tiêu cực và tin tích cực về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng lên, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường thông qua giảm giá các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

Như vậy, biến động về niềm tin trên truyền thông (thể hiện bằng số lượng tin tiêu cực, hoặc hiệu số tin tiêu cực và tin tích cực) đi trước biến động về khối lượng giao dịch cổ phiếu và giá cổ phiếu, do vậy đây là một chỉ số dẫn báo tốt cho các nhà đầu tư khi dự báo về giá cổ phiếu trong tương lai.

41 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

IV. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Nguyên nhân

Trước hết, phải nói rằng thị trường chứng khoán là một thị trường mới nên công chúng đầu tư chưa thực sự hiểu biết về hoạt động chứng khoán, cũng như chưa thấy được lợi ích của việc tham gia thị trường. Trong khi đó sự thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức (bảo hiểm, quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) trên thị trường đã ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường bởi tác động tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. vì vậy thường xuyên xảy ra đầu tư mua bán ồ ạt theo kiểu “tâm lý bầy đàn”.. Hàng hoá trên thị trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Thêm vào đó, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước chưa gắn kết được với việc phát chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán; các chính sách khuyến khích, ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường chưa được chú ý đúng mức có ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán. Mặt khác, việc quản lý và điều hành thị trường còn bất cập, hạn chế do sự thiếu chủ động và thiếu kinh nghiệm thực tiễn của cơ quan quản lý và giám sát thị trường. Điều rất quan trọng là hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thiếu đồng bộ và hiệu lực pháp lý không cao, Luật chứng khoán chưa tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định để điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và định hướng.

Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rất lớn. Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các NHTM NN cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh doanh chứng khoán của các NHTM đi vào hoạt động... sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Ngân hàng TW chưa thực sự mạnh, năng lực điều hành chính sách tiền tệ và vận hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế. Họat động dịch vụ của các NHTM và TCTD chưa phát triển. Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưa đạt được các kết quả như dự kiến, đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trở lại. Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế. Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhà nước nói riêng còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần có tư tưởng chần chừ, chậm đưa cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên.

42 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

2. Giải pháp cho thị trường chứng khoán

Về phía Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan, cần đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ; cần

quan tâm đến vai trò của thị trường chứng khoán trong hoạch định chính sách cũng như quản lý dư nợ tín dụng đối với thị trường chứng khoán một cách phù hợp; ban hành chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán cũng như đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước…

Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý theo hướng nâng cao tiêu chí niêm

yết cũng như nghĩa vụ công bố thông tin theo quy mô và tính đại chúng của công ty đại chúng, tạo điều kiện cho các sản phẩm, dịch vụ mới phát triển; hoàn thiện, phát triển hệ thống trung tâm giao dịch chứng khoán như nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển các nhà đầu tư tổ chức như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản,…; tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các định chế trung gian nhằm kịp thời phát hiện giao dịch không công bằng, thao túng giá cả và cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền…

Cần nhanh chóng tạo được sự thay đổi về nhận thức về định giá và thủ tục IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) từ huy động vốn để tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Việc xác định giá trị cần được thực hiện bằng một hoặc một hội đồng các tổ chức định giá độc lập có thẩm quyền đặc biệt và có hiểu biết về thị trường; Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa thông qua việc xác định một lộ trình mới với mục tiêu rõ ràng và biểu thời gian hợp lý; Đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách tiền tệ tài chính để tạo sự chắn chắn và loại trừ yếu tố thị trường “sống” với những tin đồn…

Về nhà đầu tư và người dân: Khi tham gia thị trường chứng khoán cần thận trọng với các tin đồn, theo dõi tình hình cụ thể tình

43 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

V.KẾT LUẬN

Rõ ràng, sự nhạy cảm của dòng vốn trên thị trường chứng khoán chuyển động nhanh hơn so với dòng vốn gián tiếp, kéo theo dòng vốn trên thị trường chứng khoán biến động mạnh hơn. Chính vì vậy, sự cần thiết của nền tảng kinh tế để đảm bảo rủi ro thị trường giảm thiểu mới có thể thu hút thêm dòng vốn từ nền kinh tế chảy vào doanh nghiệp qua kênh chứng khoán. Trong khi vốn huy động thông qua thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển nền tảng doanh nghiệp hơn là sự mở rộng để triển khai dự án có tính chất thời gian xác định trước, các yêu cầu cung cấp việc sử dụng vốn lâu dài từ vốn chủ sở hữu huy động thêm rất quan trọng để giảm thời gian tạo nên các doanh nghiệp vững mạnh với nguồn vốn lớn

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng thực, nhưng có lẽ thị trường chứng khoán aphát triển bản thân cũng sẽ hỗ trợ cho sự ổn định vĩ mô dài hạn, ít nhất là giảm sự biến động của các cú sốc kinh tế, đặc biệt là các cú sốc tài chính . Việc này cũng có thể hiểu được trong điều kiện của Việt Nam khi mà nguồn vốn cho mở rộng sản xuất dài hạn trước đây chủ yếu từ vốn vay qua các trung gian tài chính và vì vậy một cú sốc trong hệ thống tài chính (hoặc được gia tốc qua hệ thống này) có thể gây nên những biến động sản xuất nội tại của doanh nghiệp là lớn.

Với thị trường chứng khoán phát triển hơn và độ bao phủ doanh nghiệp rộng hơn, doanh nghiệp có cơ sở hơn để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bên cạnh nguồn vốn vay từ trung gian tài chính. Tức doanh nghiệp có cơ sở để đạt được sự cân đối nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay tốt hơn trong khi đạt được mục tiêu mở rộng sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp niêm yết thông

thường có sự phòng vệ và phản ứng tốt hơn so với các doanh nghiệp còn lại trước các cú sốc kinh tế. Mặc dù, quy mô tổng thể của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ so với tổng thể GDP, nhưng rõ ràng sự hỗ trợ ngược lại của nguồn vốn qua thị trường chứng khoán tới sự ổn định vĩ mô (hoặc hỗ trợ để vĩ mô bớt ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế) có thể đã có ít nhiều.

44 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

C. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI – CÂU TRUYỆN VỀ GÃ SHREEK

Thị trường chứng khoán New York rất khổng lồ

NHƯNG

so với Thị trường ngoại hối thì lại rất nhỏ bé

45 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

I. Tổng quan về thị trường ngoại hối

1. Khái niệm

a. Ngoại hối

Ngoại hối: bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế:

 Ngoại tệ (tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền)

 Các phương tiện thanh toán quốc tế (séc, kỳ phiếu, hối phiếu…)

 Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ (trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác)

 Vàng tiêu chuẩn quốc tế

 Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ

b. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là nơi thực hiện việc mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế và là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên đến gần 4000 tỉ USD năm 2010 (và khoảng 4350 tỉ USD năm 2012). Nếu bạn so sánh với thị trường chứng khoán New York 74 tỉ USD giao dịch mỗi ngày, bạn sẽ có thể tưởng tượng được thị trường này khổng lồ như thế nào.

Nói 1 cách cụ thể thì hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tiền. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY….

46 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Hoạt động giao dịch ngoại hối có thể sẽ phức tạp đối với nhiều người vì họ không thể mua bán tận tay bất kì thứ gì trong thị trường. Đơn giản bạn hãy nghĩ việc mua 1 đồng tiền nào đó như là mua cổ phần của 1 đất nước. Khi bạn mua đồng Yên Nhật, bạn đang tác dộng đến tỉ giá ngoại hối của Nhật và gián tiếp lên Kinh tế Nhật, do giá trị của động tiền là sự phản chiếu đánh giá của thị trường về “sức khỏe” trong hiện tại và trong tương lai của một quốc gia.

2. Hàng hóa chính trên thị trường ngoại hối

Những đồng tiền được giao dịch thường xuyên nhất (có tính thanh khoản cao) là đồng tiền của những quốc gia có chính trị ổn định, với ngân hàng trung ương uy tín và có lạm phát thấp.

Ngày nay, hơn 85% các giao dịch hàng ngày là mua bán những đồng tiền chủ chốt: Đô la Mỹ (USD), Yên Nhật (JPY), Euro (EUR), Bảng Anh (GBP), Franc Thụy Sỹ (CHF), Đô la Canada (CAD), và Đô la Úc (AUD).

47 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

a. Đô-la Mỹ (USD)

Đô-la Mỹ là đồng tiền chính trên thị trường thế giới. Các đồng tiền khác cuối cùng đều được định giá trên cơ sở cặp tiền tệ với đồng đô-la Mỹ. Vai trò và ý nghĩa của đồng đô-la Mỹ thường phát huy mạnh mẽ nhất trong những thời kỳ xảy ra bất ổn chính trị. Điều này đã được chứng minhtrong cuộc khủng hoảng ở Châu Á vào năm 1997-1998.

Đô-la Mỹ trở thành ngoại tệ chính kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods dựa trên tiêu chuẩn vàng ra đời. Vào thời điểm đó, ¾ lượng vàng dự trữ của thế giới đều tập trung tại Mỹ. Tất cả các đồng tiền đều được định giá bằng đô-la Mỹ, và đô-la Mỹ đến lượt nó lại được chuyển thành vàng với giá 35 đô-la một ounce. Tỷ giá cố định giữa vàng và đô-la Mỹ đã được duy trì cho đến năm 1971 khi Mỹ không còn khả năng đảm bảo việc chuyển đổi đồng đô-la của mình thành vàng nữa do khủng hoảng kinh tế. Kể từ đó, tiền tệ cũng trở thành hàng hóa, và chúng có thể được mua bán trên thị trường liên ngân hàng với giá cả do thị trường quyết định giống như các loại hàng hóa khác. Giá của chúng do cung và cầu quyết định do thị trường có tính chất mở cửa và tự do. Ngày nay, khoảng 50 đến 61% dự trữ của các ngân hàng trung ương các quốc gia là đồng đô-la Mỹ. Đây vừa là phương tiện thanh toán toàn cầu, vừa là một công cụ đầu tư, vừa là tấm lá chắn tiền tệ cho các quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính và chính trị. Sự xuất hiện của đồng euro (đồng tiền chung Châu Âu) vào năm 1999 chỉ làm giảm đi đôi chút sức ảnh hưởng của đồng đô-la Mỹ. Liên minh đồng đô-la bao gồm đồng tiền của các quốc gia ở Bắc Mỹ và vùng vịnh Ca-ri-bê. Nó cũng bao gồm cả đồng đô-la Đài Loan, đồng won Hàn Quốc, đô-la Singapore, và đô-la Hồng Kông bởi những đồng tiền này đều gắn chặt với đồng đô-la Mỹ.

Tổng giá trị đồng đô-la Mỹ được đưa vào lưu thông đã đạt 300 tỷ vào năm 1995 và tăng lên 700 tỷ vào đầu năm 2004. Hai phần ba trong số đó đang nằm ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thực tế đó thể hiện tầm quan trọng của đồng đô-la Mỹ với vai trò là ngoại tệ dự trữ. Nó cũng là phương tiện trao đổi tiêu chuẩn tại các thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường vàng và dầu mỏ. Rất nhiều công ty không có mặt trên thị trường Bắc Mỹ nhưng vẫn niêm yết giá các loại hàng hóa và dịch vụ của mình bằng

48 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

đồng đô-la Mỹ trên thị trường quốc tế. Ví dụ, nhà sản xuất máy bay của Châu Âu - Airbus chỉ sử dụng đồng đô-la Mỹ làm cơ sở để xác định giá các thiết bị do mình sản xuất.

Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Samuelson cho rằng chính nhu cầu đối với đồng đô-la Mỹ ở nước ngoài đã cho phép nước

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)