Kết luận về thị trường này

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 29)

Mỗi công cụ tài chính đều có ưu nhược điểm riêng, chúng góp phần cho dòng vốn trên thị trường luân chuyển dễ dàng từ người thừa vốn tới người cần vốn, từ đó giảm thời gian của chu kì sản xuất, giảm chi phí huy động vốn, giúp nền kinh tế phát triển nhanh. Sử dụng các công cụ này thay cho tiền mặt trong thanh toán là một cách tiết kiệm tiền mặt, giảm ứ đọng tiền mặt, tác động tích cực tới lạm phát. Các công cụ tài chính là công cụ chủ yếu của chính phủ trong nghiệp vụ thị trường mở cũng như thu hút ốn bù đắp thâm hụt ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô.

Bởi những vai trò to lớn của nó, để phát triển kinh tế bền vững nhất thiết phải tạo ra thị trường các công cụ tà chính minh bạch, tăng các công cụ tài chính cả về lượng và tính thanh khoản.

29 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

-Hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định hướng dẫn, hành lang pháp lí hoàn thiện thị trường, cũng như cho từng loại công cụ, có các biện pháp khuyến khích sử dụng các công cụ tài chính.

-Với trái phiếu chính phủ, tín phiếu: công bố ra thị trường kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm theo kỳ hạn và phương thức phát hành ngay từ đầu năm. Tiếp tục công bố lịch biểu phát hành chi tiết và thực hiện đầy đủ. Nghiên cứu và đưa ra đường cong lợi suất của các loại trái phiếu trên thị trường.

-Hoàn thiện hành lang pháp lí cho thương phiếu: đưa ra các văn bản hướng dẫn nghị định, giải thích luật, hướng dẫn chi tiết cho cácdoanh nghiệp. Ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các loại giấy tờ có giá thay cho tiền mặt trong thanh toán qua thuế.

-Lập ra tổ chức đánh giá tín nhiệm,tạo lập lòng tin vào các công cụ tài chính.

 Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm của các công ty, sự phát triển của các loại chứng khoán để định hướng thị trường, đồng thời để lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ các nhà đầu tư.Tổ chức này phải đảm bảo tính cộng đồng và khách quan bằng cách thành lập qua công ty cổ phần có giứoi hạn tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.

-Trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, mở rộng ra là toàn xã hội về các công cụ tài chính.

 Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí thị trường, và nguồn nhân lực đang và sẽ tham gia thị trường.

 Mở các hội thảo, khuyến khích các nghiên cứu trong lĩnh vực các công cụ tài chính.

30 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

B. KHÁI NIỆM, HOẠT ĐỘNG, CÔNG CỤ, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I. Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khoán

1. Khái niệm

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn

vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát

triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.

Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếuvà một số công cụ tài chính khác thời

hạn trên 1 năm.

2. Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán:

Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường,

giữa họ không có trung gian tài chính;

Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cungcầu;

Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua

đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán

31 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TỚI KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM

1. Tác động tích cực của thị trường chứng khoán

TTCK Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000, qua hơn 11 năm hoạt động, TTCK đã từng bước trở thành kênh dẫn

vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đồng thời

góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể, TTCK đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, Chính phủ đã huy động được 625 nghìn tỷ đồng trái phiếu; doanh nghiệp đã huy động được 203

nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư góp phần làm tăng quy mô

32 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Quy môtính thanh khoản của TTCK ngày một cải thiện, góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các

nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 642 công ty, 05 loại chứng chỉ quỹ đầu tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010.

Ngoài ra, TTCK đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản

giao dịch, trong đó có hơn 5.000 nhà đầu tư có tổ chức (chiếm khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD.

33 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba- buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm.

Năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm

Năm 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.

Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh(nhiều mã CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các c ơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT

Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại. Ngoài ra, lạm phát giảm bớt trong năm này cũng tạo thêm lòng tin về ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền giảm so với

34 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trịgiao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38%...

Trong những tháng đầu năm 2011, TTCK có xu hướng sụt giảm.

Cho đến hết tháng 4, chỉ số VNIndex giảm 4,58 điểm, tương đương 0,9% nhưng riêng tháng 5 có sự sụt giảm mạnh, giảm 58,71 điểm tương đương 12,2% do lo ngại về vấn đề giải chấp nhằm đáp ứng yêu cầu về giảm dư nợ tín d ụng phi sản xuất của Ngân hàng Nhà nước xuống 22% vào cuối tháng

TTCK đang trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế Việt Nam

Khi nền kinh tế phát triển tốt, công chúng đầu tư tin tưởng vào các doanh nghiệp khu vực sản xuất, tin vào môi trường kinh doanh tốt... thì các dòng vốn sẽ chảy vào nền kinh tế đó, do đó, giá chứng khoán sẽ cao, chỉ số chứng khoán sẽ tăng mạnh; và ngược lại, TTCK sẽ giảm sút. Các diễn biến đó đã làm cho TTCK được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế và là chỉ báo quan trọng cho các nhà đầu tư và cho các nhà điều hành chính sách có các điều chỉnh phù hợp. Đối với TTCK Việt Nam hiện nay, rõ ràng, khi giá chứng khoán giảm liên tục, đang phản ánh tình hình kinh tế có biểu hiện mất cân đối: ít nhất là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại nhiều... hoạt động ngân sách và khu vực DNNN yếu kém thất thoát nhiều.

TTCK tăng cường quản trị quản lý nền kinh tế vĩ mô

Theo lý thuyết, TTCK Việt Nam góp phần tăng cường tính minh bạch quản trị điều hành kinh tế (vĩ mô). Đánh giá về đóng góp này, như đã nêu, các chỉ số chứng khoán phản ánh rất nhanh tình hình kinh tế vĩ mô -phản ánh chất lượng, năng lực điều hành kinh tế vĩ mô và cũng phản ánh chất lượng quản lý điều hành, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Quá trình phát hành chứng khoán của Chính phủ (trái phiếu) và của doanh nghiệp (cổ phiếu và trái phiếu công ty) và trong quá trình niêm yết cũng phải thực hiện chế độ công bố thông tin hoạt động, tăng cường quản lý... Quá trình đó sẽ tạo điều kiện cho tăng cường quản trị. Tại Việt Nam trong thời kỳ chưa có TTCK, các công ty trong nước thường không thực hiện chế độ công bố thông tin đầy đủ và

35 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

định kỳ. Đến nay, mọi công ty đều phải công bố thông tin hàng quý hàng năm... và các thông tin bất thường. Qua đó, các nhà đầu tư giám sát công ty. Tạo kênh huy động vốn đa dạng cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp

2. Tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán

Tăng trưởng quá nhanh so với năng lực quản lý, cơ sở hạ tầng

Có thể nhận thấy, TTCKViệt Nam tăng trưởng quá nhanh so với năng lực quản lý ở góc độ vĩ mô và vi mô cũng như so với cơ sở hạ tầng của thị trường. Dựa vào các chỉ số thị trường nêu trên như số công ty niêm yết, số công ty chứng khoán, mức vốn hóa thị trường... Kinh nghiệm các nền kinh tế khác cho thấy, mức vốn hóa thị trường trong 10 năm hợp lý hay phù hợp là khoảng 20% GDP. So với mức vốn hóa TTCK Việt Nam tăng rất mạnh, có khi lên tới gần 50% (năm 2007), chỉ sau vài năm sau khi thành lập. Trong khi đó, các khuôn khổ pháp lý cũng như các điều kiện khác là khó có thể theo kịp, hay mức độ sẵn sàng thấp. Cụ thể, vấn đề “không theo kịp” đó có thể được nhìn nhận trên một số góc độ dưới đây:

Khung khổ pháp lý chưa đảm bảo cho thị trường hoạt động thực sự công bằng, minh bạch cũng như đảm bảo quyền

lợi của các nhà đầu tư

Dễ nhận thấy, các quy định của pháp luật cho hoạt liên quan đến TTCK ở Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu hụt đáng kể so với tốc độ tăng quy mô. Những thiếu hụt có thể kể đến như các quy định về giao dịch ký quỹ, các quy định về bán khống, các quy định về công ty chứng khoán cấp tín dụng cho khách hàng; các quy định về công ty chứng khoán mở sàn vàng; các quy định về tín dụng đầu tư vào chứng khoán ở mức nào là phù hợp; quy định về bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ hay các quy định chống “phát hành cổ phiếu lậu”... Các chế tài xử phạt chưa đảm bảo nghiêm minh, răn đe đối với các trường hợp gian lận chứng khoán, chậm công bố thông tin. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiện tại các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam là điểm còn khá yếu và quan ngại.

36 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Có rất nhiều quan sát và nghiên cứu chỉ ra rằng TTCK Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tính chuyên nghiệp của các định chế chưa cao, nhà đầu tư nhỏ lẻ phản ứng theo tâm lý đám đông. Thực trạng diễn biến TTCK Việt Nam vừa qua cho thấy, nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ mất vốn, có nhiều lỗi giao dịch (trong thực tế, có nhiều khiếu kiện tranh chấp rất sơ đẳng...); các nhà đầu tư trên TTCK Việt Na m thường phản ứng theo tâm lý “bầy đàn” và điều đó làm cho thị trường biến động rất mạnh và rất dễ tổn thương.

Năng lực quản lý dòng bất cập làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, tăng khoảng cách

giàu nghèo và bất bình đẳng về thu nhập:

Trước tình trạng về sự lệch lạc của dòng vốn đầu tư vào khu vực phi sản xuất (nhất là đầu tư vào chứng khoán), Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc đảm bảo dòng vốn trong nền kinh tế luân chuyển hài hòa. Tuy nhiên, doanh nghiệp có khuynh hướng chạy khỏi ngành sản xuất chính để đầu tư ra ngoài ngành. Vấn đề quản lý vĩ mô về dòng tiền đã trở nên rất khó khăn từ khi có TTCK Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, nhiều công ty, doanh nghiệp (nhất là tổng công ty) đã bỏ ngành chủ đạo của mình để đầu cơ tài chính. Trên thực tế cho thấy, từ khi có TTCK, thị trường bất động sản cũng biến động phức tạp hơn và nhiều nguy cơ đổ vỡ hơn - do các công ty huy động vốn trên TTCK để đầu cơ vào bất động sản.

Nền kinh tế trở nên rủi ro hơn, dễ tổn thương hơn trước các cú sốc

Đối với Việt Nam, từ khi có TTCK Việt Nam, các khái niệm về đòn bẩy tài chính (hay tương tự như vậy) đã trở nên phổ biến hơn. Thời kỳ lãi suất ngân hàng bắt đầu tăng chóng mặt từ năm 2006 lại trùng với đúng giai đoạn phát triển bùng nổ (mà lịch sử chưa có tiền lệ). Theo số liệu của NHNN, cuối năm 2010, có tới trên 20% dư nợ của NHTM là cho vay bất động sản và chứng khoán (tác giả ước đoán, trước đó, tình trạng cho vay chứng khoán của các NHTM còn trầm trọng hơn nhiều). Việc tập trung cho vay phi sản xuất với tỷ lệ cao như vậy có thể đem đến lãi cao cho NHTM nhưng cũng chứa đựng rủi ro hơn đối với từng ngân

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)