Khái niệm về KTTT và cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ) (Trang 30)

Theo đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ ý (chủ biên), kinh tế thị trƣờng là: “Giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá đƣợc quyết định bởi thị trƣờng, là sự hoạt động và mở rộng khách quan của quan hệ hàng - tiền và những qui luật giá trị là đặc trƣng nhất”. [58]

Trong giáo trình kinh tế - chính trị Mác - Lênin có định nghĩa: “KTTT là mô hình kinh tế mà ở đó các mối quan hệ kinh tế đều đƣợc thực hiện trên thị trƣờng thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến KTTT. KTTT là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở phát triển của lực lƣợng sản xuất”.[3, tr.254]

30

Theo từ điển điện tử bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: “KTTT là nền kinh tế lấy khu vực kinh tế tƣ nhân làm chủ đạo. Những quyết định kinh tế đƣợc thực hiện một cách phi tập trung bởi các cá nhân ngƣời tiêu dùng và công ty. Việc định giá hàng hoá và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế đƣợc cơ bản tiến hành theo qui luật cung - cầu. Trái với KTTT là kinh tế kế hoạch hoá tập trung”[48].

Khi nói đến các qui luật của sản xuất hàng hoá của KTTT thì trƣớc hết phải nói đến cơ chế thị trƣờng. Theo các nhà kinh tế học thì cơ chế thị trƣờng là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trƣờng, động lực và qui luật chi phối sự vận động của thị trƣờng. Nói đến cơ chế thị trƣờng là nói đến một cơ chế tự vận động của thị trƣờng theo qui luật nội tại vốn có của nó mà nhà kinh tế học Anh thế kỷ XVIII A. Smith đã hình dung nó nhƣ là “bàn tay vô hình”, trong đó có một loạt các qui luật kinh tế cùng đồng thời vận động và quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là các qui luật:

Qui luật giá trị, qui luật cung - cầu, qui luật lưu thông tiền tệ, qui luật lợi nhuận, qui luật cạnh tranh. Sự vận động của các qui luật kinh tế này có tác động và ảnh

hƣởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.[3], [49]

1.3. Sự tác động của nền KTTT đối với đời sống, xã hội nƣớc ta:

1.3.1. KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, là một thành tựu của nền văn minh nhân loại. KTTT xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội là một tất yếu khách quan. Khi nói đến KTTT không có nghĩa là đồng nhất với chủ nghĩa tƣ bản bởi vì nó là sản xuất chung của toàn nhân loại trong quá trình sản xuất hàng hoá và phát triển xã hội. Cho đến nay hầu hết các nền kinh tế của các nƣớc trên thế giới đều đã và đang phát triển theo KTTT (Tuy mỗi nƣớc có một mô hình KTTT riêng phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội...) trong đó có Việt Nam. Nền KTTT ở nƣớc ta đƣợc đánh dấu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986). Thực sự chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT.

Chỉ sau hơn 20 năm đổi mới, hơn 20 năm thực hiện nền KTTT, một thời gian khá khiêm tốn so với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng khác trên thế giới, bộ mặt đất nƣớc ta có sự thay đổi nhanh chóng theo từng ngày, nhanh hơn bất cứ một giai đoạn nào trong lịch sử. Từ một nƣớc bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, cơ sở hạ

31

tầng và nền kinh tế quá lạc hậu, đời sống nhân dân cực kì khó khăn, nƣớc ta đƣợc xếp vào một trong 20 nƣớc nghèo nhất thế giới. Đến nay, nhờ phát triển KTTT và chủ trƣơng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, nƣớc ta đã có một vị thế cao trên trƣờng quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và thế giới nhƣ ASEAN, WTO, Liên hợp quốc và mới đây nƣớc ta trở thành uỷ viên không thƣờng trực của hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đang là nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều, đứng thứ tƣ về xuất khẩu cao su, thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu, là một trong những nƣớc đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản và hàng may mặc và đang đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có tốc độ phát triển viễn thông và Internet nhanh nhất thế giới. Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ đƣợc xây dựng mới, nâng cấp và vƣơn tới mọi miền đất nƣớc với chất lƣợng tốt, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, các khu vực công nghiệp mọc lên ngày một nhiều trên khắp mọi miền đất nƣớc.

KTTT đã tạo ra sự năng động trong tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tƣ nhân, khắp nơi từ vùng núi, nông thôn tới thành thị không khí buôn bán, trao đổi hàng hoá diễn ra sôi động. KTTT đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội có thể bộc lộ hết khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của mình trong cuộc đua tranh nhằm giành đƣợc những lợi ích cao nhất cho mình, xác lập những vị thế xã hội và kinh tế tƣơng thích với đòi hỏi của KTTT. Đây chính là động lực quan trọng của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay.

1.3.2. Bên cạnh những cái đƣợc, những mặt tích cực, những đóng góp to lớn của KTTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, KTTT cũng đã tạo ra những tác động tiêu cực (đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên nền KTTT hoàn chỉnh nhƣ ở nƣớc ta hiện nay và thƣờng diễn ra ở các nƣớc đang phát triển), những ảnh hƣởng gây cản trở sự phát triển theo chiều hƣớng tích cực của nhiều mặt đời sống xã hội đang trở nên trầm trọng mà nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới đang phải đối mặt.

Trƣớc hết phải kể đến sự tác động của KTTT đến các giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị này là kết quả của sự kế thừa, phát triển có chọn lọc của dân

32

tộc trong suốt 4000 năm lịch sử. Các giá trị này thể hiện trong lối sống, quan hệ gia đình dòng tộc, quan hệ làng xã, trong tình làng nghĩa xóm, các quan hệ giao tiếp trong xã hội, lời ăn tiếng nói... Từ khi nền KTTT bắt đầu phát triển, đất nƣớc ta mở cửa giao lƣu văn hoá, giao thƣơng kinh tế hoà nhập với thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục... thì đã thấy rõ nhƣng cũng từ đó trong xã hội xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận lớp trẻ hiện nay có xu hƣớng sống thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền, sa đà vào các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, mua bán dâm, cờ bạc, tiêu sài phung phí... quay lƣng lại với văn hoá đạo đức truyền thống. Đã không ít trƣờng hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng. Đồng tiền đang trở thành giá trị, thành thƣớc đo trong nhiều mối quan hệ xã hội, đồng tiền là điều kiện để giải quyết công việc và các vấn đề khác của cuộc sống, chính vì điều này đã góp phần và tạo điều kiện cho nạn tham nhũng tràn lan nhƣ hiện nay.

Tiếp theo, có thể kể đến sự tác động mạnh mẽ của KTTT đến đạo đức và nếp sống gia đình - những tế bào của xã hội. Gia đình truyền thống Việt Nam xƣa vốn là một gia đình hài hoà, trong cùng một mái nhà có cả ông bà, cha mẹ, con cái, ba thế hệ này cùng chung sống và bổ sung cho nhau những thiếu hụt của mỗi lớp tuổi đời. Nay thì có nguy cơ tan vỡ, xu hƣớng thích ra ở riêng, sống độc lập ngay khi xây dựng gia đình đã trở nên phổ biến. Mặt tốt cần đƣợc khẳng định của xu hƣớng này là ý chí tự lập của mỗi ngƣời đƣợc đề cao, song ảnh hƣởng xấu của nó cũng không nhỏ, mỗi thành viên trong gia đình nhỏ ấy luôn cố tìm cho mình một không gian riêng. Với cách sống đó, quyền tự do cá nhân đƣợc tôn trọng nhƣng mối quan hệ huyết thống dần bị phai nhạt. Bố mẹ, anh em, bà con họ hàng ít gặp nhau và cả năm cũng hầu nhƣ chỉ hỏi thăm xã giao nhau qua thƣ từ điện thoại. Với cha mẹ già phần đông nam nữ thanh niên đều cho rằng chỉ cần đóng góp tiền để phụng dƣỡng là kể nhƣ đã làm tròn bổn phận đạo làm con. Chữ hiếu đã đƣợc không ít ngƣời hiểu một cách lạnh lùng nhƣ chính đồng tiền của họ.

33

KTTT cũng đã tạo ra lối sống hƣởng thụ trong nhiều gia đình cùng với nó là tâm lý tiêu dùng, với lối sống và tâm lý ấy, các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át, các chuẩn mực đạo đức và phẩm cách con ngƣời, nhiều phong tục, nếp sống gia đình truyền thống và đạo lý cổ truyền bị mai một, xâm hại. Việc tiêu dùng phung phí đƣợc coi là sự thành đạt của gia đình. Việc giáo dục con cái bị xao nhãng khi cha mẹ mải lo kiếm tiền, coi nhu cầu của con cái kể cả nhu cầu tinh thần đều đƣợc giải quyết bằng tiền đã khiến nhiều đứa trẻ sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc phát triển phiến diện về nhân cách. Tình trạng li hôn đặc biệt là ở các gia đình trẻ đang ngày một tăng cao do cách sống ích kỷ, vô trách nhiệm và buông thả của các thành viên. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hiện nay trẻ em và trẻ vị thành niên có lối sống ích kỷ chỉ biết bản thân mình, nguyên nhân là do sự chiều chuộng quá mức của cha mẹ, đáp ứng mọi đòi hỏi của chúng kể cả tiền bạc. Có đến 17,8% số thanh niên đƣợc điều tra đồng ý với việc có tiền là có tất cả. Quan niệm sai lệch này đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc giáo dục những giá trị chân chính trong gia đình, là nguyên nhân dẫn đến việc vợ chồng xung khắc, anh em bất hoà, con cái bỏ rơi cha mẹ già...[64]

Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội đang trở nên trầm trọng, nó tăng tỉ lệ thuận với sự thành công của nền KTTT. Trong bƣớc chuyển đổi, khởi đầu đi vào nền KTTT, điều kiện của các chủ thể sản xuất luôn biến đổi, có những cơ may để phát triển hay tình huống sa sút, thất bại... Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, vẫn còn một bộ phận dân cƣ không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản, nhu cầu tối thiểu của con ngƣời, phải sống trong cảnh đói nghèo, đặc biệt là ở các vùng núi, vùng dân tộc, vùng thuần nông nghiệp. Họ không chỉ nghèo khổ về lƣơng thực, thực phẩm mà còn nghèo khổ trong việc hƣởng thụ các dịch vụ y tế, giáo dục văn hoá xã hội. Đồng thời là một bộ phận dân cƣ đặc biệt là ở thành thị và các trung tâm dịch vụ, thƣơng mại giàu lên nhanh chóng và ngày một giàu có hơn tạo ra khoảng cách lớn về giàu - nghèo trong xã hội. Sự gia tăng và phân hoá giàu, nghèo đã làm tăng những bất bình đẳng và nhiều tệ nạn trong xã hội. [49],[50]

34

Bên cạnh đó, nền KTTT còn ảnh hƣởng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác nhƣ nạn lạm phát, nạn đầu cơ tích trữ các nhu, yếu phẩm của xã hội nhƣ xăng dầu, lƣơng thực gây ra sự biến động giá cả, bức xúc, lo lắng trong xã hội, các tệ nạn xã hội nhƣ ma tuý, mại dâm, cờ bạc đã len lỏi tới tận các xóm làng yên bình nhất thậm chí là cả trƣờng học, các loại sách báo và văn hoá phẩm đồi truỵ tràn lan trên thị trƣờng không thể kiểm soát, nạn hàng giả, bằng cấp giả, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, nạn nạo phá thai tăng cao ở tuổi vị thành niên, nạn ô nhiễm môi trƣờng... Tất cả những điều đó, theo chúng tôi đều xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản đó là sự tiếp nhận, vận dụng, lợi dụng các tác động từ các qui luật của nền KTTT một cách tiêu cực trên cơ sở là nhận thức sai lầm. Việc giải quyết những vấn đề trên là một quá trình lâu dài và là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó có giáo dục.

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

1.4. 1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT

Lứa tuổi HS THPT đƣợc xác định là những học sinh đang học trong trƣờng THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (ở đây chỉ đề cập đến đối tƣợng thanh niên HS trong trƣờng THPT). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho các em bƣớc vào cuộc sống XH với tƣ cách nhƣ một con ngƣời trƣởng thành.

1.4.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập:

Kinh nghiệm sống của HS THPT đã trở nên phong phú, các em đã ý thức đƣợc rằng mình đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức đối với học tập ngày càng phát triển và trở nên có lựa chọn hơn đối với mỗi môn học. ở các em, đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hƣớng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã xác định đƣợc cho mình một hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thƣờng liên quan với việc lựa chọn một nghề nhất định của HS.

35

Thái độ học tập của thanh niên HS đƣợc thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với lứa tuổi trƣớc. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, có liên quan đến ngành nghề định chọn), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa XH của môn học, rồi mới đến các động cơ cụ thể khác.

Những thái độ học tập ở không ít HS có nhƣợc điểm là: một mặt các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã hoặc định chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc học chỉ đạt điểm trung bình, dẫn đến hiện tƣợng học lệch, học tủ, học chỉ vì mục đích thi cử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên HS trong hoạt động học tập cũng nhƣ việc lựa chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai.

1.4.1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ:

ở thanh niên HS THPT, tính chủ định đƣợc phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tƣợng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt.

Do cấu trúc và chức năng của não bộ phát triển cùng với sự phát triển của các quá trình nhận thức và hoạt động học tập mà hoạt động tƣ duy của các em có sự thay đổi quan trọng, các em đã có khả năng tƣ duy lôgic, tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo, tƣ duy có sự chặt chẽ có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các tƣ duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ) (Trang 30)