Tố Hữu- gương mặt sáng giá của thơ ca cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua,thơ Tố Hữu là một nguồn mạch quan trọng tạo nên khuôn mặt đẹp của thơ ca Việt nam hiện đại. Bằng giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, thơ Tố Hữu có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn đọc yêu thơ và các nhà phê bình văn học. Không chỉ có Xuân Diệu mà nhiều nhà nghiên cứu phê bình khác như Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên… cũng bị hấp dẫn bởi thơ Tố Hữu. Mỗi nhà phê bình có một cách tiếp cận riêng, bởi vậy mỗi người đều có những khám phá,phát hiện riêng. Xuân Diệu đã dành khá nhiều thời gian để
nghiên cứu về thơ Tố Hữu, bắt đầu viết về tác giả này từ năm 1959 cho đến những năm tháng cuối đời, Xuân Diệu đã có sáu tiểu luận công phu về thơ của ông: Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu(1955), Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ (1959), Dao có mài mới sắc (1960), Tập thơ Bác Hồ (1960), Tố Hữu với chúng tôi (1975), Huế với thơ Tố Hữu
(1984). Cũng như các nhà nghiên cứu khác Xuân Diệu khẳng định, vị trí vai trò đặc biệt của Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam, bên cạnh đó, ông còn có nhiều phát hiện thú vị, đặc biệt những vấn đề có ý nghĩa học thuật qua thơ Tố Hữu cũng được Xuân Diệu mạnh dạn phát biểu và trao đổi. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi vào những điểm cốt lõi cơ bản nhất.
Khi nghiên cứu tập thơ Việt Bắc Xuân Diệu đã phát hiện ra một
dấu hiệu riêng làm nên khuôn mặt các bài thơ, nó làm cho thơ Tố Hữu không trộn lẫn được với thơ người khác [5, 559], “nó là hương vị của thơ Tố Hữu, nó toát lên thơm tho, dịu ngọt”, đó là lòng thương mến, Tố Hữu là nhà thơ của tình thương mến. Không đơn thuần chỉ là tình cảm, mà “đó là đạo đức cách mạng; nó làm nên cái sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu” [5, 562]. Theo Xuân Diệu tình thương mến đặc biệt trong thơ Tố Hữu “là một sự cảm hoà với người với cảnh; một lòng yêu thân yêu, yên ấm với xung quanh”, tình cảm ấy khiến cho Tố Hữu trở thành “người bạn chí thân của người của cảnh, người bạn chân thành một lòng một dạ, cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ, an ủi xác đáng những niềm đau” [ 5, 560]. “Tố Hữu đã nâng tình thương mến đến mức một sự đam mê; đó là tình nhân loại mà thấm vào đến mỗi tia máu; đó là tình thân mến của người cộng sản” [5,736]. Tình thương mến ấy Tố Hữu dành cho các em thiếu niên nhi đồng, để rồi có hình ảnh một chú bé Lượm sống mãi trong thơ, dành cho anh vệ quốc quân trong những ngày đầu kháng chiến: Anh vệ quốc quân ơi, Sao mà yêu anh thế. Đặc biệt viết về các bà mẹ Tố Hữu đã có những câu thơ giản
dị mà xúc động “thấu tận nhân tình”, đó là hình ảnh Bà mẹ Việt Bắc ngồi kể chuyện nhà chuyện cửa” bên bếp lửa, “Bà Bủ nằm ổ chuối khô” với nỗi “lo bời bời” cho đứa con đi bộ đội, bà Bầm suốt đời thắt lưng buộc bụng hy sinh tận tuỵ “trong kháng chiến có biết bao nhiêu con xa mẹ, bao nhiêu mẹ xa con mà không yêu mến, cảm ơn nhà thi sỹ đã viết những câu thấu tận nhân tình như:
Bầm ơi có rét không Bầm,
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu…
Đó là những câu thơ chảy nước mắt, cái nước mắt không bi thảm, mà là nước mắt sung sướng của tâm hồn, khi được nghệ thuật động tới chỗ cao sâu. cả bài thơ vào nằm trong lòng người và ở luôn đó như một suối ngọt, một nguồn an ủi” [5, 558].Tình thương mến ấy không chỉ tìm thấy trong những bài thơ viết về quần chúng, con người kháng chiến, mà “tình thương mến kia, Tố Hữu hoà vào trong phong cảnh, câu thơ khi nói đến đất nước cũng hoá ra êm đẹp, mượt mà” [ 5, 561].Đó là một buổi chiều gió thổi rất mịn, rất trong, giữa chiến khu Việt Bắc một Sáng tháng năm:
Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn
Đó là cảnh đẹp Tây Bắc, Tố Hữu đã cảm mến vô cùng:
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng.
Theo Xuân Diệu “cái tình thương mến rộng lớn đó có liên quan đến dáng điệu, nhạc điệu của thơ anh”[5, 736], “đó là một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ, nhiều khi thành một thứ “thi tại ngôn ngoại” của Tố Hữu. Chính tình cảm ấy đã tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, “những câu thơ người ta có thể uống như nước ngọt, có thể hít thở như khí trời lành…Một sự ngọt ngào như là mỗi người có thể tự làm ra những câu thơ Tố Hữu mà họ đọc ấy” [5,736- 737]. Cái nhạc điệu riêng rất hay, rất quyến rũ của thơ Tố Hữu có được không chỉ là do ông đã khai thác sâu sắc tính nhạc của ngôn ngữ Việt Nam, mà Xuân Diệu còn đánh giá đó là “kết quả của một sự nhập tâm sâu sắc; anh thu hút và chế biến những tư tưởng, ý tưởng cách mạng thành ra thức ăn của tâm hồn”, [5,737], tình thương mến là nét đặc biệt của tâm hồn Tố Hữu. Có lẽ bởi chính cái nhạc điệu ấy mà Xuân Diệu đã rất đúng khi nhận xét “thơ Tố Hữu gần với lời ru điệu hát” [5, 737]
Trong số sáu tiểu luận viết về thơ Tố Hữu, thì có hai tiểu luận Xuân Diệu dành để viết về tập thơ Từ ấy- tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Nghiên cứu Từ ấy Xuân Diệu đã có phát hiện độc đáo về mối quan hệ giữa Từ ấy với phong trào Thơ mới, ông mạnh dạn đưa ra ý kiến: “Trên nét lớn thơ Tố Hữu trước cách mạng tức là sự thoát thai từ phong trào Thơ mới (từ năm 1932 trở đi) kết hợp với tinh thần, với tư tưởng cách mạng vô sản do Đảng của giai cấp công nhân đưa đến”[24,131]. Chứng minh cho nhận định của mình, Xuân Diệu bắt đầu bằng việc đưa ra quy luật về sự ảnh hưởng: các nhà văn nghệ thường chịu ảnh hưởng của cái trào lưu văn nghệ đang thịnh hành mạnh mẽ trong lúc mình sáng tác, thơ Từ ấy của Tố Hữu “là công trình
sáng tạo của Tố Hữu. Tuy nhiên nó không thể từ đâu đâu mà đến, mà nó phải lấy những vật liệu của phong trào thơ đương thời…mà đem nhào nặn đi, cái quyết định vẫn là luồng tư tưởng cách mạng của giai
cấp vô sản và cái tâm hồn đặc biệt của thi sỹ” [5, 558]. So sánh thơ
Từ ấy với nhiều bài thơ ca cách mạng trước khi có Đảng lãnh đạo và thơ ca của phong trào cộng sản khi có Đảng lãnh đạo, Xuân Diệu đã phát hiện thấy “cái tính cách mới mẻ của thơ cách mạng của Tố Hữu(loạt thơ trước 8- 1945)” [ 5, 591], đó chính là chất lãng mạn mới. Nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới ấy đã định nghĩa “cái
phong cách của Thơ mới kia, tức là cảm xúc đầy rẫy, đồng thời với
việc cá thể hoá” [5,591], hai yếu tố cảm xúc tràn đầy và cá thể hoá Xuân Diệu cũng đã tìm thấy trong thơ Từ ấy. Ông cho rằng “Thơ Tố
Hữu lãng mạn, vì nó tràn đầy cảm xúc, tràn đầy tình cảm; nó có một điệu cảm xúc say mê” “Lãng mạn trong việc cá thể hoá các cảm nghĩ, không nói chung chung như thơ của rất nhiều chiến sỹ khác, mà nói xuyên qua trường hợp cá thể của mình, của “tôi”. Cái “tôi” đây bao hàm hàng trăm nghìn chiến sỹ cộng sản chứ không cá nhân cô đơn; nhưng đồng thời nó là cái “tôi” cảm xúc rất sâu, rất sắc”[5, 593]. Cách lập luận của Xuân Diệu khá chặt chẽ, một mặt ông chỉ rõ mối liên hệ của Thơ mới với thơ Từ ấy, mặt khác ông đã phân tích để
người đọc không nhầm lẫn tính chất lãng mạn của Thơ mới với thơ Từ ấy, Xuân Diệu đã nhấn mạnh “nhưng cái lãng mạn trong thơ Tố Hữu là
gắn chặt với cách mạng. Cái phong cách lãng mạn được cái tinh thần, cái tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản chuyển hoá thành cái lãng mạn tích cực” [5, 594]. Phong cách lãng mạn cách mạng ấy được Xuân Diệu chứng minh bằng hàng loạt các bài thơ trong tập Từ ấy:một
bài thơ Tâm tư trong tù dạt dào, tràn trề cảm xúc, cái xúc cảm tràn trề đó mang một tình nhân đạo cao cả, vì thương yêu cuộc sống mà người chiến sỹ đứng dậy đương đầu với tất cả, cái Hầm người được Tố Hữu
vẽ lại với một phong cách lãng mạn mang màu sắc bi tráng, nhưng lại bao hàm tính cách căm hờn cách mạng, một việc Đi, bỏ nhà, bỏ chốn
vẫn có một thứ thi vị xưa nay; nhưng Tố Hữu kêu gọi các bạn trẻ ra đi, là không phải đi phiêu lưu, mà “ đi ra giữa chiến đài” nghiến răng giương thẳng nghĩa kỳ, cái lãng mạn trong phạm trù cách mạng [5,
596]. Xuân Diệu cũng khẳng định phong cách lãng mạn của Từ ấy là
xuất phát từ hiện thực: “Hiện thực của dân nghèo thành thị, của nhà tù, của khi vượt ngục về vận động nông dân….Tố Hữu là người mở đường đem cái hiện thực này vào trong thơ”, khi nói hiện thực của xã hội nhiều bài thơ của Tố Hữu có phong cách lãng mạn trong cảm xúc: những em bé mồ côi, em nhỏ lưu lạc, em gảy đàn, chị vú em…. “được biểu hiện trong một không khí tình cảm xa xăm, với một chân trời sương gió, như hứa hẹn bão chớp. Cái nền mây nặng đó, cái điệu lãng mạn ấy chỉ càng tăng sự truyền cảm của bài thơ” [5, 596 -597]. Từ cách phân tích trên,Xuân Diệu đi đến kết luận “toàn tập bảy mươi mốt bài thơ, thấm nhuần tinh thần, tư tưởng cách mạng.Tư tưởng, tình cảm cách mạng là chính là căn bản”,và tính chất, trẻ trung, mới mẻ của thơ
Từ ấy có được là do “Tố Hữu đã dùng những yếu tố của thơ lãng mạn
đương thời mà thơ Tố Hữu có một dáng điệu rất trẻ trung, một phong cách tràn đầy, hấp dẫn, đưa đến một cái gì mới mẻ trong phong trào thơ ca cộng sản so với những thơ làm trước Tố Hữu” [5, 596]. Nhận định mới mẻ đầy tính phát hiện của Xuân Diệu về mối quan hệ giữa thơ Từ ấy và Thơ mới, đã mở ra một cuộc tranh luận sôi nổi về tập thơ Từ ấy từ năm 1959- 1960.
Đã có một thời quan niệm văn học của ta còn đơn giản, một chiều, phê bình văn học không tránh khỏi tình trạng ấu trĩ, máy móc, quan niệm này xem văn học chỉ là một hình thái tư tưởng, mà thực chất nói đúng hơn chỉ là biểu hiện của ý thức hệ giai cấp. Nhiều nhà phê bình chỉ đề cao tính giai cấp, tính Đảng trong văn học, mọi nhận định, lý giải các hiện tượng văn học đều được quy về cơ sở giai cấp xã hội. Xuân Diệu cho rằng đây chính là căn nguyên khiến nhiều
người không thừa nhận mối quan hệ ảnh hưởng giữa thơ Từ ấy và Thơ mới: “Tuy nhiên, cái làm rối hơn, chính là nội dung của vấn đề thật éo
le phức tạp thơ cách mạng sao lại không tiếp thu những cái gì của thơ không cách mạng? Thơ Từ ấy sao lại tiếp thu những gì của Thơ mới
(mà vài ba bạn gọi là “ thơ lãng mạn tiêu cực”)?. Để thuyết phục người đọc Xuân Diệu dẫn ra ý kiến của nhà thơ cộng sản pháp Aragông: “Mỗi tác phẩm giá trị phải có một văn mạch dân tộc.Tôi muốn nói rằng, một tác phẩm giá trị không phải sinh ra như một sản phẩm cô lập của một thiên tài không có liên hệ gì với các người đương thời.Một tác phẩm có một văn mạch,và văn mạch đó là toàn bộ nền văn học của thời đại mình và di sản văn học của dân tộc.Nếu một nhà văn điên rồ đến nỗi cắt đứt quan hệ giữa tác phẩm của mình với văn mạch ấy, thì không phải nhà văn đó chỉ chống lại những tác phẩm của các nhà văn khác, mà còn chống lại chính tác phẩm của mình, vì như vậy là xoá bỏ những điều kiện hô hấp của một tác phẩm…” [10, 117]. Xuân Diệu đã phân tích so sánh
“điều kiện hô hấp” của thơ ca cộng sản trước Tố Hữu và thơ Từ ấy.
Thơ ca cách mạng trước Tố Hữu sở dĩ “chưa thật mới về thơ”, “tư tưởng cộng sản còn khoác cả cái dáng cổ kính của loại văn tế; những danh từ cách mạng dùng nhiều, nhưng vẫn là cái phong cách “ văn của nhà nho”, là do nó “hô hấp” trong điều kiện “văn mạch dân tộc” lúc đó là thể thơ, dáng thơ, điệu thơ của các nhà nho để lại” [10, 118]. Những bài thơ Từ ấy đầu tiên là làm vào năm 1937, trong “văn mạch
dân tộc” lúc đó có phong trào Thơ mới từ năm 1932, và trước đó có thơ cổ điển và dân gian, có thơ Phan Bội Châu, thơ Xô Viết Nghệ Tĩnh…Tất cả các yếu tố đó chính là “điều kiện hô hấp” của Từ ấy và
chúng ảnh hưởng đến thơ Tố Hữu là một điều tất nhiên. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có khác nhau, yếu tố đương thời với Tố Hữu, xuất hiện lên trong
“văn mạch dân tộc” là phong trào Thơ mới, vì thế nó tác động mạnh
mẽ hơn chính yếu hơn,đúng như nhận xét của Xuân Diệu tuy “đối lập với Thơ mới về thế giới quan, Tố Hữu vẫn tiếp nhận một cách sáng
tạo, chủ động và tài tình cái phong cách lãng mạn của Thơ mới” [10, 120]. Xuân Diệu đưa ra một giả thuyết “ Nếu Tố Hữu làm thơ trong hoàn cảnh không có phong trào Thơ mới thì chắc chắn nhiều bài thơ
của Từ ấy sẽ có một hình dạng khác, chứ không phải là hình dạng như
ta đọc trong tập Từ ấy” [ 5, 598]
Không chỉ chứng minh về mối quan hệ của thơ Tố Hữu với Thơ mới, Xuân Diệu còn mạnh dạn khẳng định:“ Tố Hữu cũng làm ra phong trào thơ mới” [10,121]. Xét cho cùng phong trào Thơ mới là sự
đòi hỏi của một thế hệ,của một thời đại, các nhà Thơ mới như Xuân
Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Huy Thông….mỗi người thơ đều nhận thấy một sự thôi thúc không thể cưỡng lại được, muốn diễn đạt những điều mình cảm nghĩ “hiện tại” , không theo lối cảm nghĩ và diễn đạt của các nhà nho nữa: họ kẻ trước người sau chút ít, nhưng cùng song song làm ra Thơ mới. Về phương
diện này, thì Tố Hữu cũng không khác gì so với các nhà Thơ mới “Tố Hữu từ khi mặt trời chân lý chói qua tim cũng muốn nói những suy
nghĩ, những cảm kích hiện tại của mình bằng cách chân thành nhất” [10, 121]. Thực ra đây là vấn đề các nhà thơ“gặp nhau ở dáng điệu thơ” [10, 122]. Với cách lập luận vừa mềm mại uyển chuyển, vừa chặt chẽ, Xuân Diệu đã dùng lý lẽ và dẫn chứng thực tế, để kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình về mối quan hệ giữa Từ ấy và Thơ mới
Bằng cách tiếp cận lịch sử biện chứng,và một thái độ khách quan khoa học, Xuân Diệu đã nhìn tập thơ Từ ấy như một hiện tượng văn
học, đặt nó vào trong tiến trình văn học dân tộc và những điều kiện văn hoá- thẩm mỹ của thời đại mà nó ra đời, từ đó làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Từ ấy và Thơ mới. Đặt trong bối cảnh những năm 1959,
khi mà Thơ mới chưa được đánh giá đúng mức, nhiều ý kiến phê bình, kết tội Thơ mới, ta mới thấy hết được bản lĩnh và thái độ dũng cảm
trung thực đáng quý của Xuân Diệu trong nghiên cứu khoa học. Hiện nay khi đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới, nhiều hiện tượng văn học quá khứ và văn học hiện đại đã và đang được đánh giá nhìn nhận lại, thì ý kiến phê bình của Xuân Diệu đã từng nêu ra trước đây, người