II. Vai trò của thị trường chứngkhoán ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam
1. Tác động tích cực của thị trường chứngkhoán
TTCK Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, qua hơn 11 năm hoạt động, TTCK đã từng bước trở thành kênh dẫn
vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đồng thời
góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cụ thể, TTCK đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, Chính phủ đã huy động được 625 nghìn tỷ đồng trái phiếu; doanh nghiệp đã huy động được 203
nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư góp phần làm tăng quy mô
32 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Quy mô và tính thanh khoản của TTCK ngày một cải thiện, góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các
nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 642 công ty, 05 loại chứng chỉ quỹ đầu tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010.
Ngoài ra, TTCK đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản
giao dịch, trong đó có hơn 5.000 nhà đầu tư có tổ chức (chiếm khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD.
33 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba- buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm.
Năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm
Năm 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh(nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các c ơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT
Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại. Ngoài ra, lạm phát giảm bớt trong năm này cũng tạo thêm lòng tin về ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền giảm so với
34 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trịgiao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38%...
Trong những tháng đầu năm 2011, TTCK có xu hướng sụt giảm.
Cho đến hết tháng 4, chỉ số VNIndex giảm 4,58 điểm, tương đương 0,9% nhưng riêng tháng 5 có sự sụt giảm mạnh, giảm 58,71 điểm tương đương 12,2% do lo ngại về vấn đề giải chấp nhằm đáp ứng yêu cầu về giảm dư nợ tín d ụng phi sản xuất của Ngân hàng Nhà nước xuống 22% vào cuối tháng
TTCK đang trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế Việt Nam
Khi nền kinh tế phát triển tốt, công chúng đầu tư tin tưởng vào các doanh nghiệp khu vực sản xuất, tin vào môi trường kinh doanh tốt... thì các dòng vốn sẽ chảy vào nền kinh tế đó, do đó, giá chứng khoán sẽ cao, chỉ số chứng khoán sẽ tăng mạnh; và ngược lại, TTCK sẽ giảm sút. Các diễn biến đó đã làm cho TTCK được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế và là chỉ báo quan trọng cho các nhà đầu tư và cho các nhà điều hành chính sách có các điều chỉnh phù hợp. Đối với TTCK Việt Nam hiện nay, rõ ràng, khi giá chứng khoán giảm liên tục, đang phản ánh tình hình kinh tế có biểu hiện mất cân đối: ít nhất là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại nhiều... hoạt động ngân sách và khu vực DNNN yếu kém thất thoát nhiều.
TTCK tăng cường quản trị quản lý nền kinh tế vĩ mô
Theo lý thuyết, TTCK Việt Nam góp phần tăng cường tính minh bạch quản trị điều hành kinh tế (vĩ mô). Đánh giá về đóng góp này, như đã nêu, các chỉ số chứng khoán phản ánh rất nhanh tình hình kinh tế vĩ mô -phản ánh chất lượng, năng lực điều hành kinh tế vĩ mô và cũng phản ánh chất lượng quản lý điều hành, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Quá trình phát hành chứng khoán của Chính phủ (trái phiếu) và của doanh nghiệp (cổ phiếu và trái phiếu công ty) và trong quá trình niêm yết cũng phải thực hiện chế độ công bố thông tin hoạt động, tăng cường quản lý... Quá trình đó sẽ tạo điều kiện cho tăng cường quản trị. Tại Việt Nam trong thời kỳ chưa có TTCK, các công ty trong nước thường không thực hiện chế độ công bố thông tin đầy đủ và
35 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
định kỳ. Đến nay, mọi công ty đều phải công bố thông tin hàng quý hàng năm... và các thông tin bất thường. Qua đó, các nhà đầu tư giám sát công ty. Tạo kênh huy động vốn đa dạng cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp