Lối trần thuậ tở ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 107 - 121)

M.Gorki đã từng nói: "Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả. Tác giả luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ phải hiểu họ thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo mặc dù người đọc không nhận thấy những hành động, những lời nói,

những việc làm, những mối tương quan của họ" [5,tr.247]. Trong truyện ngắn

thời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải không dừng lại ở việc trần thuật khách quan những sự việc, sự kiện mà còn hoá thân vào nhân vật, trở thành một nhân vật Tôi nào đó trong tác phẩm để quan sát và miêu tả, kể chuyện theo cách nhìn và quan điểm cá nhân. Trong truyện ngắn Nguyễn Khải, nhân vật người kể chuyện xưng Tôi xuất hiện khá nhiều. Không phải kiểu nhân vật đặc biệt do nhà văn sáng tạo ra (ví dụ như người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn), nhân vật người kể chuyện trong sáng tác Nguyễn Khải phần nhiều là

hình tượng của chính tác giả. Tất nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật người kể chuyện dạng này với con người thật của tác giả ngoài đời.

Nguyễn Khải nhập vai cái Tôi này một cách thật đa dạng, sinh động, khi thì với tư cách người chứng kiến, xác nhận (Đàn ông, Phía khuất mặt người, Một bàn tay và chín bàn tay, Lãng tử, Chuyện tình của mỗi người), khi khác là người trong cuộc, tự nếm trải giãi bày (Người ngu, Mẹ và bà ngoại, Một chiều mùa đông, Chút phấn của đời). Với sự nhập vai này, nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để phân tích và phát hiện vấn đề. Với cái Tôi riêng tư, nhân vật được soi chiếu ở nhiều góc cạnh và nhờ đó được tự do bình luận, bày tỏ quan điểm theo ý nghĩ chủ quan của mình. Sử dụng lối trần thuật theo ngôi thứ nhất, cái Tôi trong truyện ngắn Nguyễn Khải thường được thể hiện ở hai dạng:

3.2.2.1."Tôi" là nhân chứng, là người quan sát kể lại câu chuyện

Với tư cách người chứng kiến, người kể chuyện xuất hiện trong truyện ngắn ngay từ đầu. "Tôi về xã Đồng Tiến là do sự rủ rê của một người bạn" (Cái thời lãng mạn), "Mỗi lần ra Hà Nội tôi thường dùng bữa ở quán cơm

nhìn sang bãi xe khách Bến Nứa" (Chuyện tình của mỗi người), "Chúng tôi

gọi cô là cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi" (Một người Hà

Nội)... Đấy là cách mở đầu quen thuộc từ điểm nhìn trần thuật của nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ Đổi mới.

Cùng với sự mở đầu như vậy, câu chuyện được dẫn dắt theo mạch kể của người kể chuyện. Bởi nội dung kể là những sự việc, sự kiện đã từng xảy ra và nhân vật được kể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xóm giềng của người kể chuyện nên câu chuyện cũng được soi chiếu từ nhiều phía, dưới nhiều góc độ, từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại trở về quá khứ. Trong vai một người hàng xóm, Nguyễn Khải đã kể tỉ mỉ cuộc sống của chị Vách (Đời khổ), từ sự phục tùng tuyệt đối của chị đối với ông chồng vô tích sự, sự chăm lo hết lòng,

hết sức cho cái gia đình vốn không lấy gì làm bé nhỏ lắm và trên hết dưới mắt tác giả, chị là người đàn bà "vô lo, vô nghĩ". Dõi theo từng đoạn đời chị Vách, người kể luôn luôn ngạc nhiên và cũng khâm phục sức chịu đựng, hy sinh vì người khác của chị. Đứng ở một vị trí quan sát vô cùng tiện lợi - một người hàng xóm, người kể có thể nhận thấy rõ ràng mọi sự kiện trong cuộc đời chị Vách, và cuộc sống riêng tư của chị đã được nhân vật Tôi miêu tả bằng giọng kể chân thực khách quan. Ẩn sau lời văn ấy là sự chua xót, thương cảm của người kể về nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị Vách. Và nỗi xót thương đối với nhân vật đã đồng vọng trong lời bình luận của Tôi: "Vâng tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì

chúng nó đâu đến nỗi (...) chính tôi cũng muốn bật khóc".

Truyện Nắng chiều với những chi tiết, hình ảnh giản dị, người kể đã giúp người đọc hình dung cái ngọt ngào của hạnh phúc muộn mằn của những người "xế bóng". Cả cuộc đời chị Bơ phải chịu thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm. Một người đàn bà tưởng con dòng cháu giống hoá ra cả đời hầu hạ các em, các cháu, về già mới có chút hạnh phúc riêng. Tái hiện cuộc đời chị Bơ, lời kể ẩn chứa nhiều xót xa thương cảm, nhưng cũng có niềm vui, sự xúc động trước tình cảm mọi người dành cho chị. Niềm hạnh phúc đến với chị, theo người kể, một phần là do "mãnh lực tình yêu" của các cụ "không tiêu xài phung phí lúc

thiếu thời" và một phần quan trọng là "ở cái tâm tốt của con người". Qua

cuộc đời, số phận và niềm hạnh phúc của người chị họ, người kể dường như muốn khái quát lên thành vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh về hạnh phúc, tình yêu, sự bất tử của nó cũng như mối quan hệ giữa nó với chữ "tâm" của con người".

Nổi bật trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải ở những truyện thuộc dạng này là giọng điệu ngợi ca, trân trọng và kính phục đối với các nhân vật của mình. Từ bà cô trong Nếp nhà, cô Hiền (Một người Hà Nội )... hay một

nghệ nhân ở làng, đến những con người lăn lộn với thương trường hôm qua như Hiền (Tiền) và hôm nay như Lộc (Chúng tôi và bọn hắn)... Người nào cũng đẹp, cũng có một nhân cách, tuy nhân cách của mỗi người một khác theo cách ứng xử trước thời thế, nhưng họ đều là tấm gương về mặt này hay mặt kia. Tất cả các nhân vật đều sống động như trong cuộc sống thực. Chọn phương pháp kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhà văn có điều kiện bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thành nhất, đồng thời vẫn tái hiện được những nhân cách cao đẹp.

Ở truyện ngắn Cặp vợ chồng dưới chân động Từ Thức, nhân vật Tôi đến thăm gia đình Toàn. Với lòng cảm thông, khâm phục trước cuộc sống của một anh thương binh mù và người vợ tần tảo, và một niềm xúc động trước bản lĩnh sống của họ, người kể đã có những câu văn hết sức chân thành, xúc động: "Tôi bưng bát cơm gạo xấu lên mà lòng cứ ngậm ngùi. Những người

quá giàu lòng tự trọng, lại có tính hay xấu hổlà sống gian truân lắm. Nhưng

không có những con người gàn dở ấy, những số phận ít gặp may ấy thì cuộc

đời nhạt nhẽo biết chừng nào" [19,tr.283].

Có khi tác giả là người trần thuật ban đầu nhưng sau đó tham gia vào cốt truyện, gia nhập vào những cảnh ngộ để nói lên tiếng nói của người nếm trải như truyện Hai ông già ở Đồng Tháp Mười. Hai con người hoàn toàn xa lạ, nay do thời thế họ gặp nhau và dựa vào nhau để có chỗ đứng trong cuộc sống. Nhưng Nguyễn Khải không dừng lại miêu tả tỉ mỉ những biến cố trong cuộc đời họ mà chỉ dừng lại miêu tả tâm lý, tinh thần của con người trước tai hoạ. Ông Hai trải qua bi quan tuyệt vọng đã có lúc nghĩ đến cái chết nhưng nhờ có tình cảm đùm bọc, yêu thương của con người, cuộc sống của ông dần dần hồi sinh trở lại. Một con ngưòi từng biết "cái mặn chát của một kiếp người" nay đã phải ứa nước mắt "vì cái khắc nghiệt của đời cũng có mà cái bao dung của

công nhận hay không, ông không cần nói ra, miễn sao khi gặp mọi người lương tâm ông được thanh thản "không phải ngượng nghịu, xấu hổ" là được. Trực tiếp đối thoại cùng nhân vật, người kể đã phát hiện ra tiềm lực tinh thần của con người: "Cái tiềm lực của ông già lớn thật, người mạnh như thế cứ rẽ

sóng, rẽ gió mà đi, có tai hoạ rủi ro nào dám bén mảng" [19,tr.215]. Sâu sắc

hơn là tình cảm người kể chuyện đối với con người và cuộc đời: "Một gương mặt rạng rỡ, tự tin, một gương mặt nhẫn nhục chịu đựng, hai gương mặt của một kiếp người sao khéo gặp nhau để gợi nên một niềm vui, một niềm tin mà

chỉ lúc đứng tuổi mới nhận ra cái ý nghĩa thâm trầm của nó" [19,tr.223].

3.2.2.2. "Tôi" là nhân vật chính tự kể về mình

Sáng tác theo kiểu trần thuật này là cái Tôi tự bộc bạch tâm tư tình cảm của mình, chủ thể trần thuật được "nhân vật hoá" trực tiếp làm người kể chuyện, kể lại chuyện của chính mình. Cái Tôi của người kể chuyện nhiều khi trùng hợp với các sự kiện đời sống và tâm tư tình cảm của bản thân nhà văn. Nhưng cũng có khi chỉ để thể hiện "cái ngoài mình", một hiện thực cuộc sống được "khúc xạ qua lăng kính của nhà văn". Và khi đó cái Tôi không hoàn toàn đồng nhất với số phận, tính cách của nhà văn. Kiểu trần thuật này được thể hiện qua các tác phẩm: Một giọt nắng nhạt, Nghề văn cũng lắm công phu, Chút phấn của đời, Anh hùng bĩ vận... Những sáng tác trên đều là

"hình thức trần thuật có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ" [33,tr.150].

Người trần thuật ở đây hoàn toàn nhập vào nhân vật để quan sát, giãi bày, tự mổ xẻ, phân tích nội tâm của mình. Tác giả là người hướng vào diễn biến tâm lý bên trong của cái Tôi đang ở vai trò người kể chuyện. Chuyện được kể theo trình tự thời gian, với lối nói dung dị, chân dung người kể chuyện dần dần hiện ra trước mắt độc giả với những nét dáng và phẩm chất cụ thể. Người vợ- người mẹ trong Chút phấn của đời tự thuật lại câu chuyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với một sự tự ý thức về bản thân cao độ. Đó là một người phụ nữ tuổi ngoài 40 mà vẫn đẹp, vẫn đầy sức thu hút và chinh phục người khác phái. Người phụ nữ ấy có quyền mơ ước một cuộc sống cao sang và hoàn toàn có thể thực hiện được niềm mơ ước ấy. Thế nhưng, không chạy theo những ảo tưởng xa xôi. người đàn bà đẹp đã ý thức về vị thế của mình, ý thức được quy luật của sự "cho" và "nhận" trong cuộc sống. Nhập vai vào nhân vật, thể hiện nội tâm đầy phức tạp của người phụ nữ đẹp chấp nhận cuộc đời làm vợ, làm mẹ bình thường với biết bao vất vả, người kể chuyện đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu mọi cung bậc tình cảm và tâm hồn nhân vật. Lời tâm sự của nhân vật trong trang sách ta nghe như lời chuyện trò, giãi bày của một người bạn ở ngoài cuộc đời: "Tôi vẫn vui chứ! Nhưng là niềm vui của sự cho, của hy sinh, nó là chút phấn của đời giúp mình sống yên ổn những năm còn lại. Ở hoàn cảnh tôi, ở lứa tuổi tôi còn mong được nhận để bù lại nhiều năm đã thiếu tức là tìm niềm vui trên gai nhọn. Tôi còn có nhiều máu đâu để hy vọng

hồi sinh. Đó là một bí mật nho nhỏ tôi muốn giữ riêng cho tới khi chết" (Chút

phấn của đời).

Trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới "có một người kể

chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là "Chú Khải", "Ông Khải..."

cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về

mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương" [4,tr.141]. Trong lời Tự

bạch, nhà văn đã từng tâm sự: "Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tuểu thuyết chỉ có chuyện của người không có chuyện của mình thì mạng sống của nó không thể dài hơn một bài báo (...) Mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi, nói cho cùng đều là tôi cả hoặc có thể là tôi, nên có những truyện được viết cách đây đã trên dưới bốn chục năm, nay đọc lại vẫn đem lại cho tôi nhũng

cảm nghĩ bây giờ, những xúc động bây giờ" [26,tr.421]. Tâm lý chung của

thân của mình ra mà kể, chờ đợi một lời khuyên bảo, phán xét từ phía người nghe thì giữa độc giả và tác giả tự nhiên thiết lập mối quan hệ tâm tình bè bạn. Tâm lý đó rất thuận lợi để tiếp nhận thái độ yêu ghét của người kể thể hiện qua giọng kể nói riêng và tác phẩm nói chung.

Người ta thấy, "Nguyễn Khải hay viết về bản thân mình, một lối hồi ký,

tự truyện" (Nguyễn Đăng Mạnh). Và trong thế giới nghệ thuật của ông, người

ta thường thấy có bóng dáng ông, hình mẫu lí tưởng của ông hay bóng dáng những người dì, người mẹ, bóng dáng những kỷ niệm ngọt ngào và cay đắng của tuổi thơ ông. Ông khai thác triệt để vào cái kho kinh nghiệm riêng, vốn trải nghiệm riêng của mình để viết nên nhiều truyện ngắn mang tính chất hồi ức. Cầm bút viết văn, Nguyễn Khải nghĩ: "Tôi đã gặp lại chính tôi, gặp lại

những người thân thiết của tôi để có dịp nhìn lại, ngẫm lại" con người và

cuộc đời (Hồi ức). Đó là những câu chuyện rất thật, rất chân thành, rất xúc động, bởi "mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi, nói cho cùng đều là tôi cả

hoặc có thể là tôi". Nhà văn chỉ có thể đặt bút viết nếu "được chạm vào việc

và những cảnh ngộ có thật trong cuộc sống" và "tôi chỉ mượn cái vỏ, cái xác

của người này, người kia, còn cái hồn phải là của chính mình" [19, tr6-7].

Đem cuộc đời của mình ra viết với một sự thành thực như 'lộn trái" bản thân, truyện ngắn Nguyễn Khải nhiều lúc giống như tự truyện. Ở những truyện ngắn này, người kể chuyện thường đống vai nhân vật "Tôi", là "Ông Khải", "Chú Khải" với rất nhiều chi tiết tự truyện. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhân vật này xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Khải một cách khá dày đặc, phổ biến và chiếm tới 2/3 số lượng truyện ngắn của ông. Nếu xâu chuỗi các sự kiện mà các nhân vật kể trong truyện ngắn thì ta nhận ra bóng dáng, tiểu sử, những mốc thời gian trong cuộc đời của bản thân nhà văn. Chẳng hạn những ngày tháng ông cùng mẹ và em trai về sơ tán ở Hư ng Yên, những ngày tháng sống ở bãi Phúc xá, phố Đỗ Hữu Vị, gia nhập đội dân quân

tự vệ... Nguyễn Khải rất có ý thức trong việc xây dựng cái "Tôi" tự hoạ này. Trong nhiều truyện của ông, cái nổi bật không phải là những tình tiết li kì hay những nhân vật khác lạ, mà chủ yếu xoay quanh những suy ngẫm, thái độ, tình cảm hay cách đánh giá của cái "Tôi" - nhà văn về cuộc sống và con người.

Ở truyện ngắn Một giọt nắng nhạt người ta thấy Nguyễn Khải đã đưa tất cả cuộc đời lai lịch riêng lên trang giấy, cái "cánh cửa bị đóng chặt" (theo cách nói của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn) đã được mở toang ra. Tác giả đem đời tư của mình viết nên những dòng tự truyện hấp dẫn. Mạch trần thuật trong Một giọt nắng nhạt luôn được nối tiếp, đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nhân vật Tôi sau những gì mà tuổi ấu thơ của mình từng nếm trải, đã ý

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 107 - 121)