Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su việt nam từ nay đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

- Cty cơ khí cao su Công ty kho vận

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM

3.2.2 Giải pháp về thị trường

Thị trường mục tiêu là nơi mà ngành cao su Việt nam nhắm tới để cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân khúc thị trường là cực kỳ quan trọng của ngành cao su Việt nam trong chiến lược phát triển của mình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành cao su Việt nam bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường trong nước khá nhỏ bé, mỗi năm chỉ tiêu thụ được khoảng 20 – 25 ngàn tấn. Vậy thị trường chính của Việt nam là thị trường xuất khẩu. Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu của cao su Việt nam đã không ngừng được mở rộng và hiện đã xuất khẩu đến 36 quốc gia trên thế giới, nhưng trong đó có nhiều thị trường chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì điều kiện các nguồn lực có giới hạn nên chúng ta không thể tập trung phát triển tất cả các thị trường đó được nên cần chọn những thị trường mục tiêu và đầu tư trọng tâm vào các thị trường này. Căn cứ vào phần lý luận chung ở chương 1 và đặc điểm của ngành cao su Việt nam, chúng tôi đề nghị nên chọn thị trường mục tiêu theo những tiêu chí sau:

- Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường: thị trường có quy mô và tiềm năng tăng trưởng càng cao càng hấp dẫn.

- Mức độ cạnh tranh của thị trường: các áp lực cạnh tranh càng thấp càng hấp dẫn.

- Thị trường có vị trí địa lý càng gần, càng thuận lợi cho việc chuyên chở càng hấp dẫn.

- Rào cản thương mại đối với cao su thiên nhiên càng thấp càng thuận lợi.

- Quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Từ các tiêu chí này chúng ta có thể xác định các thị trường mục tiêu của ngành cao su Việt nam, cụ thể là:

• Thị trường Trung quốc và các nước công nghiệp phát triển Châu Á (Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Hông kông, Singapore, Malaysia).

+ Đối với thị trường Trung quốc: đây là một thị trường mục tiêu quan trọng của ngành cao su, chiếm khoảng 50 – 70% lượng cao su xuất khẩu của Việt nam. Trong thời gian qua hình thức buôn bán cao su của ta ở thị trường này chủ yếu là hình thức buôn bán tiểu ngạch qua đường mậu biên giữa hai nước. Xét trong ngắn hạn thì hình thức này có ưu điểm là khá linh hoạt, nhưng trong dài hạn thì hình thức này lại hay biến động thất thường, gây khó khăn cho việc thực hiện các chiến lược sản phẩm và thị trường. Để mở rộng và ổn định thị trường này, theo chúng tôi: thứ nhất về phía chính phủ cần xúc tiến đàm phán với chính phủ Trung quốc tiến hành các hiệp định thương mại song phương, tạo cơ hội phát triển hình thức buôn bán chính ngạch giữa hai bên; thứ hai, về phía Tổng công ty cao su Việt nam cần tổ chức lại hệ thống bán hàng, xác định các đại lý chính thức tại biên giới phía bắc; nghiên cứu thành lập xuất nhập khẩu tại Móng cái, Lạng sơn và hệ thống kho trung chuyển tại Hải phòng để tạo thuận lợi về nguồn hàng cũng như vận chuyển. + Đối với thị trường các nước công nghiệp Châu Á: đây là thị trường đầy tiềm năng, ngoài Trung quốc đây là thị trường chiến lược mà ta có lợi thế. Để mở rộng và có chỗ đứng lâu dài trên các thị trường này thì Chính phủ nên đưa thêm nội dung buôn bán cao su vào các nghị định thư ký kết với các nước này, nên chú ý thiết lập các hiệp định song phương để hưởng các ưu đãi thương mại. Về phía ngành cao su, phải tập trung các nỗ lực tiếp thị vào các thị trường này; thay đổi cơ cấu sản phẩm chủ yếu là các loại SVR 10, 20; ổn định sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì...

• Các nước Đông Aâu: chủ yếu là Nga.

Đây là thị trường truyền thống nên chúng ta hiểu khá rõ về tập quán thương mại của họ. Sau một thời gian gián đoạn, gần đây cùng với sự hội phục kinh tế của các nước này và tăng cường mối quan hệ bang giao, Chính phủ đã chấp nhận cho hàng hoá xuất khẩu Việt nam sang các nước này. Đây là thị trường rất ưu chuộng các sản phẩm cao su cao cấp mà ta có ưu thế. Vì

vậy, để thâm nhập và tạo chỗ đứng ổn định, Chính phủ ngoài việc cho phép quan hệ hàng đổi hàng, nên đưa mặt hàng cao su vào danh mục hàng hóa trả nợ. Phía ngành cao su, Tổng công ty nên thiết lập quan hệ với các bạn hàng cũ; nghiên cứu thành lập chi nhánh xuất khẩu, các kho ngoại quan đặt tạ Liên Bang Nga...

• Các nước Tây Aâu: Pháp, Italia, Anh.

• Thị trường Bắc Mỹ: chủ yếu là Mỹ.

Mỹ là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới và các nước Tây Aâu cũng là các nhà nhập khẩu lớn, song ở cả hai thị trường này thị phần cao su của nước ta không đáng kể. Đối với các thị trường này, ngoài việc ký kết các hiệp định thương mại cấp Chính phủ, việc đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO... Các doanh nghiệp cũng phải đẩy mạnh các hoạt động để tìm kiếm thông tin, tìm hiểu kỹ về đặc tính, thị hiếu và tập quán thương mại của từng nước. Mặt khác, các công ty cũng cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng nắm bắt ngay các cơ hội thâm nhập và mở rộng thị trường ở các thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược phát triển ngành cao su việt nam từ nay đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)