Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ) (Trang 41 - 46)

1.4.2.1. Yếu tố gia đình:

Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh trong đó có cả vấn đề định hƣớng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Trong gia đình, cha mẹ là ngƣời luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể biết đƣợc hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những ngƣời đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các em. Vì vậy các em có sự ảnh hƣởng và tin tuởng rất lớn từ cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Hơn nữa trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ra trƣờng (học nghề của học sinh) còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hƣởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sẽ có tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối với những trƣờng

41

hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề trong xã hội... nên hƣớng cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp. Mặt tiêu cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phu huynh lại áp đặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu nhƣ không tính đến hứng thú, năng lực sở trƣờng của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn nghề sai lầm của học sinh, hình thành ở các em tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ. Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tƣợng không thành đạt trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các em sau này.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng thực hiện công tác

giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi đông bắc Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã chỉ ra rằng: Đa số học sinh đến nói rằng hình thức giúp đỡ của cha mẹ và những ngƣời thân trong gia đình đối với việc lựa chọn nghề của các em là định hƣớng phân tích, khuyên các em nên chọn nghề theo nghề của cha mẹ, hoặc nghề sau khi học xong dễ xin đƣợc việc, có thu nhập cao. Ngoài ra cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình còn giúp đỡ các em bằng cách tìm kiếm cho các em những tài liệu, sách báo có liên quan đến nghề. Kết quả khảo sát cho thấy có 67,9% số HS lựa chọn nghề nghiệp cho mình do ảnh hƣởng của cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình.[25]

1.4.2.2. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường:

Về mặt lí luận, giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phải đóng vai trò chủ đạo trong việc định hƣớng và lựa chọn nghề nghiệp của HS. Hƣớng nghiệp cho HS trong trƣờng phổ thông đƣợc thể hiện nhƣ là một hệ thống tác động sƣ phạm nhằm giúp cho các em lựa chọn đƣợc nghề nghiệp một cách hợp lý.

Trong nhà trƣờng, giáo dục hƣớng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Thông qua hoạt động này, mỗi HS phải lĩnh hội đƣợc những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm đƣợc hệ thống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kĩ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra

42

cho ngƣời lao động... Nhƣ vậy, thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp, nhà trƣờng sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trƣờng, đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi HS cũng nhƣ nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề. Từ đó giúp điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nƣớc trong quá trình CNH - HĐH. Từ đó có thể khẳng định, GDHN và tƣ vấn hƣớng nghiệp học đƣờng là không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trƣờng phổ thông. Là một trong các mặt giáo dục phát triển toàn diện cho HS, hơn nữa nó còn mang ý nghĩa kinh tế - XH rất lớn.

Tuy nhiên trong thực tế, theo các chuyên gia thì giáo dục hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp học đƣờng ở nƣớc ta hầu nhƣ đang bị bỏ ngỏ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ngay chính bộ GD và ĐT cũng đang khuyết hẳn một bộ phận về tƣ vấn giáo dục hƣớng nghiệp, ở trƣờng phổ thông thì giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp hầu hết là do giáo viên dạy các môn văn hoá kiêm nhiệm. Tính ra nếu mỗi trƣờng phổ thông cần 1 giáo viên chuyên làm công tác hƣớng nghiệp thì cả nƣớc thiếu tới 10.000 ngƣời. Hoạt động dạy nghề, hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông còn chƣa hợp lý cả về thời lƣợng và chất lƣợng hiện tại đang chỉ đạt 4% tổng chƣơng trình GD trong khi ở các quốc gia khác chiếm 7-8% chƣơng trình.[63]. Bộ GD và ĐT cũng đã quy định về nội dung, chƣơng trình dạy nghề hƣớng nghiệp cũng nhƣ số tiết cụ thể nhƣng việc tiến hành chỉ mang tính hình thức thậm chí không có trong chƣơng trình đào tạo ở một số trƣờng, HS không đƣợc tƣ vấn nghề theo những gì mà các em cần để có cơ sở lựa chọn nghề cho mình mà chỉ ngồi trong lớp mong sớm hết giờ học, giờ sinh hoạt hƣớng nghiệp vốn đã quá ít ỏi.

Từ những thực tế nêu trên, việc lựa chọn nghề nghiệp của HS do có sự hƣớng nghiệp của nhà trƣờng là không đáng kể. Bởi vì hoạt động GDHN trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay chƣa đủ sức thuyết phục hoặc chƣa thể làm thoả mãn nhu cầu về tƣ vấn nghề, lựa chọn nghề của HS. Tức là GDHN trong nhà trƣờng chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò và nhiệm vụ của mình.

43

1.4.2.3. Yếu tố bạn bè:

Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi HS THPT. Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu và đƣợc các em rất coi trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này các em có thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những điều thầm kín, riêng tƣ những dự định về nghề nghiệp, về tƣơng lai. Trong mối quan hệ này các em có thể tự khẳng định đƣợc khả năng, vị trí của mình, đƣợc giúp đỡ bạn bè. So với tình bạn của lứa tuổi HS THCS thì tình bạn của HS THPT có nhiều sự khác biệt, các em chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc vì vậy, mối quan hệ này thƣờng khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời các em.

Chính vì vậy bạn bè cùng lớp, cùng trƣờng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT. Trên cơ sở thực tế có nhiều HS chọn nghề do lời khuyên của bạn bè, thấy các bạn chọn thì mình cũng chọn theo hoặc các em chơi thân với nhau rồi rủ nhau chọn cùng một nghề, thi chung một trƣờng... Hầu hết tất cả các cách chọn nghề do ảnh hƣởng từ bạn bè đều không mang lại hiệu quả, bởi vì đó chỉ là sự lựa chọn bị chi phối bởi cảm tính và không có sự đối chiếu so sánh giữa sở thích, điều kiện và năng lực của bản thân với các yêu cầu của nghề, hoặc do sự hào nhoáng bề ngoài của nghề, do “bệnh” thần tƣợng, chạy theo số đông. Theo số lƣợng điều tra có tới 52,33% số HS lựa chọn nghề nghiệp do ảnh hƣởng từ bạn bè. [25]

1.4.2.4. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức XH:

Trong thời đại bùng nổ của thông tin và các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ hiện nay đã tác động không nhỏ tới việc lựa chọn nghề nghiệp của HS. Với sự hỗ trợ của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ - mạng Internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời sống XH. Tuy nhiên, dù đa dạng đến mức nào thì đây cũng là những dạng thông tin một chiều, ít có cơ hội để các em trao đổi và nhận đƣợc sự tƣ vấn cần thiết đặc biệt là trong vấn đề tƣ vấn hƣớng nghiệp. Tuy nhiên cũng cần đƣợc phải khẳng định rằng trong điều kiện giáo dục hƣớng nghiệp trong các nhà

44

trƣờng và gia đình đang có nhiều bất cập nhƣ hiện nay thì các phƣơng tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho HS các thông tin về nghề nghiệp trong XH, các yêu cầu của nghề... giúp cho HS tự định hƣớng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Theo số liệu điều tra đƣợc, có tới 55,19% số HS lựa chọn nghề nghiệp do ảnh hƣởng từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng [25], điều này đã nói lên sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của thông tin đại chúng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS.

Bên cạnh đó các tổ chức khác nhƣ: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các trung tâm tƣ vấn... có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS ở địa phƣơng, đặc biệt là ở các địa phƣơng có nghề truyền thống. Các tổ chức xã hội này đóng vai trò là tƣ vấn, cung cấp cho các em thông tin về nghề, các yêu cầu của nghề, hỗ trợ học nghề và việc làm...Theo số liệu điều tra đƣợc thì có 13,46% số HS lựa chọn nghề nghiệp do có sự tác động của các tổ chức xã hội. [25] Tuy nhiên, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng gần đây (truyền hình, báo chí...) cũng đã có các chƣơng trình về hƣớng nghiệp và tƣ vấn mùa thi tuy nhiên nội dung vẫn chủ yếu xoay quanh việc giải đáp các thắc mắc của HS khi đi thi, làm bài thi... Hàng năm bộ GD và ĐT xuất bản cuốn sách hƣớng dẫn tuyển sinh khá chi tiết nhƣng nội dung cũng chỉ đề cập đến việc giới thiệu trƣờng, mã trƣờng, môn thi, chỉ tiêu tuyển sinh, địa điểm trƣờng... mà thiếu hẳn phần giới thiệu sâu về các trƣờng, các ngành học, các đặc điểm, yêu cầu của ngành đó đối với ngƣời học, và nhiều thông tin cần thiết khác nhƣ hƣớng dẫn các em nên học trƣờng nào, ngành nghề gì là phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi HS, thiếu các trắc nghiệm (test) khách quan giúp HS bƣớc đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề mà các em đang lựa chọn.

1.4.2.5. Sự tác động của nền KTTT đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT:

Nhƣ đã nói, KTTT là một phạm trù xã hội, một hiện tƣợng xã hội do vậy nó có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hiện tƣợng xã hội khác trong đó có vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai của thanh niên, học sinh. Do sự tác động của sự phát triển kinh tế xã hội, học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12

45

hiện nay đã có sự năng động, chủ động và thực dụng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình, nguyện vọng cá nhân thƣờng đƣợc các em đề cao do sự tự tin vào quyết định của bản thân. Hơn nữa, gia đình luôn mong muốn con cái đỗ đạt cao, dễ thành đạt, thu nhập cao, có địa vị cao trong xã hội cho nên có những định hƣớng mang tính chủ quan của cha mẹ. Những điều này vô tình đã tạo ra sự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của học sinh và sự mất cân bằng của cơ cấu nguồn lực lao động trong XH. Những ngành nghề đang đƣợc xã hội quan tâm, dễ xin việc làm hoặc có thu nhập cao đang thu hút sự chú ý của học sinh, một số ngành trƣớc đây từng có tỷ lệ học sinh lựa chọn cao nhƣ sƣ phạm, nông, lâm nghiệp, y, dƣợc… thì hiện nay tỉ lệ đó giảm rất nhiều, thay vào đó là những ngành nhƣ kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, ngoại thƣơng, thƣơng mại, ngân hàng… Tuy nhiên, cũng xuất phát từ xu hƣớng thực dụng, HS chủ động hơn trong chọn nghề, đồng thời thu nhập và vị thế của ngƣời lao động trong các lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay ngày càng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và nâng cao. Vì vậy, những năm gần đây tỉ lệ thí sinh thi vào các trƣờng THCN và dạy nghề bắt đầu tăng lên, xu hƣớng lựa chọn con đƣờng xuất khẩu lao động cũng đang đƣợc nhiều HS chú ý. Đây cũng chính là tác động có tính điều tiết các nguồn lực lao động trong nền KTTT hiện nay. Vấn đề học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong nền KTTT không hề đơn giản và đang cần đƣợc nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống.

Một phần của tài liệu Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh phú thọ) (Trang 41 - 46)