Bệnh trên lá
Số lần theo dõi: 6 lần. Trƣớc khi phun thuốc lần 1, 7 ngày sau khi phun lần 1, 7 ngày sau khi phun lần 2, 7 ngày sau khi phun lần 3, 14 ngày sau khi phun lần 3, 21 ngày sau khi phun lần 3.
Số liệu ghi nhận theo 4 hƣớng của tán cây với các nhánh lá đƣợc đánh số cố định. Tỷ lệ bệnh đƣợc tính theo công thức: 100 (%) 2 1 x L L TLB Trong đó: TLB: % tỷ lệ bệnh L1: Tổng số lá bị bệnh L2: Tổng số lá điều tra Bệnh trên hoa
+ Thời gian: khi cây trổ bông rộ.
+ Phƣơng pháp: đếm số nhánh hoa bị nhiễm, tỷ lệ phát hoa bị nhiễm trong cây và tỷ lệ cây bị nhiễm trong vƣờn (cây trong mô hình).
21
Công thức tính tỷ lệ phát hoa bị nhiễm trong cây và tỷ lệ cây bị nhiễm:
Trong đó:
TL: % tỷ lệ phát hoa bị nhiễm trong cây/tỷ lệ cây bị nhiễm.
B1: Tổng số phát hoa bị nhiễm/tổng số cây bị nhiễm
B2: Tổng số phát hoa điều tra/tổng số cây điều tra.
Tỷ lệ ra hoa
Đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách đếm số đọt non trên tổng số chồi trong khung có kích thƣớc 0,5 x 0,5 m. Số liệu đƣợc tính trung bình từ 10 vị trí xung quanh tán cây. 2 1 (%) H H H Trong đó: - H(%): Tỷ lệ ra hoa tính theo %.
- H1: Tổng số phát hoa quan sát đƣợc trong khung hình vuông 0,5 x 0,5 m.
- H2: Tổng số chồi trong khung hình vuông 0,5 x 0,5 m.
Đặc tính phát hoa
Mỗi cây đánh dấu 10 phát hoa để quan sát và đếm số hoa. Do các hoa ra không đồng loạt nên bắt đầu quan sát khi cây ra phát hoa đầu tiên và các hoa không nở cùng lúc nên bắt đầu đếm khi hoa đầu tiên nở, hoa nở đến đâu đếm đến đó. Sau đó dùng viết để đánh đấu và đếm tiếp tục vào ngày hôm sau. Khi hoa nở hoàn toàn thì cộng tất cả các hoa lại sẽ đƣợc tổng số hoa/phát hoa.
Chiều dài phát hoa khi đạt kích thƣớc tối đa (khi phát hoa đã nở hết). Tỷ lệ hoa lƣỡng tính (ghi nhận số hoa lƣỡng tính đến khi hoa nở hoàn toàn).
Tỷ lệ đậu trái (tính khi hoa lƣỡng tính chuyển sang màu xanh hay giai đoạn dứt đậu trái).
Tỷ lệ rụng trái (đếm số trái còn lại trên phát hoa 10 ngày/lần từ 10 ngày SKĐT đến khi thu hoạch).
Bệnh trên trái
22
+ Phƣơng pháp: đếm số trái nhiễm theo từng mức độ nhiễm theo từng giai đoạn (trái non, trái trƣởng thành, trái chín).
Công thức tính tỷ lệ trái nhiễm:
Trong đó:
TLT: % tỷ lệ trái bị nhiễm bệnh trong cây
T1: Tổng số trái bị nhiễm bệnh
T2: Tổng số trái điều tra
Năng suất và thành phần năng suất
Tổng số trái/cây và năng suất trái/cây tính bằng cách đếm và cân tất cả các trái thu đƣợc trên cây. Trọng lƣợng trung bình một trái đƣợc tính từ năng suất và tổng số trái/cây.
Phẩm chất trái
Mỗi mô hình thu ngẫu nhiên 3 trái có trọng lƣợng đồng đều nhau và không bị sâu bệnh. Thu trái khi trái đã kích thƣớt tối đa hay trái đạt tỷ trọng 1,01-1,02 (ngâm trái trong nƣớc, nhƣng khi trái chìm và lơ lửng trong nƣớc là trái đã già và gần chín có thể thu hoạch đƣợc hay thấy trên cây có từ 2-3 trái chín cây là có thể thu hoạch đƣợc). Trái xoài sau khi thu đƣợc đem về phòng thí nghiệm. Tiến hành dú chín bằng khí đá (CaC2) với liều lƣợng 2 g/kg xoài.
Các chỉ tiêu phân tích: Tỷ lệ thịt/trái, tổng chất rắn hòa tan (TSS), tổng số acid (TA), oBrix, hàm lượng vitamin C.
3.2.4 Phƣơng pháp phân tích * Tỷ lệ thịt trái
Cân trọng lƣợng trái, sau đó lột vỏ trái, cạo sạch hạt đem cân lấy trọng lƣợng vỏ và hạt. Công thức tính: 100 ) ( x TLT TLH TLV TLT TLTT Trong đó: - TLTT: Tỷ lệ thịt trái (%) - TLT: Trọng lƣợng trái (g) - TLV: Trọng lƣợng vỏ (g) - TLH: Trọng lƣợng hạt (g)
23
* Hàm lƣợng acid tổng số (TA)
Hàm lƣợng TA đƣợc xác định bằng phƣơng pháp chuẩn độ bằng NaOH (0,01N) và thuốc thử phenolphthalein 1%. Cách tiến hành: cân 2 g mẫu đem
nghiền nhỏ với nƣớc cất đủ 50 mL và sau đó rút 2 mL dung dịch mẫu đem ly tâm 3 phút ở tốc độ 3.000 vòng/phút. Lấy 1mL nƣớc trong của mẫu sau khi ly tâm và 9 mL nƣớc cất đem định lƣợng. Cho vào 3 giọt phenolphthalein 1%,
lắc đều, chuẩn độ bằng NaOH (0,01 N) cho đến khi có màu hồng nhạt bền vững trong 30 giây. Phân tích lặp lại 3 lần. Mẫu đối chứng là 10 mL nƣớc cất. Kết quả đƣợc tính nhƣ sau: ) / ( ) ( 100 01 . 0 ) ( 0 ml g xV V W W xKx x V V TA m n f Trong đó:
- Vf: thể tích NaOH chuẩn độ của mẫu trái (mL) - V0: thể tích NaOH chuẩn độ mẫu Blank (mL) - 0,01: số mol NaOH (N)
- Vn: thể tích nƣớc cất (mL) - Vm: thể tích mẫu (mL) - K = 0,061
* Định lƣợng vitamin C trong thịt trái
Hàm lƣợng vitamin C đƣợc xác định theo phƣơng pháp của Murin (1900).
Cách thực hiện: Cân 5 g mẫu thịt trái cho vào cối sứ cùng với 20 mL HCL (1%), nghiền mẫu, sau đó lên thể tích 100 mL với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên trong 10 phút. Lọc qua giấy lọc và lấy 10 mL dịch lọc, chuẩn độ với 2,6 dichlophenol indophenol (0,001 N) cho đến khi thấy xuất hiện màu phớt
hồng bền trong 1 phút. Đọc thể tích dung dịch 2,6 dichlophenol indophenol
(0,001 N) đã sử dụng. Mẫu đối chứng lấy 2mL HCL (1%) + 8 mL oxalic acid
(1%) đem chuẩn độ giống nhƣ trên. Công thức tính: 2 1 100 088 . 0 ) ( ) 100 / ( V xV x x b a g mg X Trong đó:
- a : Số mL trung bình khi chuẩn độ mẫu thật - B: Số mL trung bình khi chuẩn độ mẫu Blank - V1: Thể tích dung dịch chiết ban đầu (100 mL)
24
- V2: Thể tích dung dịch chiết lấy chuẩn độ (10 mL) - m: Trọng lƣợng mẫu phân tích (g)
- 0,088: Số mg acid ascorbic tƣơng đối với 1 mL dung dịch chuẩn độ 2,6
dichlophenol indophenol.
* Tổng số chất rắn hòa tan (TSS):
Cho 5 g mẫu đã đƣợc nghiền nhỏ vào 50 mL nƣớc cất để trong thời gian 1 giờ, lắc đều và cho qua giấy lọc. Đo độ Brix bằng cách nhỏ một giọt nƣớc trong lên khúc xạ kế (hiệu ATAGO), đậy lại và đọc kết quả.
Công thức tính: ) 1 ( * (%) Brix V W TSS o Trong đó: - V: Thể tích nƣớc hòa tan (mL) - W: Trọng lƣợng mẫu (g) 3.2.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu trong thí nghiệm đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS. Phân tích phƣơng sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các giá trị trung bình bằng phép thử LSD và Duncan ở mức ý nghĩa 5% hoặc 1%. Mối liên hệ giữa các yếu tố đƣợc phát hiện qua phân tích tƣơng quan và hồi quy. Các biểu đồ đƣợc vẽ bằng chƣơng trình Excel.
25
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 BỆNH THÁN THƢ TRÊN LÁ
Khảo sát trên lá xoài 1 tháng tuổi đến khi lá trƣởng thành: Ở vụ muộn 1, tỷ lệ bệnh thán thƣ trên lá theo thời gian phun thuốc giảm đều từ 5,28% giai đoạn 7 ngày SKPT lần 1 (ngày 12/04/2013) xuống còn 1,45% giai đoạn 35 ngày SKPT lần 1, nhƣ ở Hình 4.4, sau đó tăng nhẹ lên 2,26% ở giai đoạn 49 ngày rồi giảm còn 1,42% ở giai đoạn 56 ngày SKPT lần 1. Trong khi ở vụ muộn 2, tỷ lệ bệnh thán thƣ liên tục tăng, giai đoạn 7 đến ngày 14 sau khi xử lý thuốc lần 1, tăng từ 8,03% lên 8,27%, nhƣ ở Hình 4.4, sau đó tăng nhanh và đạt đỉnh ở giai đoạn 49 ngày sau khi xử lý thuốc lần 1 với tỷ lệ bệnh cao nhất 28,38%. Thời gian sau có dấu hiệu giảm nhẹ còn 27,17% ở giai đoạn 56 ngày sau khi xử lý thuốc lần 1. Điều này có thể giải thích do thời tiết ở giai đoạn 14 đến 49 ngày sau khi xử lý thuốc có lƣợng mƣa tƣơng đối vào buổi trƣa chiều, đặc biệt là các trận mƣa trong và ngay sau khi phun làm giảm hiệu lực của thuốc; ẩm độ cao, đồng thời cỏ dại và cành lá rụng từ đợt tỉa cành trƣớc đã tạo điều kiện cho nấm bệnh thán thƣ phát triển. Tuy điều kiện thời tiết không thuận lợi nhƣng vƣờn muộn 1 đạt tỷ lệ bệnh thán thƣ trên lá tƣơng đối thấp và giảm dần qua thời gian phun thuốc, đó là do công tác vệ sinh vƣờn tốt, đảm bảo sự thông thoáng và ở vƣờn này có khoảng thời gian nắng sau những phun thuốc giúp thuốc thấm vào lá trƣớc khi gặp mƣa, góp phần đảm bảo hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật. Theo Lê Ngọc Bình và Huỳnh Văn Thành (2001), bệnh thán thƣ phát triển trên xoài có tính tỷ lệ thuận với lƣợng mƣa và ẩm độ không khí, phát triển theo một quy luật hằng năm, mạnh về mùa mƣa và giảm dần đến mùa nắng. Hoàng Hữu Cơ và Mai Văn Trị (2003) cũng cho biết tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thán thƣ có quan hệ mật thiết với lƣợng mƣa và ẩm độ. Nấm
Collectotrichum gloeosporioides đòi hỏi độ ẩm trên 95% cho sự nẩy mầm bào
tử, tuy nhiên bào tử có thể tồn tại đƣợc trong điều kiện 62% và sau đó có thể nẩy mầm khi độ ẩm lên đến 100%. Do kích thƣớc nhỏ nên bào tử chúng phát tán chủ yếu nhờ gió và dòng nƣớc, tàn dƣ thực vật, bào tử nấm nảy mầm và trôi theo dòng nƣớc mƣa hoặc hạt sƣơng làm bệnh phát triển mạnh và lan rộng (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Nhìn chung, tỷ lệ bệnh thán thƣ vụ muộn ở mức cao nhƣng có thể kiểm soát đƣợc. Tỷ lệ bệnh trung bình ở vƣờn muộn 1 là 2,59% và ở vƣờn 2 là 19,34% trong 8 tuần khảo sát là thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ bệnh thán thƣ trên lá theo kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014) vào mùa muộn là 43-50%.
26
Nhƣ vây, việc áp dụng mô hình PTTH bệnh thán thƣ đã góp phần kiểm soát tỷ lệ bệnh trên lá ở vƣờn mùa vụ muộn.
Hình 4.1. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thƣ (%) trên lá xoài cát Hòa Lộc SKPT lần 1 (1 tháng tuổi đến khi lá trƣởng thành) tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè
tỉnh Tiền Giang, trong vụ muộn năm 2013
Còn ở vụ sớm, tỷ lệ bệnh thán thƣ trên lá tƣơng đối thấp nhƣng khá biến động, trung bình 0,77% số lá quan sát bị nhiễm trong suốt giai đoạn lá 1 tháng tuổi đến khi trƣởng thành (Hình 4.5), tỷ lệ bệnh thán thƣ trên lá gian đoạn 14 ngày SKPT lần 1 (ngày 02/09/2013) là 0%, tỷ lệ bệnh sau đó tăng nhẹ ở giai đạn 21 ngày sau khi xử lý thuốc lần 1, nhƣng lại tăng nhanh ở giai đoạn 21 đến 42 ngày với tỷ lệ bệnh cao nhất 1,45%. Giai đoạn 49 ngày giảm còn 0,69% sau đó lại tăng lên 1,27% tỷ lệ lá nhiễm bệnh thán thƣ ở gian đoạn 56 SKPT lần 1. Kết quả của việc tăng và giảm tỷ lệ bệnh này có thể do sự tƣơng tác qua lại giữa điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăm sóc, tỷ lệ nhiễm bệnh trên lá tƣơng đối thấp trong mùa vụ này cho thấy điều kiện thời tiết khá thích hợp, ẩm độ không quá cao và tác động chủ quan là điều kiện chăm sóc cũng nhƣ vệ sinh vƣờn tốt, thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu lực tích cực trong việc phòng trị bệnh. Nhƣ vậy, việc áp dụng mô hình là có hiệu quả kiểm soát tỷ lệ bệnh trên lá ở vụ sớm.
27
Hình 4.2. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thƣ (%) trên lá xoài cát Hòa Lộc SKPT lần 1 (1 tháng tuổi đến khi lá trƣởng thành) tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè,
28
4.2 TỶ LỆ RA HOA
Kết quả Hình 4.6 cho thấy tỷ lệ ra hoa ở 3 vƣờn khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, cao nhất là vụ sớm (58,19%) và vƣờn muộn 1, thấp nhất là vụ muộn 2 (50,84%). Điều này phù hợp với kết quả của Nguyễn Anh Tuấn (2014), tỷ lệ ra hoa xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang giữa mùa muộn vào mùa sớm không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ đạt từ 60,83% ở vụ muộn và 60,14% ở vụ sớm, nhƣ vậy việc áp dụng mô hình không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra hoa xoài. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2013), trở ngại trong vụ mùa muộn là có mƣa xuất hiện và độ ẩm cao khiến bệnh thán thƣ tấn công mạnh, trong giai đoạn này cây sinh trƣởng tốt, nhƣng nếu cây sinh trƣởng quá mạnh, lá xanh tốt sẽ không ra hoa, vì vậy trong vụ mùa này tỷ lệ ra hoa sẽ không cao. Trong khi trở ngại ở vụ mùa sớm là nhiệt độ cao liên tục làm tỷ lệ ra hoa thấp, kèm theo đó là sự tấn công gây hại của bù lạch do đây là thời điểm khô và nóng trong năm (Nguyễn Anh Tuấn, 2014). Whiley (1993) kết luận rằng cây xoài thƣờng ra hoa sau những đợt lạnh hay nhiệt độ xuống thấp. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ vào ban đêm dƣới 20oC là giới hạn cần thiết cho sự ra hoa của cây xoài, trong đó ra đọt là yếu tố quyết định khả năng ra hoa của cây xoài. Sự ra đọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: môi trƣờng, tuổi cây, khả năng mang trái của năm trƣớc đó (Nakasone và ctv.,
1955). Theo Trần Văn Hâu (2005), số hoa sản xuất tỷ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn, nhiệt độ thấp hay sự khô hạn càng khắc nghiệt thì khả năng ra hoa càng cao.
Hình 4.3. Tỷ lệ ra hoa (%) xoài cát Hòa Lộc trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013
29
4.3 TỶ LỆ ĐẬU VÀ RỤNG TRÁI
Tỷ lệ đậu trái trung bình của các vƣờn trong mô hình: vƣờn muộn 1 là 0,37 ± 0,46%, muộn 2 là 0,75 ± 1,67% và sớm đạt 0,44 ± 0,54%, tỷ lệ đậu trái đạt thấp nhƣ vậy là do có sự lệch pha giữa thời gian nhận phấn của hoa lƣỡng tính và thời gian tung phấn của hoa đực. Theo kết quả khảo sát của Đặng Thanh Hải (2000) đối với bốn giống xoài (cát Hòa Lộc, Nam Dok Mai, Thanh Ca, Thơm) thì tỷ lệ đậu trái của giống xoài cát Hòa Lộc là 0% (Hình 4.7). Sharma & Singh (1968; trích dẫn bởi Trần Thị Bé Hồng, 2001) cho rằng xoài bắt đầu đậu trái khi trái có kích thƣớc bằng hòn bi và khi đó phần lớn trái mới bắt đầu tồn tại trên cây, còn bầu nhụy của những hoa không đƣợc thụ phấn hay thụ phấn không đầy đủ vẫn tăng trƣởng về kích thƣớc nhƣng chỉ tồn tại trên cây đến ngày thứ 13 sau khi hoa nở. Singh và Agrez (2002) cho rằng ethylene
có vai trò quan trọng trong sự đậu trái xoài, từ kết quả thí nghiệm cho thấy phun cobalt sulphate (CoSO4) ở nồng độ 200 ppm ở giai đoạn phát hoa phát triển hoàn toàn, trƣớc khi hoa nở có hiệu quả làm cải thiện sự đậu trái, số trái trên cây và năng suất của cây xoài.
Hình 4.4. Tỷ lệ đậu trái (%) trên cây xoài cát Hòa Lộc đƣợc khảo sát trong vụ muộn và vụ sớm tại xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, năm 2013 Theo kết quả Hình 4.8, ta thấy tỷ lệ rụng trái liên tục tăng trong giai đoạn 10-30 ngày SKĐT và tỷ lệ này khá tƣơng đồng ở cả 3 vƣờn mô hình. Vƣờn muộn 1, tỷ lệ rụng trái tăng từ 5,34% giai đoạn 10 ngày SKĐT lên 64,89% giai đoạn 30 ngày. Muộn 2, tỷ lệ rụng tăng từ 5,04% lên 59,71% trong khoảng thời gian tƣơng ứng. Ở vụ sớm, giai đoạn 10 ngày SKĐT tỷ lệ rụng đạt 9,63% sau đó tăng lên 62,52% ở giai đoạn 30 ngày. Điều này hợp lí vì tỷ lệ rụng trái