Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm từ cây cao su

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su việt nam từ nay đến năm 2010 (Trang 37 - 38)

- Cty cơ khí cao su Công ty kho vận

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM

3.2.1.1 Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm từ cây cao su

Cây cao su, ngoài sản phẩm chính là mủ còn một loại sản phẩm nữa có tầm quan trọng không kém đó là gỗ. Sản phẩm gỗ cao su được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng, trang trí nội thất và công nghiệp sản xuất giấy. Gỗ cao su có nhiều ưu điểm như có màu trắng, vân đẹp tự nhiên, trọng lượng nhẹ và rất dễ chế biến nên phù hợp cho việc chế tạo các sản phẩm có độ tinh xảo cao rất được ưu chuộng. Các sản phẩm chống mối mọt hiện nay rất hiệu qủa, đã làm cho gỗ cao su có độ bền không kém các loại gỗ tốt khác. Vì vậy, gỗ cao su có thị trường tiêu thụ rất lớn không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ và Châu Aâu.

Hiện nay, giá 1m3 gỗ cao su tinh chế (thành sản phẩm tiêu dùng) với chất lượng trung bình có giá bán khoảng 700 USD/m3, còn nếu sản xuất các loại sản phẩm cao cấp có thể đạt 1500 USD/ m3.

Phương thức khai thác sản phẩm gỗ cao su hiện nay là trông chờ vào các vườn cây cao tuổi để thanh lý. Một ha cao su sau khi khái thác mủ được 25 năm thì tiến hành thanh lý và 1 ha này cung cấp khoảng 12 m3 sản phẩm tinh chế. Với cách khai thác này làm cho công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ rất bị động và hạn chế vì tuổi vườn cây cao su hiện nay không đều nhau, do trồng rải rác hàng năm, nên có năm thanh lý nhiều, có năm thanh lý ít.

Giải pháp được đưa ra ở đây là, Tổng công ty cao su Việt nam nên tổ chức đánh giá lại chất lượng toàn bộ vườn cây (của toàn ngành) trên nguyên tắc cây cao su nếu đã có thể thu hoạch được gỗ mà chất lượng khai thác mủ kém, năng suất thấp (nếu khai thác mủ thì giá thành sẽ cao hơn giá thành

bình quân nhiều – năng suất thấp hơn 0,6 tấn/ha/năm) thì thanh lý để chuyển sang kinh doanh sản phẩm gỗ cao su có giá trị hơn. Như vậy, Tổng công ty sẽ chủ động tính toán được về thị trường, khách hàng; đồng thời có thể tập trung khả năng củng cố và phát triển những vườn còn lại cũng như trồng mới với chất lượng cao hơn.

Thực hiện kế hoạch trên thì từ nay đến năm 2005, toàn ngành sẽ đạt khoảng 250 ngàn tấn mủ và 30.000 m3 gỗ tinh chế mỗi năm; đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 400.000 tấn mủ và 100.000 m3 gỗ tinh chế. Tuy nhiên, nếu làm vậy thì sản lượng mủ ở một số năm trước mắt sẽ giảm so với việc giữ nguyên vườn. Nhưng nếu nhìn xa hơn, năng suất vườn cây sẽ cao hơn, nguồn lợi nhuận từ sản phẩm gỗ tinh chế sẽ cao. Kết qủa là doanh thu và lợi nhuận toàn ngành sẽ cao hơn. Mặt khác, đối với các vườn cây đã thanh lý sẽ có được điều kiện tái canh lại với các loại giống tốt vừa cho mủ, vừa cho gỗ và cho năng suất cao trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su việt nam từ nay đến năm 2010 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)