Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ) (Trang 95)

“Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tiêu trí quan trọng hàng đầu đó là các biện pháp phải có khả năng vận dụng phù hợp vào thực tiễn GDHN và đảm bảo khả năng thực hiện có hiệu quả cao. Tính khả thi của các biện pháp thể hiện:

- Phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của giáo dục hƣớng nghiệp

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trƣờng. - Phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, đảm bảo tính vừa sức với HS. - Phải có tính khái quát, linh hoạt để có thể dễ dàng vận dụng trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

- Phải tính đến những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của nền KTTT đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12.

3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho HS lớp 12 trƣờng THPT trong điều kiện KTTT hiện nay

3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể cụ thể

* Mục đích của biện pháp:

Cung cấp cho HS những kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề. Hình thành cho HS những kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề mà các em có dự định lựa chọn, giúp HS có đƣợc cách nhìn nhận đúng về sự tƣơng hợp năng lực, hứng thú nghề nghiệp của bản thân với nhu cầu của thị trƣờng lao động xã hội, từ đó có thể lựa chọn đƣợc một nghề thích hợp nhất.

* Các bước tiến hành biện pháp:

Bước 1: Giáo viên lần lƣợt trình bày cho HS những vấn đề cơ bản về một lĩnh

vực nghề nghiệp. Các vấn đề trình bày phải đƣợc giáo viên chuẩn bị chi tiết, kĩ càng thông qua một bản hoạ đồ nghề nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

95

- Tên nghề và những chuyên môn của nghề. Tóm tắt lịch sử nảy sinh và quá trình phát triển của nghề, xu hƣớng phát triển của nghề trong tƣơng lai, ý nghĩa của nghề trong nền kinh tế quốc dân và ở địa phƣơng, nhu cầu về đội ngũ cán bộ, lao động.

- Những công việc chủ yếu thƣờng gặp trong nghề.

- Những thao tác, phƣơng thức hành động vận động mà nhà chuyên môn phải thực hiện khi làm việc trong nghề. Mối tƣơng quan và tính chất của các chức năng lao động trí óc và lao động chân tay.

- Những tri thức chung và tri thức chuyên ngành cần thiết cho việc thực hiện công việc trong nghề.

- Những kĩ năng, kĩ xảo chung và kĩ xảo riêng cần cho việc thực hiện các công việc trong nghề.

- ý nghĩa của các quá trình tâm - sinh lý học trong nghề, ví dụ nhƣ trí nhớ, chú ý, tƣ duy, ngôn ngữ, tri giác, ý chí, sự mệt mỏi, những đặc điểm cá nhân, sức khoẻ, sự dẻo dai...

- Những yếu tố độc hại, yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong nghề

- Chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, bồi dƣỡng... khả năng nâng cao tay nghề, sự tiến bộ nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và nâng cao trình độ học vấn.

- Những chống chỉ định tâm lý, giải phẫu sinh lý, vệ sinh và y học đối với nghề. - Thông tin về các cơ sở đào tạo nghề đó, trong đó cần nêu rõ:

+ Tên trƣờng, địa chỉ, điện thoại liên hệ

+ Số lƣợng tuyển sinh hàng năm, các môn phải thi tuyển hay điều kiện xét tuyển, thời gian đào tạo.

+ Các nghề đƣợc đào tạo trong trƣờng, các khoa thuộc trƣờng

- Có thể hiểu biết thêm về nghề đó đang có ở nơi nào trong khu vực và trên đất nƣớc

- Cần phải đọc thêm những gì, ở đâu để có thể hiểu biết rõ hơn về nghề nghiệp này. - Giới thiệu những địa chỉ có nhu cầu sử dụng nhân lực của nghề.

Bước 2: Giáo viên tiếp thu và trả lời những câu hỏi, những ý kiến thắc mắc

96

Bước 3: giáo viên tổng kết và khắc sâu những vấn đề cơ bản của nội dung bài

học cho HS, giới thiệu những nghề tiếp theo (sẽ đƣợc trình bày) và yêu cầu HS tìm hiểu trƣớc về nghề đó. Giáo viên có thể soạn một phiếu điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức và hứng thú của HS với nghề vừa đƣợc trình bày.

3.2.2. Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp * Mục đích của biện pháp: * Mục đích của biện pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp cho mỗi HS có những suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp, cách thức tìm hiểu sâu về một nghề để có đƣợc những phát biểu cụ thể của mình trên diễn đàn.

- Tạo điều kiện để mỗi HS đƣợc trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình đối với một nghề nào đó hoặc là về việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

- Qua trao đổi công khai và thoải mái, giáo viên có khả năng hiểu biết hơn về tâm sự, nguyện vọng của HS, từ đó mà có biện pháp uốn nắn những suy nghĩ, quan điểm lệch lạc hay cách chọn nghề không phù hợp của các em.

- Qua trao đổi, tƣơng tác lẫn nhau, HS có thể tự điều chỉnh thái độ và hà nh động chọn nghề của mình sao cho phù hợp với năng lực, sở trƣờng và nhu cầu của xã hội. Đồng thời góp phần tạo ra sự đoàn kết, nhất trí và không khí tập thể trong hoạt động của lớp học.

* Các bước tiến hành biện pháp:

Bước 1: Chủ tọa diễn đàn nêu vấn đề, nói rõ ý nghĩa và yêu cầu của việc tổ

chức buổi diễn đàn đó, khích lệ tâm thế của mỗi HS vào việc nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến cho diễn đàn.

Bước 2: Ngƣời điều khiển chƣơng trình mời những ngƣời có ý kiến phát biểu ý

kiến và mời những ngƣời có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc đối với mỗi ý kiến phát biểu. Những vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm có thể điều khiển để tạo thành một cuộc tranh luận và phát biểu ý kiến sôi nổi nhằm đƣa ra ý kiến thống nhất.

Bước 3: Mỗi giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp phát

97

điểm chỉ đạo nhằm hƣớng dẫn cho HS có quan điểm đúng về nghề nghiệp và trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

3.2.3. Tổ chức cho HS tham quan tại các cơ sở sản xuất * Mục đích của biện pháp: * Mục đích của biện pháp:

Giúp cho HS thấy đƣợc một cách trực quan những điều kiện, đặc điểm, môi trƣờng hoạt động sản xuất trong một nghề cụ thể. Cung cấp cho HS một hoạ đồ nghề nghiệp thực tế nhất, sống động nhất để từ đó giúp các em nhận biết đƣợc những yêu cầu của nghề đối với ngƣời lao động. Hình thành ở HS thái độ tích cực đối với ngƣời lao động và sản phẩm lao động, hình thành xu hƣớng nghề nghiệp tích cực hoặc điều chỉnh những xu hƣớng nghề nghiệp chƣa phù hợp đã hình thành trƣớc đó.

* Các bước tiến hành biện pháp:

Bước 1: Tổ chức lớp đi đến địa điểm tham quan, trƣớc đó phải xác định cho

HS mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi tham quan trong đó có những yêu cầu cần phải thực hiện do cơ sở sản xuất qui định

Bước 2: HS nghe cán bộ đại diện cơ sở sản xuất giới thiệu chung về tình hình

lao động sản xuất của cơ sở. Nội dung của giới thiệu này do giáo viên liên hệ và yêu cầu cơ sở sản xuất chuẩn bị trƣớc, bao gồm một số vấn đề sau:

- Tên cơ sở sản xuất, địa điểm, tên giám đốc hoặc ngƣời điều hành cơ sở, số điện thoại liên hệ.

- Sơ lƣợc về tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất.

- Các loại nhân lực trong cơ sở (quản lý, trực tiếp sản xuất, dịch vụ, hành chính...).

- Các công cụ và đối tƣợng sản xuất của cơ sở.

- Các loại sản phẩm của cơ sở sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, các khu vực lao động giản đơn và lao động bằng máy móc, việc ứng dụng các công nghệ vào sản xuất.

- Điều kiện lao động (Vệ sinh lao động, an toàn lao động) - Lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp, chế độ bảo hiểm, đãi ngộ...

98

- Những chống chỉ định về tâm lý, sinh lý, giải phẫu sinh lí và y học...

- Nơi đào tạo nguồn cung cấp nhân lực cho cơ sở, trình độ học vấn cần có và các điều kiện cần thiết khác để làm việc tại cơ sở, triển vọng phát triển của những ngƣời làm việc tại cơ sở (cả về vật chất và vị thế xã hội).

Tiếp theo, HS đƣợc dẫn đi tham quan sản xuất: HS đƣợc chia thành các nhóm để tới các bộ phận sản xuất, xem xét và ghi nhận những thông tin thu thập đƣợc.

Bước 3: Kết thúc buổi tham quan: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS tập hợp lại tại một địa điểm, hoàn chỉnh các thông tin đã thu thập đƣợc trong buổi tham quan.

- Giáo viên và cán bộ hƣớng dẫn tham quan nêu nhận xét ƣu, nhƣợc điểm của buổi tham quan, dặn dò HS, bổ sung kiến thức.

- Giáo viên và HS cảm ơn cơ sở sản xuất và trở về trƣờng học.

Bước 4: Giáo viên có thể kiểm tra nhận thức và thái độ của HS đối với nghề

vừa đi tham quan thông qua yêu cầu HS viết bài thu hoạch hoặc xây dựng phiếu điều tra phù hợp.

3.2.4. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tương lai của con em họ lai của con em họ

* Mục đích của biện pháp:

Cha mẹ HS có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của con em họ. Trên cơ sở của chủ đề hội nghị và những vấn đề mà giáo viên nêu ra, HS đã trả lời trong phiếu điều tra (do giáo viên biên soạn, hƣớng dẫn HS trả lời và đã xử lý kết quả), giáo viên cung cấp cho cha mẹ HS những số liệu cụ thể về những suy nghĩ, tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu, hứng thú của các em theo kết quả điều tra, hƣớng cha mẹ HS tập trung vào vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai của con cái họ. Cụ thể là giáo viên cùng các bậc cha mẹ trò chuyện trao đổi, suy nghĩ từ đó mỗi cha mẹ có thể định hình đƣợc một quan điểm định hƣớng nghề nghiệp phù hợp cho con cái mình.

99

* Các bước tiến hành biện pháp:

Trƣớc khi tổ chức hội nghị, giáo viên cần chuẩn bị chủ đề để nói chuyện, biên soạn phiếu điều tra HS về những vấn đề liên quan trực tiếp đến chủ đề sau đó xử lý sơ bộ kết quả điều tra. Giáo viên gửi giấy mời cho cha mẹ HS trong đó nói rõ thời gian, địa điểm, mục đích, ý nghĩa của hội nghị, những công việc mà cha mẹ HS phải làm (nếu có) trƣớc khi diễn ra hội nghị

Nội dung của hội nghị có thể đƣợc diễn ra theo trình tự sau:

Bước 1: Giáo viên khai mạc hội nghị:

+ Đặt và trả lời câu hỏi: tại sao HS cần phải lựa chọn nghề nghiệp? Tại sao nhà trƣờng và gia đình cần phải hƣớng nghiệp cho HS?

+ Những tác dụng tích cực của việc HS chọn nghề phù hợp và những hậu quả của việc chọn nghề không phù hợp.

+ Vai trò của việc định hƣớng nghề nghiệp cho HS của nhà trƣờng và gia đình - khẳng định vai trò rất quan trọng của cha mẹ trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho con em họ.

+ Nói rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, chƣơng trình làm việc, cách thức làm việc của hội nghị.

Bước 2:

+ Giáo viên đƣa ra kết quả của việc điều tra, khảo sát trên HS, phân tích lần lƣợt và kĩ càng tất cả các câu hỏi và các số liệu thu đƣợc.

+ Trích dẫn một số câu trả lời câu hỏi mở của HS thu đƣợc từ phiếu điều tra. + Kết luận thực trạng về quan điểm, xu hƣớng chọn nghề của HS, một lần nữa khẳng định vai trò của cha mẹ trong việc giúp con lựa chọn nghề nghiệp

Bước 3: Giáo viên tổ chức để cha mẹ HS thảo luận và phát biểu ý kiến

+ Cha mẹ HS thảo luận, trao đổi ý kiến với nhau và giáo viên về thực trạng mà giáo viên vừa trình bày.

+ Cha mẹ HS phát biểu những ý kiến, quan điểm của riêng mình về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của con, về sự định hƣớng của gia đình hoặc sẽ điều chỉnh nhƣ thế nào nếu HS và cha mẹ đã chọn nghề nhƣng thấy chƣa phù hợp.

100

+ Giáo viên tìm hiểu và trả lời những thắc mắc, những vấn đề cần trao đổi của cha mẹ HS.

Bước 4: Giáo viên kết luận và tổng kết hội nghị

+ Kết luận về thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS, những quan điểm, ý kiến thống nhất của cha mẹ HS, những vấn đề hoặc ý kiến đặt ra chƣa đƣợc giải quyết thoả đáng.

+ Nhận xét đánh giá chung về diễn biến và kết quả của hội nghị

+ Cung cấp cho cha mẹ HS những tài liệu có thể tham khảo trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho con em họ.

3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS * Mục đích của biện pháp: * Mục đích của biện pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ sơ hƣớng nghiệp là một bản tƣ liệu ghi lại một cách đầy đủ trong một thời gian dài những sự hình thành, biến đổi và phát triển của những nét, những phẩm chất nhân cách, những năng lực có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của HS.

Hồ sơ hƣớng nghiệp là cơ sở tin cậy để giáo viên, nhà trƣờng tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS. Thông qua những tƣ liệu đƣợc ghi lại và đƣợc tổng hợp lại của cả một quá trình khá dài những hoạt động sống, lao động, học tập của HS, mà có thể tƣ vấn, định hƣớng để mỗi HS sẽ đi vào nghề này mà không nên là nghề khác, đƣợc phép đi vào lĩnh vực nghề nghiệp này mà không thể đi vào lĩnh vực nghề nghiệp kia...

* Các bước tiến hành biện pháp:

Bước 1: Tiến hành lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho HS

- Có thể nói việc lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho HS càng sớm bao nhiêu thì những tƣ liệu thu đƣợc để làm căn cứ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho các em càng chuẩn xác và có độ tin cậy càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên hồ sơ hƣớng nghiệp của HS THPT nên đƣợc lập từ khi các em bắt đầu vào lớp 10 trƣờng THPT. Và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 phải ghi lại đầy đủ, chính xác những mục, những yêu cầu có trong hồ sơ.

101

- Hồ sơ hƣớng nghiệp của HS hoàn toàn không đơn giản nhƣ một quyển học bạ của HS mà nó ghi lại một cách sống động nhất những bƣớc đƣờng phát triển của HS, những bƣớc đi ngày một gần nghề nghiệp tƣơng lai. Trong thực tế hiện nay chƣa có một mẫu cụ thể nào về hồ sơ hƣớng nghiệp. Tuy vậy trong mỗi hồ sơ hƣớng nghiệp, mỗi năm giáo viên phải ghi lại đầy đủ những vấn đề sau:

+ Thành tích cụ thể về các môn học, về các hoạt động trong và ngoài nhà trƣờng, những hoạt động có thành tích nổi bật của HS.

+ Những biến đổi trong hứng thú nghề nghiệp của HS

+ Kết quả tham gia các hoạt động phong trào, các hoạt động xã hội, lao động sản xuất và học nghề.

+ Sự phát triển của thể chất, thể lực, trạng thái sức khoẻ, những diễn biến và biểu hiện của bệnh tật.

+ Những kết quả trắc nghiệm về số phẩm chất, đặc điểm nhân cách của HS, ví dụ nhƣ: về trí nhớ, ý chí, chú ý, xu hƣớng, năng lực, tƣ duy, tính cách, xúc cảm...

+ Bản đối chiếu sự phù hợp nghề: Đối chiếu giữa những phẩm chất năng lực

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ) (Trang 95)