Biện pháp canh tác

Một phần của tài liệu áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư (collectotrichum spp ) trên cây xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) tại huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 26 - 28)

a) Cải thiện môi trƣờng nơi trồng

Tránh để vƣờn bị úng, hạn cây sinh trƣởng yếu sẽ bị nhiễm bệnh. Tránh để vƣờn ẩm quá nấm bệnh sẽ phát triển nhanh. Tránh trồng dày đặc, cây xen quá nhiều sẽ tạo độ ẩm cao, làm nấm phát triển mạnh. Hãy chú trọng bón vôi, tro,… nhất là trên đất có pH thấp, để nâng cao pH. Mỗi loại cây trồng cần một pH thích hợp khác nhau, nhƣ: nấm gây bệnh héo rụi Panama trên cây chuối phát triển mạnh ở pH thấp. Tƣới nƣớc đầy đủ và đúng phƣơng pháp sẽ làm cây sinh trƣởng tốt hơn, giảm sâu bệnh đáng kể.

13

b) Tỉa cành tạo tán

Theo Huỳnh Kim Ngọc (2014), tỉa cành để vƣờn thông thoáng, ánh nắng có thể xâm nhập vào bên trong tán cây, ngoài ra tỉa cành còn giúp khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch. Nguyễn Anh Minh (2009) cũng cho biết, cần tạo tán thoáng để ánh sáng có thể lọt vào bên trong tán. Công việc tạo tán cần làm ngay từ đầu và theo dõi sửa cành hàng năm. Ở các vƣờn thiếu ánh sáng không những bệnh phát triển (nhƣ bệnh đốm rong,…) mà nhiều loài sâu đục cành cũng sẽ phát triển vì dạng trƣởng thành ƣa tìm chỗ râm mát để đẻ trứng.

c) Chọn mật độ thích hợp

Mật độ tối ƣu sẽ làm năng suất cao. Trồng thƣa quá cỏ dại phát sinh nhiều. Trồng dày quá năng suất giảm, trái bé, sâu bệnh nhiều, tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thấp (Nguyễn Văn Minh, 2009). Theo Trần Văn Hâu và ctv.

(2013) khoảng cách trồng thƣờng trong khoảng 6 x 6 m, tƣơng đƣơng 270 cây/ha là thích hợp.

d) Xen canh

Xen canh hợp lý là một giải pháp lấy ngắn nuôi dài, hoặc ngay cả khi xen canh giữa các cây ăn trái với nhau sẽ giúp phân tán ký chủ (nhƣ: bọ xít cam sẽ bị phân tán trong các vƣờn cam xen lẫn nhãn. Rệp sáp bị phân tán trong vƣờn xoài xen lẫn mãng cầu ta. Sâu vẽ bùa phát triển ít khi xen bƣởi với nhãn,…). Một số nông dân có sáng kiến trồng những cây xua đuổi côn trùng (chẳng hạn nhƣ: dây thuốc cá trồng dƣới gốc xoài,…) (Nguyễn Văn Minh, 2009).

e) Bón phân cân đối, đầy đủ

Bón phân cân đối và đầy đủ sẽ giúp cây trồng khoẻ mạnh, tăng cƣờng sức chống chịu của cây đối với sâu bệnh và các điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng. Bón phân đúng lúc sẽ giúp sự ra chồi, ra trái tập trung hơn. Nhƣ vậy việc phòng trừ sâu bệnh sẽ dễ hơn (Nguyễn Văn Minh, 2009).

f) Bao trái

Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2013), thời điểm bao trái có thể bắt đầu từ 15-60 ngày SKĐT nhƣng phổ biến nhất là bao ở giai đoạn 45 ngày SKĐT vì giai đoạn này trái xoài vừa qua giai đoạn rụng sinh lý nên số trái thƣờng ổn định hơn so với bao váo các thời điểm sớm khi trái còn rụng với tỷ lệ cao. Bao trái ngoài tác dụng hạn chế sâu bệnh, còn làm cho trái có màu sắc sáng, đẹp hơn vì ít bị trầy xƣớc do cơ học. Biện pháp này còn giúp giảm ba lần phun thuốc trừ bệnh trong giai đoạn phát triển trái.

14

g) Vệ sinh vƣờn

Vệ sinh vƣờn thƣờng xuyên, đặc biệt trong mùa mƣa, loại bỏ những trái bị bệnh, rơi rụng, diệt cỏ dại trong vƣờn, đảm bảo thoát nƣớc tốt, tránh chạm và tạo viết thƣơng trên trái là một biện pháp hữu hiệu (Than và ctv., 2008).

Thu dọn các tàn dƣ thực vật, các trái rụng, cắt bỏ các cành, lá sâu bệnh rồi từng loài sâu bệnh mà huỷ đi. Công tác vệ sinh thực vật sẽ làm giảm nguồn lây lan (Nguyễn Văn Minh, 2009).

Một phần của tài liệu áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư (collectotrichum spp ) trên cây xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) tại huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 26 - 28)