nghèo
* Thuận lợi
- So với nhiều huyện trong tỉnh Hà Giang huyện Quang Bình có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đó là sự phong phú, đa dạng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngoài vùng núi cao huyện còn có vùng đồi núi thoải, các thung lũng với những dải đất băng và những cánh đồng.
- Kinh tế tăng trƣởng khá theo hƣớng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tƣơng đối phát triển là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện xóa đói giảm nghèo
- Là một huyện đa dân tộc, đa văn hóa với những nét văn hóa đặc sắc, y tế, giáo dục tƣơng đối phát triển.
52
* Khó Khăn
- Về căn bản Quang Bình vẫn là huyện nông nghiệp, ở đó còn tồn tại lối canh tác cũ, lạc hậu. Công nghiệp và dịch vụ chƣa phất triển tƣơng xứng với tiềm năng của huyện.
- Do địa hình phức tạp đƣờng xá đi lại khó khăn, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đất đai có kết cấu kém nên mùa mƣa thƣờng xuyên xảy ra lốc xoáy, lũ quét, sạt lở đất do đó có nhiều ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân và vì vây ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác XĐGN.
- Là huyện miền núi có 17 dân tộc cùng sinh sống nên công tác tuyên truyền các chủ trƣờng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác XĐGN gặp rất nhiều khó khăn.
- Trình độ dân trí còn thấp nên nhận thức về xóa đói giảm nghèo còng hạn chế, việc áp dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả XĐGN chƣa cao.
- Cơ sỏ hạ tầng của các xã trong huyện còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc những nhu cầu cơ bản của nhân dân.
- Các dịch vụ an sinh xã hội chƣa đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu trong công XĐGN trên địa bàn huyện.