truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có một vị trí rất quan trọng, nó "cần thiết cho sự sắp xếp liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho tác phẩm có cùng một âm hưởng, một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, trình độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể
chuyện với các hình tượng, các sự kiện được miêu tả". Giọng điệu chính là
thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn.
Bất kì một nhà văn nào khi sáng tạo ra tác phẩm đều mong muốn tạo ra được một phong cách nghệ thuật riêng. Giọng điệu trần thuật góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Như vậy, nếu có một giọng điệu phù hợp sẽ giúp câu chuyện sinh động hơn và thể hiện sâu sắc lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
"Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự
sự của nhà văn" [39,tr.122]. Những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn
Khải đạt nhiều thành công một phần cũng nhờ giọng điệu trần thuật khá hấp dẫn. Đó là giọng văn "vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, hiền hoà thuần thục" [13,tr.59].
Trong suốt ba mươi năm 1945 - 1975, văn học Việt Nam đứng trước những yêu cầu đa dạng của xã hội: một mặt là những yêu cầu tất yếu của con
người trong cuộc sống hoà bình sau hàng chục năm chiến tranh, mặt khác phải tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang chống xâm lược. Một thời kỳ văn học như thế, tất nhiên phải khai thác vào những nguồn tình cảm lớn nhất, tha thiết nhất: "Lòng yêu nước, căm thù giặc, tình đồng chí, tình quân dân" [23,tr.31] và lẽ đương nhiên, văn xuôi giai đoạn này có sự nhất quán về giọng điệu. Đó là giọng khẳng định, ngợi ca với thái độ tin tưởng, lạc quan bao trùm hầu khắp các tác phẩm của các tác giả. Sáng tác của Nguyễn Khải nằm trong mạch chung ấy, nhưng nhà văn vẫn tạo cho mình một chất giọng riêng vừa say mê trong ngợi ca khẳng định, vừa lạnh lùng tỉnh táo trong phê phán, lại vừa có chất riêng của suy tư chính luận
Sau 1980, khi chiến tranh qua đi, nhịp sống đời thường trở lại, con người trở về với cái hối hả, bon chen của cuộc sống đời thường. Từ một nền văn học mang tính độc thoại giờ đây chuyển sang đối thoại với bạn đọc về những vấn đề của cuộc sống, văn học không chỉ ngợi ca mà cần phải có đối thoại, nó chính là biểu hiện của mối quan hệ bình đẳng giữa nhà văn và độc giả. Và Nguyễn Khải như một nhà "nghiên cứu đời sống" đã tạo nên nhiều cuộc đối thoại lý thú trong tác phẩm của mình.
Chất liệu hiện thực đời sống ngổn ngang, bề bộn đã tìm thấy ở giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải một phương thức thể hiện phù hợp. Nhà văn nhìn cuộc sống qua lăng kính đời tư - thế sự, quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân nên giọng điệu trần thuật của ông giờ đây mang tính bình đẳng, đặc biệt là tính nhiều giọng điệu. "Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống,
chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu"
[9,tr.92]. Càng những sáng tác sau này, tính một giọng bớt dần đi, tính đa giọng điệu trong tác phẩm của nhà văn ngày càng được gia tăng và xuất hiện tính chất đối thoại trong văn đa thanh. Mạch văn của Nguyễn Khải bây giờ có nhiều giọng nói đan xen: "giọng tác giả, giọng nhân vật, giọng người kể
chuyện với nhiều sắc thái âm điệu khác nhau, hoà trộn, đan xen, tranh cãi và
đối đáp, tạo dựng một lối văn tiểu thuyết đa thanh hiện đại" [40].. Giọng điệu
trần thuật trong các truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới đã góp phần hình thành nên một phong cách văn học - phong cách Nguyễn Khải.
Sau đây, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những giọng điệu trần thuật cơ bản trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới: giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ; giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tự trào; giọng điệu tranh biện và giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý.
3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ
Từ những truyện ngắn trước 1975, văn chương Nguyễn Khải đã thể hiện giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ. Đến những truyện ngắn sau 1975, giọng điệu này càng được thể hiện rõ nét. Với cái nhìn từng trải, đầy chiêm nghiệm, nhà văn xót thương cho những con người có số phận bất hạnh, những con người lương thiện chịu nhiều thiệt thòi, những con người đã một thời cống hiến cho cách mạng nay đã về hưu, không còn là nhân vật chính của cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp. Giọng điệu xót xa, thương cảm được thể hiện qua các tác phẩm: Lạc thời, Sống giữa đám đông, Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Một bàn tay và chín bàn tay, Ông cháu...
Có thể nhận thấy rất rõ giọng điệu này trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải khi ông viết về những con người lương thiện chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Trong truyện Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, giọng điệu xót xa, thương cảm thể hiện trong lời người kể chuyện về cuộc đời của hai vợ chồng anh Toàn. Anh Toàn bị mù, cuộc sống của gia đình dồn hết vào đôi vai người vợ. Bao nhiêu khó khăn của cuộc sống một mình vợ anh gánh vác: "Đẻ ba bận, rồi con ốm, rồi chồng đau, việc ngoài đồng, việc trong nhà, việc họ, việc làng, tính toán công nợ, tính toán no đói, một mình chị phải cắn răng
người vợ: "Mười lăm năm làm vợ, làm mẹ, đã phải nuốt đi bao nhiêu buồn
tủi, bao nhiêu cay đắng". Nhưng bù lại chị đã có một gia đình hạnh phúc. Nhà
văn đã dành tình cảm thương yêu, sự cảm thông chia sẻ của mình với vợ chồng anh Toàn: "Tôi bưng bát cơm gạo xấu lên mà lòng cứ ngậm ngùi Những người quá giàu lòng tự trọng, lại có tính hay xấu hổ là sống gian truân lắm. Nhưng không có những con người gàn dở ấy, những số phận ít gặp
may mắn ấy thì cuộc đời nhạtnhẽo biết chừng nào" [30,tr.288].
Kết thúc chiến tranh, người chiến sĩ trong Một bàn tay và chín bàn tay may mắn trở về, nhưng cơ thể anh không còn nguyên vẹn: "Cái mảng thịt bầy nhầy với những hốc mắt, hốc mũi, lỗ miệng như một đầu người đang tan
rữa trong lòng đất vừa được móc lên". Giọng điệu xót xa của nhà văn đã diễn
tả nỗi đau của người lính khi chia tay với người bạn gái và khi gặp lại người mẹ của mình: "Lần đầu tiên anh được biết một nỗi buồn rất đáng sợ, buồn đến xé ruột xé gan, không chết được nhưng cũng không thể sống nổi (...) Mẹ anh đã nhon nhón đi tới... Anh ngồi im, mồ hôi vã ra như kẻ sắp bước lên đoạn đầu đài. Anh có thể chịu được nhát chém nhưng không chịu được tiếng
khóc, tiếng kêu của mẹ". Dường như Nguyễn Khải vừa viết vừa cố ghìm lòng
mình lại, và phía sau trang giấy là nỗi xót xa thương cảm cứ trào dâng. Hai con người bị tàn phá bởi chiến tranh đã cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc ấm no. Ngắm nhìn cặp vợ chồng hạnh phúc ấy, nhà văn "đột nhiên
thức ngộ": "Cứ nhìn xem, hai cái thân xác đã bị đốt cháy, đã bị băm nát, chỉ
còn đợi thành bọ, thành bùn rồi mà vẫn hồi sinh được, vẫn làm cho mình trở thành bất tử bằng dòng giống của mình, bằng sự nghiệp của mình và bằng
một tình yêu không dễ mấy ai quên" [19,tr.349].
Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ vang lên trên những trang truyện ngắn khi nhà văn viết về những con người bất hạnh: đó là hai ông cháu (Ông cháu), là chị Vách (Đời khổ). Từ niềm xót xa, thương cảm cho số phận của
họ, Nguyễn Khải đã cảm thông chia sẻ nỗi đau khổ của các nhân vật. Trong
Ông cháu, người đọc cũng dễ nhận ra giọng điệu xót xa, thương cảm của nhà văn khi ông miêu tả hai ông cháu ăn xin nghèo khổ. Đó là những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật người ông khi con trai chết: "Tại sao ông thì khoẻ thế mà con ông lại bệnh tật thế ? Tại sao ông không chết mà con ông lại chết
để vợ nó chịu cảnh goá bụa sớm ? Tại sao ông nghèo thế...". Niềm thương
cảm của tác giả gửi gắm trong từng câu văn: "Bữa ăn nào ông nó nuốt cũng nghẹn, hết nghẹn đến nấc, mặt tím bầm, nước mắt ứa ra giàn giụa. Mẹ nó lườm bố chồng rồi lại cắm cúi ăn. Còn nó vừa ăn vừa nhìn trộm ông nó, chỉ
muốn oà khóc vì thương ông quá" [19,tr.313]. Và cậu bé, lẽ ra ở tuổi mười ba
em vẫn được đi học, vui chơi như những bạn khác, vậy mà tác động của cuộc đời như làm em vụt lớn hơn, chín chắn hơn từ suy nghĩ đến hành động, em sung sướng đã có công việc để "nuôi ông nó chứ không để ông nó phải điăn xin". Nhà văn đã đem đến một cái nhìn nhân bản về cách lựa chọn của người ông ở cuối truyện, một sự lựa chọn đau đớn, nhức nhối, nhưng bên cạnh đó là "niềm vui của sự cho, của hy sinh".
Còn đây là giọng xót xa, khi nghe chị Vách (Đời khổ) kể về cuộc đời mình. Dõi theo từng đoạn đời chị Vách, người kể luôn luôn ngạc nhiên và khâm phục sức chịu đựng, hy sinh vì người khác của chị: "Chị không có ý thức về sự tồn tại của chính mình... chỉ làm thôi, làm không biết mệt nhọc,
đến ốm đau, đến nguy hiểm" [19,tr.273]. Ẩn sau những lời văn ấy là sự chua
xót, thương cảm của nhà văn về nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị. Giọng điệu xót xa, cảm thông thể hiện rõ nhất khi tiếng khóc ai oán của chị vang lên cuối truyện. Giọt nước mắt đắng cay tự nó nói lên tất cả. Và nỗi xót thương nhân vật đã đồng vọng trong lời bình luận của Tôi: "Vâng tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì
chúng nó đâu đến nỗi...Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng tắc nghẹn lại,
chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc" [19,tr.277].
Giọng điệu trần thuật trong các truyện Lạc thời, Sống giữa đám đông,
như đã cảm nhận đến tận cùng nỗi niềm, tâm trạng của những con người lạc thời trong xã hội hiện tại. Lạc thời là truyện ngắn thể hiện rõ nét giọng điệu xót xa, thương cảm của nhà văn Nguyễn Khải. Trên từng trang truyện ngắn, tâm trạng nặng nề, chua chát, đau đớn, thấm đẫm nỗi buồn, sự cô đơn của nhân vật cứ trở đi trở lại. Đó là nỗi buồn được khắc họa trên khuôn mặt của ông Trắc: "Gương mặt được tạc bằng cái buồn, bằng những thất vọng, bằng nhiều chán chường và sự cam chịu. Gương mặt của tháng chạp. Một đời
người sắp kết thúc" [19,tr.350]. Giọng điệu xót xa, đau khổ, tê tái thấm đẫm
trong từng suy nghĩ của nhân vật, trong những dòng độc thoại nội tâm đầy trăn trở: "Có ai nỡ đối xử với ông như trong cái ngày vừa rồi, một ngày thật buồn, như lần đầu ông nhận ra cái mặt thừa của mình, những lời nói thừa, cả chỗ ngồi chỗ đứng cũng hoàn toàn thừa. Không ai cần đến ông cả, không ai
muốn sự có mặt của ông ở bàn tiệc đãi đằng bạn bè của họ" [19,tr.351]. Nỗi
đau tê tái thấm vào trong từng lời văn, có lúc như tiếng nấc ai oán: "Nhưng mà họ quên tôi rồi. Tôi ngồi sờ sờ ở đây họ vẫn muốn quên, một lời mời cho tử tế cũng chẳng có. Vì quen biết tôi, bầu bạn với tôi các vị ấy chả được một chút lợi lộc gì. Tôi không có tiền, lại không có danh, có khi còn gây phiền...
Buồn nhỉ ? Tôi buồn quá các người ơi !" [19,tr.356]. Đọc đoạn văn, chúng ta
cảm nhận được một nỗi niềm chua xót khôn nguôi về lẽ đời, về tình người. Văn Nguyễn Khải viết rất đôn hậu. Một tấm lòng yêu thương và trân trọng con người như thế văn làm sao mà lạnh lùng được. Đây là đoạn văn tác giả viết về cái chết của nhà thơ Hồ Dzếnh: "Khi biết mình không sống nổi ông đòi về nhà. Các con trai thuê xe của bệnh viện đưa ông về lúc nửa đêm vì ông đã hấp hối. Bà vẫn thức để chờ, vừa nghe tiếng còi xe đã mở toang hai cánh
cửa để đón chồng lần cuối. Hai anh em cáng bố đã hôn mê đặt lên cái giường của bố mẹ. Bà quỳ một bên giường nhìn chằm chằm vào gương mặt đã vàng như sáp của chồng, ruột đau như xé nhưng không khóc được. Ông chợt cựa mình, mở mắt ngước nhìn lơ láo, gọi nhỏ: "Mình ơi!" Rồi ông tắt thở luôn. Suốt mấy năm bà sống với giây phút vĩnh biệt từng giờ, nửa đêm thức giấc lại nghe có
ai gọi "Mình ơi!" ". Đấy chính là đoạn thơ về tình yêu thắm thiết và sâu sắc.
Đứng trước mỗi cảnh đời, mỗi số phận, mỗi niềm vui hay nỗi buồn của các nhân vật, giọng văn của người kể bộc lộ niềm xót xa, cảm thông chia sẻ. Gặp ông Hai (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười) trong dáng vẻ e ngượng, nép mình trước mọi người, tác giả "trông người mà ngẫm đến ta", lại ngậm ngùi nhớ đến cảnh mình phải sống cuộc đời ăn gửi nằm nhờ thuở nào, lại càng thương mình và thương cho nhân vật: "Tôi rất đói, bữa ăn nấu ngon nhưng không tài nào nuốt nổi, như có tuổi thơ mình trong đó, thương mình một chút
nhưng thương người còn nhiều hơn" [12,tr.87]. Giọng điệu của người kể
không khỏi ngậm ngùi, xót xa: "Lúc khôn ra, hiểu ra, tỉnh ra thì già mất rồi, làm lại không được nên buồn, buồn và giận, giận mình là chính chứ không giận đời".
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy: Khi viết về số phận của con người trước những xáo trộn của thời thế, nhà văn thực sự xót xa, thương cảm. Thương cho người, thương cho đời và thương cho mình. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khải sử dụng rất nhiều từ "buồn" để diễn tả tâm trạng của con người trước sự đổi thay của thời thế. Trong nhiều truyện ngắn thời kỳ đổi mới của nhà văn, chúng tôi bắt gặp rất nhiều từ "buồn". Nhân vật buồn, người kể chuyện buồn...nỗi buồn giăng mắc khắp các truyện ngắn của Nguyễn Khải.
- Chỉ buồn thôi. No ăn mà buồn. Không phải lo nghĩ mà lại buồn. Ngày
đi rất nhiều vì không có những bất ngờ, những may rủi, không có những thăng trầm.
- Chuyện của xã N buồn là thế, nhưng nghĩ cho cùng chẳng có gì đáng
để buồn. Có chăng là buồn cho cái thân phận của riêng mình mà thôi. Bởi
một đời người là rất ngắn (Anh hùng bĩ vận).
- Rồi cậu xem, kết thúc câu chuyện này sẽ là ba cái xác chết. Nghe không
thể tin được mà hoá ra là chuyện có thể xảy ra. Buồn nhỉ (Đổi đời).
- Một khoảng thời gian đủ dài để gói gọn một cuộc chiến tranh, nhiều
đời người, nhiều buồn vui và bao nhiêu là thay đổi trong các mối quan hệ.
Như đã sang hẳn một kiếp khác.
- Lúc khôn ra, tỉnh ra, hiểu ra thì già mất rồi, làm lại không được, nên