- Cty cơ khí cao su Công ty kho vận
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM
3.2.4 Giải pháp về vốn
Với chiến lược phát triển đến năm 2010 đạt khoảng 700.000 ha cao su và đi cùng với sự phát triển này là sự đầu tư hàng loạt các cơ sở hạ tầng khác, như các nhà máy chế biến, cơ sở vật chất cố định khác. Đòi hỏi nguồn vốn để thực hiện chiến lược này lên đế hàng chục ngàn tỉ đồng. Để huy động được nguồn vốn này chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau:
• Đối với Tổng công ty cao su Việt nam, để phát huy vai trò chủ động của mình Tổng công ty đã thành lập Công ty tài chính, với mục đích là thực hiện việc huy động vốn, điều hòa vốn và tập trung nguồn vốn để đáp ứng cho các hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên hiện nay Công ty tài chính hầu như chưa thực hiện được chức năng của mình đó là giúp Tổng công ty thực hiện chức năng đầu tư, phát triển và mở rộng quy mô Tổng công ty.
• Mặt khác, trong chiến lược phát triển cao su tiểu điền cũng là để khắc phục tình trạng thiếu vốn hiện nay của ngành cao su Việt nam. Với chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010 là sẽ đạt được khoảng 270.000 ha do tư nhân quản lý (hiện nay mới chỉ có 90.000 ha), như vậy mỗi năm phải trồng thêm khoảng 17.000 ha. Ta thấy đây là một mục tiêu khó thực hiện nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư hiện có trong dân. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn đầu tư như hình thức ưu đãi tín dụng (về điều kiện vay vốn, về lãi
suất...) và các chính sách thu hút đầu tư hợp lý để tạo sức hấp dẫn trong đầu tư vào cây cao su của các thành phần kinh tế.
• Một biện pháp khác trong chiến lược về vốn đó là tiến hành cổ phần hóa các nhà máy chế biến cao su. Việc cổ phần hóa các nhà máy chế biến cao su không những thu hút và sử dụng vốn đầu tư nhàn rỗi trong nhân dân mà còn nhằm tăng cường hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các nhà máy này giúp đẩy nhanh tiến trình phát triển của ngành cao su Việt nam thời gian tới.