Tỷ lệ đậu và rụng trái

Một phần của tài liệu áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư (collectotrichum spp ) trên cây xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) tại huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 43)

Tỷ lệ đậu trái trung bình của các vƣờn trong mô hình: vƣờn muộn 1 là 0,37 ± 0,46%, muộn 2 là 0,75 ± 1,67% và sớm đạt 0,44 ± 0,54%, tỷ lệ đậu trái đạt thấp nhƣ vậy là do có sự lệch pha giữa thời gian nhận phấn của hoa lƣỡng tính và thời gian tung phấn của hoa đực. Theo kết quả khảo sát của Đặng Thanh Hải (2000) đối với bốn giống xoài (cát Hòa Lộc, Nam Dok Mai, Thanh Ca, Thơm) thì tỷ lệ đậu trái của giống xoài cát Hòa Lộc là 0% (Hình 4.7). Sharma & Singh (1968; trích dẫn bởi Trần Thị Bé Hồng, 2001) cho rằng xoài bắt đầu đậu trái khi trái có kích thƣớc bằng hòn bi và khi đó phần lớn trái mới bắt đầu tồn tại trên cây, còn bầu nhụy của những hoa không đƣợc thụ phấn hay thụ phấn không đầy đủ vẫn tăng trƣởng về kích thƣớc nhƣng chỉ tồn tại trên cây đến ngày thứ 13 sau khi hoa nở. Singh và Agrez (2002) cho rằng ethylene

có vai trò quan trọng trong sự đậu trái xoài, từ kết quả thí nghiệm cho thấy phun cobalt sulphate (CoSO4) ở nồng độ 200 ppm ở giai đoạn phát hoa phát triển hoàn toàn, trƣớc khi hoa nở có hiệu quả làm cải thiện sự đậu trái, số trái trên cây và năng suất của cây xoài.

Hình 4.4. Tỷ lệ đậu trái (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc đƣợc khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013 Theo kết quả Hình 4.8, ta thấy tỷ lệ rụng trái liên tục tăng trong giai đoạn 10-30 ngày SKĐT và tỷ lệ này khá tƣơng đồng ở cả 3 vƣờn mô hình. Vƣờn muộn 1, tỷ lệ rụng trái tăng từ 5,34% giai đoạn 10 ngày SKĐT lên 64,89% giai đoạn 30 ngày. Muộn 2, tỷ lệ rụng tăng từ 5,04% lên 59,71% trong khoảng thời gian tƣơng ứng. Ở vụ sớm, giai đoạn 10 ngày SKĐT tỷ lệ rụng đạt 9,63% sau đó tăng lên 62,52% ở giai đoạn 30 ngày. Điều này hợp lí vì tỷ lệ rụng trái non ở xoài cát Hòa Lộc là rất cao. Qua kết quả khảo sát của Lê Thị Trung (2003) khi khảo sát sự rụng trái non trên giống xoài cát Hòa Lộc đã kết luận

30

rằng sự rụng trái non xảy ra theo hai đợt: Đợt 1 ở giai đoạn 7 ngày SKĐT và đợt 2 (ba tuần SKĐT) khi trái bắt đầu tăng trƣởng nhanh. Nunez-Elisea và Davenport (1983) cho biết phần lớn các phát hoa mất tất cả các trái non đầu tiên, số trái rụng trong bốn tuần đầu chiếm hơn 90% của toàn bộ số trái trên phát hoa và đến giai đoạn thu hoạch số trái còn lại trên phát hoa chiếm khoảng 0,61%. Tỷ lệ rụng trái non trong vòng 30 ngày SKĐT ở cả 3 mô hình chỉ từ 59,71-64,89%, cho thấy việc áp dụng mô hình có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ rụng trái non.

Hình 4.5. Diễn biến tỷ lệ rụng trái (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc giai đoạn từ 10 ngày đến 30 ngày SKĐT đƣợc khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã

31

4.4 BỆNH THÁN THƢ TRÊN HOA 4.4.1 Đặc tính phát hoa

Kết quả Hình 4.9 cho thấy chiều dài phát hoa trung bình ở 3 vƣờn dao động từ 42,47-48,08 cm. Điều này khá phù hợp với kết quả của Trần Văn Hâu và ctv. (2013), chiều dài phát hoa xoài cát Hòa Lộc kết thúc quá trình tăng trƣởng là 51,25 ± 6,77 cm, duy chỉ có vƣờn muộn 2 có chiều dài phát hoa thấp hơn. Tỷ lệ hoa lƣỡng tính trung bình đạt cao nhất ở vƣờn sớm (58,37%) và thấp nhất ở vƣờn muộn 2 (41,43%), thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Đặng Thanh Hải (2000), tỷ lệ hoa lƣỡng tính xoài cát Hòa Lộc đạt 71%, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, tuổi cây... Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2013) hoa lƣỡng tính nở tập trung trƣớc hoa đực và phát hoa càng dài thì tỷ lệ hoa lƣỡng tính càng cao. Do đó, tỷ lệ hoa lƣỡng tính ở các mô hình thí nghiệm thấp đƣợc giải thích do chiều dài phát hoa hạn chế và điều kiện thời tiết lúc này không tối ƣu cho sự phát triển của hoa xoài, vụ muộn và sớm thƣờng gần mùa mƣa nên gây ảnh hƣởng xấu đến tỷ lệ hoa lƣỡng tính cũng nhƣ hạn chế chiều dài phát hoa. Nhƣ vậy việc áp dụng mô hình PTTH bệnh thán thƣ không làm ảnh hƣởng đến chiều dài phát hoa và tỷ lệ hoa lƣỡng tính.

Hình 4.6. Chiều dài phát hoa trung bình và tỷ lệ hoa lƣỡng tính trung bình (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc trong vụ muộn và sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện

Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013

4.4.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh trên hoa

Kết quả Hình 4.10 cho thấy tỷ lệ bệnh thán thƣ (chỉ tính phát hoa chƣa rụng) cao nhất ở vƣờn muộn 1 vào gian đoạn 14 SKRH (57,85%) sau đó giảm dần đến giai đoàn 28 ngày SKRH (42,90%). Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014), tỷ lệ bệnh thán thƣ trên hoa vụ

32

muộn đạt từ 43-50%. Tỷ lệ bệnh thán thƣ trên hoa (chỉ tính phát hoa chƣa rụng) ở vƣờn muộn 2, cũng có giá trị lớn nhất vào giai đoạn 14 ngày SKRH (82,23%) và sau đó giảm xuống còn 0%. Sự giảm đột ngột này có thể đƣợc giải thích do một phần phát hoa nhiễm bệnh đã rụng, một phần khác là vết bệnh đã khô do hiệu lực của thuốc hóa học. Trong giai đoạn sau khi trổ hoa, trời mƣa nhiều và ẩm độ không khí khá cao. Theo Hoàng Hữu Cơ và Mai Văn Trị (2003); Phạm Thị Hƣơng và ctv. (2003) bệnh trở nên nghiêm trọng khi trời mƣa và sƣơng nhiều, từ đó ảnh hƣởng đến năng suất. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh thán thƣ ở vƣờn muộn đã đƣợc kiểm soát và có xu hƣớng giảm, điều này có thể chứng minh cho việc áp dụng mô hình PTTH bệnh thán thƣ làm giảm tỷ lệ bệnh trên hoa xoài trong vụ mùa muộn.

Hình 4.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thƣ (%) trên hoa xoài cát Hòa Lộc từ SKRH tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong vụ muộn năm 2013 Trong khi đó, ở vụ sớm tỷ lệ bệnh thán thƣ trên hoa (chỉ tính phát hoa rụng) cao nhất ở giai đoạn 7 ngày SKRH (18,89%), sau đó giảm xuống còn 0% (Hình 4.11). Tỷ lệ này cũng khá phù hợp với kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014): tỷ lệ bệnh thán thƣ trên hoa ở vụ sớm thấp, chỉ đạt từ 1,0-8,3%. Sự giảm tỷ lệ bệnh xuống thấp nhƣ vậy cho thấy mô hình PTTH bệnh thán thƣ đã có tác động làm giảm tỷ lệ bệnh trên hoa ở mùa vụ sớm.

33

Hình 4.8. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thƣ (%) trên hoa xoài cát Hòa Lộc từ sau khi trổ tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trong vụ sớm năm

34

4.5 BỆNH THÁN THƢ TRÊN TRÁI

Kết quả Hình 4.12, ta thấy ở giai đoạn 7 ngày SKĐT, bệnh thán thƣ đều có xuất hiện tại vƣờn vụ muộn và sớm. Trong đó, tỷ lệ bệnh ở vƣờn muộn 2 là cao nhất (33%) và thấp nhất là vƣờn vụ sớm (9%). Giai đoạn 14 ngày SKĐT, tỷ lệ bệnh ở vƣờn muộn tăng nhẹ lên thêm 4% đối với vƣờn muộn 2 và 2% đối với vƣờn muộn 1, trong khi ở vƣờn sớm tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 0%. Đến giai đoạn 28 ngày SKĐT, tỷ lệ bệnh trên trái ở hai vƣờn muộn đều đƣợc giảm xuống nhanh còn 2% (muộn 1) và 10% (muộn 2), vụ sớm có tỷ lệ bệnh trên trái là 0%. Trong giai đoạn phát triển trái, tiến hành 5 lần phun thuốc: lần 1 phun Ringo-L 120 SC, 7 ngày sau phun lần 2 với Revus Opti 440SC kết hợp Avil 5 SC và Marshal 200 SC, giai đoạn 15 ngày SKĐT phun lần 3 với Xantocin 40 WP, Penncozeb 75 DF, gian đoạn 21 ngày SKĐT phun lần 4 với Ridomil Gold 68 WP, Proclaim 1,9 EC, phun lần 5 giai đoạn 28 ngày SKĐT với Penncozeb 75 DF, Xantocin 40 WP. Đến giai đoạn 35-45 ngày SKĐT, tiến hành bao trái nên không lấy chỉ tiêu bệnh từ giai đoạn này. Theo kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014) thì tỷ lệ bệnh thán thƣ trên trái tại vụ muộn là 37,6- 38,4% và vụ sớm là từ 0-3,2%; điều này phù hợp với kết quả của thí nghiệm và sự giảm tỷ lệ bệnh trong thời gian này cho thấy việc áp dụng mô hình là có hiệu quả trong việc phòng và trị bệnh thán thƣ.

Hình 4.9. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thƣ (%) trên trái xoài cát Hòa Lộc từ SKĐT đến giai đoạn trái 28 ngày tuổi tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh

35

4.6 NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI SAU THU HOẠCH 4.6.1 Thành phần năng suất 4.6.1 Thành phần năng suất

4.6.1.1 Trọng lượng và năng suất

Trọng lƣợng trái và năng suất thu hoạch trong hai mô hình mùa muộn khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với mô hình mùa vụ sớm (Bảng 4.1). Kết quả này cho thấy sự khác biệt của mùa vụ muộn và sớm không ảnh hƣởng đến trọng lƣợng cũng nhƣ năng suất, nói cách khác trọng lƣợng trái vụ muộn và vụ sớm là nhƣ nhau, trọng lƣợng trái trung bình là 358,17 g, trong khi năng suất trung bình là 26,58 kg/cây. Nguyên nhân dẫn đến sự tƣơng đồng về năng suất và trọng lƣợng trung bình trái giữa các mô hình là do tỷ lệ rụng trái ở tất cả mô hình xấp xỉ bằng nhau và điều kiện chăm sóc, phun xịt cũng nhƣ quản lí sâu bệnh là nhƣ nhau. Năng suất thu hoạch biến động rất lớn phụ thuộc vào hiệu quả của biện pháp ra hoa và quản lí sâu bệnh, có khi thất thu hoàn toàn hay trái bị bệnh xì mủ không bán đƣợc (Trần Văn Hâu và ctv., 2013). Trọng lƣợng trái trung bình ở hai mô hình mùa vụ muộn là 356,62 g, mùa vụ sớm là 361,28 g thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014) trọng lƣợng trái trung bình ở mùa vụ muộn và sớm lần lƣợt là 413,9 g và 367,4 g; Trong khi năng suất trong vụ muộn trung bình hai mô hình vụ mùa muộn là 26,90 kg/cây và mô hình vụ mùa sớm là 29,60 kg/cây cao hơn rất nhiều so với kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014) năng suất xoài vụ muộn và sớm lần lƣợt là 12,98 kg/cây và 13,26 kg/cây. Sự phát triển của trái rất nhanh và chúng cần cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng (Phan Thanh Trúc, 2009) thế nên khi năng suất quá cao sẽ không có khả năng nuôi trái tốt, làm ảnh hƣởng đến trọng lƣợng trái. Nhƣ vậy, việc áp dụng mô hình đã góp phần làm tăng năng suất thu hoạch nhƣng không ảnh hƣởng đến trọng lƣợng trái.

Bảng 4.1. Trọng lƣợng và năng suất (kg/cây) trái xoài cát Hòa Lộc đƣợc khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013

Mô hình Trọng lƣợng trái trung bình (g) Năng suất (kg/cây)

Muộn 1 349,3 24,50 Muộn 2 364,0 25,65 Sớm 361,3 29,60 Trung bình 358,2 26,58 F ns ns CV (%) 8,45 37,77

36

4.6.1.2 Tỷ lệ thành phần trái

Kết quả phân tích Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ các thành phần trong trái khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ vỏ lớn nhất ở vƣờn sớm (8,98%) và muộn 2 (8,64%), tỷ lệ hạt lớn nhất ở vƣờn sớm (13,16%) và muộn 1 (12,63%). Khi tỷ lệ vỏ và hạt ở vƣờn sớm luôn ở mức cao hơn vƣờn muộn thì tỷ lệ thịt trái ở vƣờn sớm sẽ là thấp nhất (77,86%), trong khi tỷ lệ này của hai vƣờn muộn là 79,26%. Theo Nguyễn Thành Tài (2008), tỷ lệ thịt trái của xoài cát Hòa Lộc là rất cao, chiếm khoảng 80%. Kết quả thí nghiệm của Trần Thế Tục và Nguyễn Thị Thuận (1997) cũng cho biết tỷ lệ thịt trái xoài cát Hòa Lộc là khoảng 77% trọng lƣợng trái. Nhƣ vậy, việc áp dụng mô hình PTTH bệnh thán thƣ trên xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ thành phần trái.

Bảng 4.2. Tỷ lệ thành phần trái xoài cát Hòa Lộc đƣợc khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013 Mô hình Tỷ lệ vỏ (%) Tỷ lệ hạt (%) Tỷ lệ thịt (%)

Muộn 1 8,11b 12,63ab 79,26a

Muộn 2 8,64a 12,10b 79,26a

Sớm 8,98a 13,16a 77,86b

Trung bình - - -

F ** * *

CV (%) 19,93 16,22 3,96

Ghi chú: ns: Khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan; *: Khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt mức ý nghĩa 1%

4.6.2 Phẩm chất trái

Kết quả phân tích thống kê cho thấy hàm lƣợng TSS và TA trung bình khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các mô hình, trong khi hàm lƣợng hàm lƣợng Vitamin C trung bình khác biệt về mặt thống kê ở mức 5% giữa các mô hình (Bảng 4.3). TSS trung bình của ba mô hình là 18,74% phù hợp với kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2013) TSS trung bình vụ muộn và vụ sớm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong năm 2012-2013 là 18,98%, nhƣng tƣơng đối thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tài (2008). Hàm lƣợng TA trung bình là 0,38 g/ml phù hợp với kết quả của Trần Văn Hâu và ctv. (2013) hàm lƣợng TA đạt 0,36 g/ml, song vẫn tƣơng đối thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tài (2008). Hàm lƣợng Vitamin C trung bình ở hai vƣờn muộn đều là 9,04 mg/100 g lớn hơn so với vƣờn sớm là 7,87 mg/100 g, kết quả này khá lớn hơn so với nghiên cứu của

37

Nguyễn Anh Tuấn (2014) hàm lƣợng Vitamin C ở vụ muộn và sớm lần lƣợt là 6,91 mg/100 g và 6,84 mg/100 g. Điều này dó thể đƣợc giải thích do khi thu hoạch đa số trái có độ tuổi thấp, trái còn xanh, vì Vitamin C trong trái còn xanh nhiều hơn đáng kể so với trái chín mặc dù trái chín hàm lƣợng Vitamin C khá cao (Baker, 1984; trích dẫn bởi Nguyễn Thành Tài, 2008).

Tóm lại, việc áp dụng mô hình PTTH bệnh thán thƣ không làm ảnh hƣởng đến một số tiêu chí đánh giá phẩm chất trái nhƣ hàm lƣợng TSS, TA và Vitamin C.

Bảng 4.3. Thành phần phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc đƣợc khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013 Mô hình TSS (%) TA (g/ml) Hàm lƣợng Vitamin C (mg/100 g) Muộn 1 18,73 0,36 9,04a Muộn 2 18,67 0,41 9,04a Sớm 18,82 0,35 7,87b Trung bình 18,74 0,38 - F ns ns ** CV (%) 1,53 35,62 30,31

Ghi chú: ns: Khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan; **: Khác biệt mức ý nghĩa 1%

38

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 KẾT LUẬN

Mô hình PTTH bệnh thán thƣ trên cây xoài cát Hòa Lộc đạt hiệu quả cao trong việc kiểm soát tỷ lệ bệnh thán thƣ trên lá ở mức thấp, làm giảm tỷ lệ bệnh trên hoa và trái ở cả mùa vụ muộn và sớm, đồng thời cũng tăng tỷ lệ đậu trái và giảm tỷ lệ rụng trái non.

Có thể áp dụng quy trình xử lý ra hoa xoài cát Hòa Lộc vào trong mô hình PTTH bệnh thán thƣ ở cả mùa vụ muộn và sớm.

Việc áp dụng mô hình không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra hoa, chiều dài phát hoa, tỷ lệ hoa lƣỡng tính, thành phần năng suất (trọng lƣợng trái, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ hạt và tỷ lệ thịt trái) và phẩm chất trái (TSS, TA và hàm lƣợng Vitamin C) nhƣng có tác động gia tăng năng suất kg/cây.

5.2 ĐỀ XUẤT

Có thể áp dụng quy trình PTTH bệnh thán thƣ trong thí nghiệm này vào sản xuất đển phòng trừ bệnh thán thƣ trên xoài cát Hòa Lộc. Cần phải phối hợp các biện pháp phòng trừ: Tỉa cành kết hợp với bón phân và tƣới nƣớc, vệ sinh vƣờn kết hợp làm cỏ và tƣới nấm đối kháng Trichoderma, các loại thuốc trong quy trình có thể đƣợc sử dụng để phòng trừ bệnh nhƣng phải dùng luân phiên để tránh kháng thuốc...

Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai là tiến hành thử nghiệm mô hình này trên các giống xoài khác.

39

TÀI LIỆU THÀM KHẢO

Một phần của tài liệu áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư (collectotrichum spp ) trên cây xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) tại huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 43)