THỰC TRẠNG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển
• Giai đoạn 1975 – 1980: Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), việc tiếp quản các đồn điền và nhà máy chế biến cao su đã diễn ra. Đến năm 1977 Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty cao su, trực thuộc Bộ Nông nghiệp để làm nhiệm vụ quản lý và sản xuất kinh doanh cao su ở Miền Đông Nam Bộ. Trong giai đoạn này Tổng công ty Cao su đã nhanh chóng khôi phục sản xuất, trồng mới và tái canh tác được khoảng 14.000 ha (tốc độ phát triển bình quân 2.800 ha/năm). Tuy nhiên, do cơ sở vật chất kỹ thuật không đầy đủ, trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên chất lượng vườn cây kém, mật độ cây sống thấp, tỷ lệ thanh lý hàng năm cao (khoảng 25%), năng suất vườn cây rất thấp (khoảng 0,5 tấn/ha).
• Giai đoạn 1981 – 1985: Để đẩy mạnh việc phát triển ngành cao su, ngày 12 tháng 4 năm 1981 Chính phủ ra Nghị Định số 159/CP thành lập Tổng cục Cao su trực thuộc Chính phủ để làm nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành cao su. Trong giai đoạn này nhờ nguồn vốn dồi dào (vay của Liên xô cũ), diện tích cao su phát triển rất nhanh. Tổng diện tích trồng mới đạt khoảng 105.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 20.000 ha. Cũng trong giai đoạn này đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa cao su lên trồng đại trà ở các tỉnh Tây nguyên. Tuy nhiên chất lượng vườn cây cũng chỉ đạt được ở mức trung bình, năng suất vườn cây vẫn còn thấp (chỉ đạt khoảng 0,78 tấn/ha).
• Giai đoạn 1986 – 1990: Trong giai đoạn này toàn ngành đã trồng mới được 20.000 ha, tỷ lệ sống rất cao (khoảng 90%). Các công ty ở khu vực Miền Đông Nam Bộ đã định hình được vườn cây và hệ thống nhà máy chế biến tại chỗ. Cũng trong giai đoạn này Chính phủ đã có chính sách khuyến khích phong trào trồng cao su tiểu điền trong nhân dân.
• Giai đoạn 1991 đến nay: Năm 1990, Tổng cục cao su giải thể, Chính phủ quyết định thành lập lại Tổng công ty Cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nộng thôn. Đến năm 1995, theo Nghị định 91/TTg ngày