Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 82 - 84)

- Thứ nhất: Đó là Nhận thức của cán bộ và nhân dân trong huyện nhất là của những ngƣời nghèo về xóa đói giảm nghèo còn rất hạn chế. Một khi cán bộ các cấp của huyện còn xem đây là công việc của Ban XĐGN, của cấp trên thì công cuộc XĐGN của huyện không thể đạt kết quả nhƣ mong đợi. Một khi ngƣời nghèo không có ý thức vƣơn lên để thoát nghèo, tự chấp nhận tình trạng nghèo hoặc ỷ lại vào sự trợ giúp của chính quyền, đoàn thể, cộng đồng thì chính sách XĐGN đều không đƣa lại kết quả XĐGN bền vững.

- Thứ hai: Sự kết hợp hài hòa giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền với các đoàn thể, giữa chính quyền đoàn thể với cộng đông dân cƣ, doanh nghiệp trong công tác XĐGN ở huyện còn lỏng lẻo, phân công, phân cấp còn chồng chéo. Vì thế không có đƣợc sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của công tác XĐGN.

- Thứ ba: Năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chỉ đạo hoặc tham gia công tác XĐGN ở huyện còn nhiều hạn chế. Đó là năng lực tuyên truyền, vận động ngƣời nghèo tham gia tích cực vào các chƣơng trình dự án giảm nghèo, tự giác vƣơn lên để thoát nghèo. Năng lực vận dụng chính sách giảm nghèo của nhà nƣớc vào thực tiễn của huyện, của xã. Năng lực chuyên môn liên quan đến các hoạt động nằm trong nội dung của chính sách XĐGN( quy

72

hoạch, kế hoạch, tài chín, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến lâm, kiểm tra, giám sát...)

- Thứ tƣ: Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình XĐGN ở huyện còn chƣa đƣợc coi trọng, nhiều khi mang tính hình thức. Vì vậy những lệch lạc, sai sót, hạn chế trong hoạt động XĐGN là tất yếu.

73

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện quang bình, tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 82 - 84)