Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 52)

I. Tổng quan về thị trường ngoại hối

3. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối

a. Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại giữ vai trò trung tâm trên thị trường ngoại hối bởi vì hầu hết các giao dịch ngoại hối có quy mô lớn đều được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại tại các trung tâm tài chính khác nhau. Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh cho chính mình hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng khi đóng vai trò môi giới. Mức độ tham gia vào thị trường ngoại hối của các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô, uy tín, mạng lưới các chi nhánh ở nước ngoài, tình trạng mạng lưới thông tin liên lạc tại nơi các ngân hàng đặt trụ sở….

b. Các công ty, các cá nhân

Các công ty thuộc các loại hình khác nhau thực hiên các giao dịch ngoại hối phục vụ cho sản xuất kinh doanh của chính mình. Các công ty trong nước hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hoặc có nhu cầu bán ngoại tệ thu được do xuất khẩu để đổi lấy nội tệ.

Các cá nhân bao gổm những công nhân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối khi đầu tư, cho vay, đi công tác hay đi du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức từ đầu tư hay chuyển tiền.

Thông thường các công ty, các cá nhân không giao dịch ngoại hối trực tiếp với nhau mà sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại.

52 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

c. Các nhà môi giới ngoại hối

Các nhà môi giới là chủ thế trung gian trong các giao dịch ngoại hối giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Do có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và có nhiều mối quan hệ nên họ cung cấp cho các ngân hàng những thông tin tức thời với giá tốt nhất của thị trường ngoại hối một cách thường xuyên, đồng thời giúp các ngân hàng có được khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần thiết. Khi giao dịch ngoại hối được tiến hành qua nhà môi giới thì các bên tham gia phải trả cho các nhà môi giới một khoản phí. Khi đóng vai trò là người môi giới, các nhà môi giới không mua bán các ngoại hối cho chính mình.

d. Các ngân hàng trung ương

Ở hầu hết các nước, ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức kiểm soát điều hành và ổn định sự hoạt động của thị trường ngoại hối nhằm ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái. Thông thường khối lượng các giao dịch của ngân hàng trung ương không lớn, nhưng ảnh hưởng của các giao dịch này tới thị trường ngoại hối có thể rất lớn vì nó cho các thành viên khác biết động thái về điều hành chính sách vĩ mô trong tương lai. Chính sách này có thể ảnh hướng tới tỷ giá hối đoái.

e. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Một số các tổ chức phi ngân hàng góp mặt trong thị trường ngoại hối như: quỹ tương hỗ, quỹ bảo hiểm hối đoái…

4. Các đặc điểm của thị trường ngoại hối

 Giao dịch ngoại hối diễn ra trên toàn cầu và là thị trường không ngủ (do chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới) => thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ diễn ra liên tục suốt ngày đêm

 Yết giá trên thị trường ngoại hối mang tính quốc tế hóa

 Trung tâm thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng

53 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

5. Các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối

a. Cung cấp ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các giao dịch thương mại quốc tế, là nơi thể hiên sức mua đối

ngoại của tiền tệ quốc gia.

Chức năng có tính chất nguyên tắc của thị trường ngoại hối là chuyển đổi vốn hoặc sức mua từ một quốc gia này sang quốc gia khác. Với chức năng này, thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực quốc tế, thương mại quốc tế, du lịch…

b. Luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế

c. Là nơi kinh doanh và cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Thị trường ngoại hối còn có chức năng cung cấp các công cụ cho các nhà kinh doanh nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ. Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu để có thế thu được lợi nhuận nếu như dự đoán trước được sự biến động của tỷ giá trong tương lai. Chức năng này phát sinh do trên thị trường ngoại hối tồn tại các nghiệp vụ kinh doanh như nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn.

d. Là nơi để NHTW can thiệp, điều chỉnh tỉ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế

Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thế thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục đích của Chính phủ. Chẳng hạn khi chính phủ muốn khuyến khích xuất khảu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thiểu sự thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào. Ngược lại khi ngoại tệ lên giá quá cao so với nội tệ đến mức có thể gây áp lực tạo ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng bán ngoại tệ ra để nâng cao giá nội tệ lên.

54 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

II. Tỷ giá hối đoái

1. Khái niệm

Trên thị trường ngoại hối “tiền tệ” được mua bán thông qua tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức

mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác.

Hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay quan hệ so sánh giá cả giữa 2 đồng tiền của 2 nước khác nhau.

Tỷ giá các ngoại tệ của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày 16/03/2013

Mã NT Tên ngoại tệ

Mua tiền

mặt Mua chuyển khoản Bán

CAD CANADIAN DOLLAR 20168.4 20351.56 20636.64

EUR EURO 26984.9 27066.1 27445.23

GBP BRITISH POUND 31198.83 31418.76 31795.21

JPY JAPANESE YEN 214.38 216.55 219.58

KRW SOUTH KOREAN WON 17.12 20.96

SGD SINGAPORE DOLLAR 16509.41 16625.79 16926.25

THB THAI BAHT 693.84 693.84 723.54

USD US DOLLAR 20920 20920 20960

55 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 16/3/2012 là : 1 USD = 20960VND Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

a. Tỷ lệ lạm phát hay sức mua

Nói cách khác ở đây muốn nói đến mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và sức mua của mỗi đồng tiền trong mỗi cặp tiền tệ. Để thấy rõ mối liên quan này ta sử dụng lý thuyết sức mua của Ricardo- Cassel. Lý thuyết này giả thuyết rằng tỷ giá hối đoái ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng trong sức mua giữa hai đồng tiêng tương ứng và nó được gọi là lý thuyết 3P (Purchashing Power Parity).

Lý thuyết này giả thuyết trong một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí vận chuyển, thuế hải quan giả định bằng 0. Do đó nếu các hàng hóa đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào có giá th ật sự thấp. Theo giả thiết đó, một kiện hàng A ở Mỹ có giá là 100USD và ở Pháp l à 80EUR , có nghĩa là theo ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền này là: USD /EUR = 0.8000. Nếu ở Mỹ mức lạm phát là 5%/năm và ở Pháp là 10%/năm thì giá kiện hàng A ở Mỹ sẽ t ăng lên là 105USD, ở Pháp tăng lên là 88EUR . Do đó ngang giá sức mua đối nội sẽ là 105USD = 88EUR , hay USD/EUR = (88/105) = 0.8381

Như vậy: -Tỷ giá trước lạm phát là USD/EUR = 0.8000 - Tỷ giá sau lạm phát là USD/EUR = 0.8381

Mức chênh lệch tỷ giá là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, hai mức này có thể coi là tương tự như nhau. Qua đó cho thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc mức chênh lệch của lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá.

Từ ví dụ trên, ta có thể đi đến công thức sau:

56 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Tỷ giá cuối kỳ A/B = tỷ giá đầu kỳ A/B x {(1+lạm phát B)/(1+lạm phát A)}

Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước đó có sức mua thấp hơn, nước

nào có mức độ lạm phát cao hơn mức độ lạm phát trung bình của thế giới hoặc của khu vực thì đồng tiền nước đó mất giá liên tục.

Ngoại hối có giá cả vì nó cũng là một loại hàng hóa và là một loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh h ưởng của nhiều nhân tố như giá cả của các loại hàng hóa thông thường như mức độ lạm phát, và giảm phát, cung và cầu hàng hóa trên thị trường, sự lũng đoạn về giá cả v.v.

Nếu không tính đến các nhân tố khác mà chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai.

Ví dụ: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2004 là 15,500. Mức độ lạm phát của Mỹ là 5% và của Việt Nam là 8% năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2005 sẽ là:

USD/VND = 15,500 x (1.08/1.05) = 15,943

b. Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái.

57 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi n ước và trong từng giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví dụ như cán cân giao dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế, từ đó tác động lên cung ngoại hối và tỷ giá hối đoái.

c. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Nói chung, nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước là tương đương nhau, nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

Chẳng hạn, khi Việt Nam nâng cao lãi suất tiền gửi hơn các nước trong khu vực thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để mua các tín phiếu ngắn hạn, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ và đồng thời cũng làm giảm nhu cầu ngoại tệ xuống. Tỷ giá hối đoái do đó cũng giảm xuống. Tuy nhiên điều này có thực sự xảy ra hay không còn phụ thuộc vào điều kiện và môi trường kinh doanh của Việt Nam có đảm bảo an to àn cho các nhà đầu tư hay không, bởi vì các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ đầu tư mà còn rất quan tâm đến yếu tố an toàn vốn đầu tư.

d. Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện, tình hình chính trị, kinh tế của các nước và thế giới có liên quan. Chẳng hạn, mức thu nhập thực tế (mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có ảnh hưởng tới t ỷ giá hối đoái. Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu hướng giảm. Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế, do đó những sự kiện kinh tế, chính trị tr ên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhạy

58 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ

bén đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra v ào tháng 9/2001 hay chiến tranh Iraq tháng 3/2003 vừa qua đã làm khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá USD đã giảm đáng kể.

e. Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương

Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai trò can thiệp của Nhà nước giữ vị trí quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị trường thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương chứ không phải bằng các công cụ hành chính, tức là Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường với tư cách là người tham gia trên thị trường (người mua hoặc người bán) trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc cầu ngoại hối, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước.

f. Những yếu tố chính trị và điều kiện kinh tế

Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ như cuộc khủng tài chính năm 1997 ở Châu Á đã làm đồng tiền của một số nước Châu Á mất giá khá nhiều. Các chính sách thuế, mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái.

3. Sự tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái tới kinh tế vĩ mô

a. Cán cân xuất nhập khẩu, sản lượng và việc làm

Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi TGHĐ tăng (xét tỷ giá USD/VNĐ,đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường tài chính tài chính tiền tệ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)