Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 36)

II. Vai trò của thị trường chứngkhoán ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam

2. Tác động tiêu cực

Tăng trưởng quá nhanh so với năng lực quản lý, cơ sở hạ tầng

Có thể nhận thấy, TTCKViệt Nam tăng trưởng quá nhanh so với năng lực quản lý ở góc độ vĩ mô và vi mô cũng như so với cơ sở hạ tầng của thị trường. Dựa vào các chỉ số thị trường nêu trên như số công ty niêm yết, số công ty chứng khoán, mức vốn hóa thị trường... Kinh nghiệm các nền kinh tế khác cho thấy, mức vốn hóa thị trường trong 10 năm hợp lý hay phù hợp là khoảng 20% GDP. So với mức vốn hóa TTCK Việt Nam tăng rất mạnh, có khi lên tới gần 50% (năm 2007), chỉ sau vài năm sau khi thành lập. Trong khi đó, các khuôn khổ pháp lý cũng như các điều kiện khác là khó có thể theo kịp, hay mức độ sẵn sàng thấp. Cụ thể, vấn đề “không theo kịp” đó có thể được nhìn nhận trên một số góc độ dưới đây:

Khung khổ pháp lý chưa đảm bảo cho thị trường hoạt động thực sự công bằng, minh bạch cũng như đảm bảo quyền

lợi của các nhà đầu tư

Dễ nhận thấy, các quy định của pháp luật cho hoạt liên quan đến TTCK ở Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu hụt đáng kể so với tốc độ tăng quy mô. Những thiếu hụt có thể kể đến như các quy định về giao dịch ký quỹ, các quy định về bán khống, các quy định về công ty chứng khoán cấp tín dụng cho khách hàng; các quy định về công ty chứng khoán mở sàn vàng; các quy định về tín dụng đầu tư vào chứng khoán ở mức nào là phù hợp; quy định về bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ hay các quy định chống “phát hành cổ phiếu lậu”... Các chế tài xử phạt chưa đảm bảo nghiêm minh, răn đe đối với các trường hợp gian lận chứng khoán, chậm công bố thông tin. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiện tại các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam là điểm còn khá yếu và quan ngại.

36 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Có rất nhiều quan sát và nghiên cứu chỉ ra rằng TTCK Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tính chuyên nghiệp của các định chế chưa cao, nhà đầu tư nhỏ lẻ phản ứng theo tâm lý đám đông. Thực trạng diễn biến TTCK Việt Nam vừa qua cho thấy, nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ mất vốn, có nhiều lỗi giao dịch (trong thực tế, có nhiều khiếu kiện tranh chấp rất sơ đẳng...); các nhà đầu tư trên TTCK Việt Na m thường phản ứng theo tâm lý “bầy đàn” và điều đó làm cho thị trường biến động rất mạnh và rất dễ tổn thương.

Năng lực quản lý dòng bất cập làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, tăng khoảng cách

giàu nghèo và bất bình đẳng về thu nhập:

Trước tình trạng về sự lệch lạc của dòng vốn đầu tư vào khu vực phi sản xuất (nhất là đầu tư vào chứng khoán), Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc đảm bảo dòng vốn trong nền kinh tế luân chuyển hài hòa. Tuy nhiên, doanh nghiệp có khuynh hướng chạy khỏi ngành sản xuất chính để đầu tư ra ngoài ngành. Vấn đề quản lý vĩ mô về dòng tiền đã trở nên rất khó khăn từ khi có TTCK Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, nhiều công ty, doanh nghiệp (nhất là tổng công ty) đã bỏ ngành chủ đạo của mình để đầu cơ tài chính. Trên thực tế cho thấy, từ khi có TTCK, thị trường bất động sản cũng biến động phức tạp hơn và nhiều nguy cơ đổ vỡ hơn - do các công ty huy động vốn trên TTCK để đầu cơ vào bất động sản.

Nền kinh tế trở nên rủi ro hơn, dễ tổn thương hơn trước các cú sốc

Đối với Việt Nam, từ khi có TTCK Việt Nam, các khái niệm về đòn bẩy tài chính (hay tương tự như vậy) đã trở nên phổ biến hơn. Thời kỳ lãi suất ngân hàng bắt đầu tăng chóng mặt từ năm 2006 lại trùng với đúng giai đoạn phát triển bùng nổ (mà lịch sử chưa có tiền lệ). Theo số liệu của NHNN, cuối năm 2010, có tới trên 20% dư nợ của NHTM là cho vay bất động sản và chứng khoán (tác giả ước đoán, trước đó, tình trạng cho vay chứng khoán của các NHTM còn trầm trọng hơn nhiều). Việc tập trung cho vay phi sản xuất với tỷ lệ cao như vậy có thể đem đến lãi cao cho NHTM nhưng cũng chứa đựng rủi ro hơn đối với từng ngân hàng và hệ thống tài chính. Năm 2007, dòng vốn quốc tế vào rất mạnh, TTCK cũng tăng tốc rất mạnh, nhưng khi dòng vốn chảy ra, TTCK khó khăn hơn và sụt giảm. Năm 2011, nổi lên sự tham gia của dòng vốn nóng TTCK biến động khá đặc biệt với sự lên giá rất mạnh của chỉ một vài mã chứng khoán trong khi nhiềumã chứng khoán lại sụt giá. Các quan sát cũng đã rất lo ngại về tình

37 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

trạng những quy luật kinh tế và kỷ cương của thị trường bị “đảo lộn” như tình trạng giá chứng khoán tăng lên không hề liên quan đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và diễn biến kinh tế vĩ mô.

Bong bóng, gây nguy cơ đổ vỡ TTTC.

Tình trạng bong bóng giá chứng khoán được hiểu là giá chứng khoán tăng quá cao so với giá trị thực, giá trị bình thường của nó. Thực tế chỉ ra rằng tình trạng bong bóng chứng khoán, trước tiên nó làm cho sự phân bổ nguồn lực tài chính của TTCK bị lệch lạc do xã hội đổ quá nhiều tiền vào đây và thị trường không còn hoạt động theo chức năng vốn có của nó nữa mà hoạt động giống như một sòng bạc, xã hội sẽ bỏ qua nền sản xuất nơi tạo ra của cải thực sự cho xã hội mà chuyển phần lớn vốn sang đầu cơ chứng khoán (phi sản xuất).

Trên quan điểm cẩn trọng, có thể nhận thấy, TTCK Việt Nam đã có thời kỳ phát triển quá nhanh và có dấu hiệu bong bóng giá vào năm 2006 -2007. Khi đó, giá chứng khoán tăng chóng mặt, chỉ số chứng khoán đạt tới trên 1000 điểm. Đi kèm với sự bùng nổ TTCK, Việt Nam đã xuất hiện các dấu hiệu gian lận chứngkhoán như làm giá chứng khoán, thao túng thị trường... làm cho tình trạng bong bóng càng trầm trọng hơn. Như đã nêu, thực tế tại TTCK Việt Nam thời gian qua có khá nhiều chứng khoán lên giá, xuống giá mà không thể giải thích được bởi các lý thuyết kinh tế. Bản thân các cổ đông lớn, các công ty niêm yết cũng công bố thông tin theo cách rất dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu (như công bố thông tin vừa mua vừa bán cổ phiếu quỹ, hoặc thông báo mua/ bán cổ phiếu nhưng xong lại không thực hiện...). Tình trạng này càng làm cho thị trường trở nên bong bóng và chứa đựng nhiều yếu tố dễ tổn thương, đổ vỡ hệ thống, nếu không có sự tăng cường kiểm soát.

Đặc biệt, sự liên thông giữa các khối thị trường ở trong nước như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, cũng như sự liên thông giữa thị trường trong nước, nước ngoài làm cho thị trường chứng khoán có sự ảnh hưởng, điều này có thể gây rủi ro tiềm ẩn trong an toàn hệ thống tài chính

38 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

3. Ảnh hưởng TTCK năm 2012

Thị trường chứng khoán trong năm 2012 không thực sự phát huy tốt vai trò là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp do rủi ro tăng cao và triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết bị tác động xấu trước những biến động không tích cực của kinh tế trong nước cũng như thế giới.

Mặc dù trong năm 2012, thị trường có phần khởi sắc hơn so với năm 2011 là một năm tồi tệ, nhưng thị trường lúc này vẫn chưa thực sự hoàn thành tốt vai trò là kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu như huy động vốn qua phát hành cổ phiếu tăng mạnh đạt hơn 49.000 tỷ đồng trong năm 2010 thì con số này trong hai năm tiếp theo có chiều hướng sụt giảm dần chỉ còn đạt hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2012. Ngoài ra, qua kênh IPO, thị trường cũng chỉ thu hút được xấp xỉ 300 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 so với với con số hơn 3.000 tỷ đồngcủa năm 2011. Điều này một phần là do thị trường chứng khoán liên tục đi xuống, phản ánh tình hình ảm đạm của kinh tế trong nước và thế giới trong hai năm vừa qua. Bên cạnh đó, triển vọng kém tích cực và KQKD xấu đi của đa số các doanh nghiệp khiến đầu tư vào TTCK kém hiệu quả và cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng trở nên kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Cũng vì TTCK không thực sự phát huy tốt vai trò là kênh huy động vốn nên các doanh nghiệp chưa niêm yết không quá quan tâm tới chuyện lên sàn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp niêm yết (g) trên hai sàn có dấu hiệu sụt giảm rất mạnh trong năm 2011 (9,29%) và 2012 (2,59%), khác biệt hoàn toàn so với con số ấn tượng 35% trong giai đoạn từ 2008 đến 2010. Có thể thấy, trong năm qua dòng vốn chảy vào TTCK vẫn khá yếu.

Sau năm 2011 trượt giảm, thị trường chứng khoán cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực hơn trong năm 2012 cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế. Những nỗ lực trong việc kiềm chế và ổn định lạm phátcủa NHNN và Chính phủ đã kéo theo mặt bằng lãi suất liên tiếp được hạ xuống sau khi lạm phát giảm mạnh, giúp tháo gỡ khó khăn một phần cho các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế. Các chính sách đã đem lại sự ổn định cho kinh tế vĩ mô sau một năm 2011 nhiều biến động.

11 là số công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. 21 là số công ty chứng khoán hủy niêm yết. 4 là số vụ việc liên quan đến vi phạm thao túng giá được chuyển sang cơ quan công an.

39 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Điển hình

Vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8/2012 không những đã thổi bay hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán mà còn làm sụt giảm nghiêm trọng niềm tin đầu tư của các doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam.

Tầm quan trọng của vụ việc

Nguyên nhân "gây sốc" của vụ việc do mức độ nổi tiếng của ACB - trưởng nhóm nghiên cứu PCI cho biết, trong nhiều năm ACB luôn là con cưng của các nhà đầu tư nước ngoài:

Tại thời điểm xảy ra vụ bắt giữ, trên thị trường chứng khóa, đây là ngân hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam, với tài sản ước tính ở mức 256.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường là 22.600 tỷ đồng. Tính toán của Pincus et al. (2012), đây cũng là đơn vị cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam, cho thấy sự thành công của ngân hàng này có liên quan chặt chẽ với tài sản của các nhà đầu tư khác trên thị trường.

Và do vậy, ngay khi tin tức bung ra vào ngày 21/8, giới kinh doanh Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên. Thị trường chứng khoán lập tức sụt giảm mạnh trong những phiên sau đó. Chỉ số VN-Index lao đốc thảm hại, mất 4,7% xuống 416,84 điểm chỉ trong 1 ngày và 10% trong hai ngày tiếp theo, trái ngược với xu hướng tăng điểm thiết lập được trong tuần trước đó.

Báo cáo của TS Edmund có nói rằng, điều này "báo hiệu cho nhà đầu tư biết Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng trong ngành ngân hàng và cả nền kinh tế".

Làm "xói mòn" niềm tin nhà đầu tư ngoại

So sánh giai đoạn trước và sau mốc 20/8, cơ quan khảo sát thấy rằng, chỉ số niềm tin doanh nghiệp FDI giảm 22% trong thời gian 30 ngày sau sự kiện này. Ngày 20/8 không chỉ đơn giảm đánh dấu sự sụt giảm của thị trường chứng khoán mà thực sự tác động đến cảm nhận của từng doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

40 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán

Với biến số M2, M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thị trường cũng gia tăng.

Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để mở rộng kinh doanh nên khả năng tăng thu nhập cũng tăng lên. Nhà đầu tư có thêm nguồn vốn để kinh doanh đầu tư nên cầu về chứng khoán sẽ tăng. Mặt khác khi M2 tăng hàm ý lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm và theo nguyên tắc bình thông nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn lượng tiền nhàn rỗi sẽ dịch chuyển từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán để hưởng mức sinh lời cao hơn. Với biến CPI, trong thời kỳ lạm phát cao kỳ vọng về nền kinh tế xấu đi. Lạm phát còn làm giảm lượng tiền thực lưu thông trong nền kinh tế khiến cầu về hàng hóa giảm đi, góp phần giảm cầu chứng khoán và chỉ số giá giảm.

Bên cạnh đó, lạm phát cao dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp giảm, chi phí của việc phát hành chứng khoán cũng như chi phí của việc giữ tiền và chi phí đầu tư tăng lên ngay khi có lạm phát, còn giá các sản phẩm của doanh nghiệp lại thay đổi chậm hơn. Tất cả điều này làm giảm dòng tiền

Uy tín truyền thông dẫn dắt biến động chứng khoán

Các bài viết trên truyền thông phân tích về sức mạnh của công ty niêm yết có ảnh hưởng lớn tới niềm tin của công chúng. Niềm tin của một nhà đầu tư cá nhân thường không phải là ngẫu nhiên và có tương quan với các nhà đầu tư cá nhân khác do họ lắng nghe nhau cũng như cùng xem các báo và chương trình truyền hình tương tự. Do đó, một tin tức về một thay đổi nhỏ trong thu nhập của một công ty hoặc một chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản có thể dẫn tới sự thay đổi về giá lớn hơn so với mức thay đổi lý thuyết. Ngoài ra, niềm tin còn có xu hướng tồn tại cho đến khi các nhà đầu tư có đầy đủ lý do để thay đổi niềm tin của họ.

Kết quả kiểm định cho thấy có quan hệ nhân quả giữa chỉ số niềm tin của thị trường và biến động của giá cổ phiếu (thể hiện qua chỉ số VNIndex). Khi hiệu số giữa lượng tin tiêu cực và tin tích cực về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng lên, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường thông qua giảm giá các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

Như vậy, biến động về niềm tin trên truyền thông (thể hiện bằng số lượng tin tiêu cực, hoặc hiệu số tin tiêu cực và tin tích cực) đi trước biến động về khối lượng giao dịch cổ phiếu và giá cổ phiếu, do vậy đây là một chỉ số dẫn báo tốt cho các nhà đầu tư khi dự báo về giá cổ phiếu trong tương lai.

41 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

IV. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Nguyên nhân

Trước hết, phải nói rằng thị trường chứng khoán là một thị trường mới nên công chúng đầu tư chưa thực sự hiểu biết về hoạt động chứng khoán, cũng như chưa thấy được lợi ích của việc tham gia thị trường. Trong khi đó sự thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức (bảo hiểm, quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) trên thị trường đã ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường bởi tác động tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. vì vậy thường xuyên xảy ra đầu tư mua bán ồ ạt theo kiểu “tâm lý bầy đàn”.. Hàng hoá trên thị trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Thêm vào đó, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước chưa gắn kết được với việc phát chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán; các chính sách khuyến khích, ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường chưa được chú ý đúng mức có ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán. Mặt khác, việc quản lý và điều hành thị trường còn bất cập, hạn chế do sự thiếu chủ động và thiếu kinh nghiệm thực tiễn của cơ quan quản lý và giám sát thị

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 36)