- Cty cơ khí cao su Công ty kho vận
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM
3.2.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Một lợi thế không nhỏ của nền kinh tế Việt nam nói chung và ngành cao su Việt nam nói riêng là chúng ta có nguồn lao động dồi dào với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, thông minh và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, để biến lợi thế tiềm năng này thành hiện thực thì cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng đúng đắn, kịp thời và đồng bộ từ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vu,ï kỹ thuật đến đội ngũ công nhân lao động.
Toàn ngành hiện nay có hàng trăm ngàn công nhân, nhưng theo số kiệu của Tổng công ty cao su Việt nam thì chỉ có 13 người có trình độ trên đại học, hơn 900 người có trình độ đại học và cao đẳng và chưa tới 2000 người có trình độ trung cấp. Ta thấy tỷ lệ những người có trình độ trung cấp trở lên là một tỷ lệ qúa thấp. Mặt khác, phần đông cán bộ có trình độ cao trong ngành lại thường tập trung ở các cơ sở tại thành phố cho nên đã xảy ra tình trạng thiếu cán bộ có trình độ ở cơ sở. Trong chiến lược phát triển ngành cao su từ nay đến năm 2010, nếu chúng ta không có các giải pháp bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực thì sẽ bị thiếu trầm trọng các cán bộ có trình độ quản lý cũng như có chuyên môn cao. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất các giải pháp sau:
• Về tuyển dụng, trước đây việc tuyển dụng chủ yếu dựa trên lý lịch hoặc thông qua sự giới thiệu quen biết. Nay theo chúng tôi nên áp dụng việc
tuyển dụng theo kiểu phỏng vấn rộng rãi, đặc biệt cần tổ chức thi tuyển để tìm đúng người phù hợp.
• Về đào tạo, Nhà nước và Tổng công ty cao su Việt nam nên dành một khoản kinh phí để mở rộng đào tạo các chuyên ngành nghiệp vụ của ngành cao su; cần có một chương trình đào tạo gắn với thực tiễn hoạt động của ngành; đối với các cán bộ kỹ thuật nên thường xuyên mở rộng và đào tạo chuyên sâu để cập nhật những kiến thức mới.
• Riêng đội ngũ quản trị, muốn có sự thay đổi về chất trong nền kinh tế thị trường thì Tổng công ty cao su Việt nam nên lựa chọn, sử dụng và quy hoạch đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn vững để cử đi đào tạo tiếp, đặc biệt là đào tạo sau đại học ở các nước phát triển, như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật...