1.2.2.1. Khái niệm
Xóa đói giảm nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử, vì đói nghèo vẫn còn tồn tại khi nền kinh tế thị trƣờng vẫn còn chi phối và tồn tại sự khác biệt về năng lực, thể chất, địa vị xã hội… giữa các cá nhân, các hộ gia đình. Do đó, chỉ có thể từng bƣớc giảm nghèo. Chỉ khi xã hội loài ngƣời đạt tới trình độ xã hội cộng sản chủ nghĩa nhƣ Mác, Ăngghen dự báo, hiện tƣợng nghèo không còn, thì sẽ không còn việc giảm nghèo.
Giảm nghèo ở nƣớc ta chính là từng bƣớc thực hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hƣớng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ ngƣời nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bƣớc thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo.
Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, của phƣơng thức sản xuất có thể coi là một cuộc cách mạng trong kinh tế diễn ra hết sức khó khăn và lâu dài. Hồ
15
Chí Minh đã từng nói: “thắng đế quốc và phong kiến là tƣơng đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều”. Do đó bên cạnh quá trình chuyển đổi phải có chính sách xã hội có tính chất hỗ trợ giúp ngƣời nghèo vƣơn lên vƣợt qua cửa ải nghèo đói. Dƣới góc độ kinh tế đây cũng là hình thức phân phối lại phần thặng dƣ trong xã hội cho ngƣời nghèo và cũng là một khía cạnh của giảm nghèo.
Chính sách xã hội ở nƣớc ta đã thực hiện sâu rộng trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và đƣợc tiếp tục thực hiện ngay từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực tế này khẳng định, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm nhận thức đƣợc những khiếm khuyết nhƣ nạn thất nghiệp, chênh lệch về thu nhập, phân hóa giàu nghèo, nghèo đói, tệ nạn xã hội… trong quá trình phát triển những tác động tiêu cực này nếu không đƣợc chú trọng giải quyết sẽ trở thành lực cản đối với quá trình đổi mới và phát triển, gây tổn thất lớn cho xã hội.
Xóa đói giảm nghèo là phát triển vốn nhân lực của ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có cơ hội trong phát triển, thoát nghèo. Đây chính là giải pháp tối ƣu để giải quyết mối quan hệ giữa XĐGN với tăng trƣởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên XĐGN không chỉ tạo điều kiện cho tăng trƣởng kinh tế mà còn nâng cao năng lực con ngƣời, tạo môi trƣờng chính trị, xã hội và kinh tế ổn định, giảm nguy cơ rủi ro cho con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng. Nói cách khác XĐGN là một trong những nội dung quan trọng của sự phát triển, vì XĐGN chính là tháo gỡ một trong những mắt xích trọng yếu nhất của sự phát triển bền vững. Chính sách XĐGN là phải gắn với phát triển và coi đầu tƣ cho XĐGN cũng là đầu tƣ cho phát triển, chăm lo đến con ngƣời, hƣớng vào phát triển con ngƣời, xây dựng một xã hội mà ở đó
16
mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Có thể nói rằng, XĐGN vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững .
1.2.2.2. Nội dung xóa đói giảm nghèo
Để XĐGN theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các quốc gia cần xây dựng và thực hiện chiến lƣợc tăng trƣởng vì ngƣời nghèo. Chiến lƣợc này phải đảm bảo thu nhập của ngƣời nghèo tăng nhiều hơn so với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn qui định. Trong đó, vai trò của Chính phủ phải hƣớng vào hoạch định chính sách, thể chế vĩ mô, cung cấp dịch vụ công, nhất là dịch vụ xã hội cơ bản; phát huy vai trò của khu vực tƣ nhân trong đầu tƣ tăng trƣởng, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội vào công cuộc XĐGN. Các chính sách và chƣơng trình giảm nghèo phải hƣớng vào khuyến khích xã nghèo, hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo trên cơ sở nâng cao năng lực thị trƣờng và đa dạng hóa sinh kế cho ngƣời nghèo. Một khi ngƣời nghèo tham gia tích cực vào thị trƣờng, trở thành chủ thể, chủ động trên thị trƣờng sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập đa dạng hơn và khắc phục tính thụ động, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nƣớc.
Có thể mô hình hóa giảm nghèo theo hƣớng tiếp cận thị trƣờng và khuyến khích thoát nghèo nhƣ sau: XĐGN hƣớng tiếp cận thị trƣờng và khuyến khích thoát nghèo phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách hƣớng vào nâng cao năng lực thị trƣờng cho ngƣời nghèo (tăng cƣờng vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn tự nhiên và vốn xã hội); xóa bỏ các rào cản, mở rộng cơ hội cho ngƣời nghèo, xã nghèo tiếp cận chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tiếp cận các thị trƣờng cơ bản (đất đai, lao động, vốn, thị trƣờng hàng hóa đầu vào, đầu ra…) nhằm đa dạng hóa sinh kế, việc làm và thu nhập cho ngƣời nghèo, khuyến khích họ tự mình vƣơn lên thoát nghèo vững chắc.
17
Phần đông dân số nƣớc ta còn có mức sống thấp xấp xỉ chuẩn nghèo. Ngƣời nghèo còn ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và dễ bị tổn thƣơng trƣớc những rủi ro trong cuộc sống nhƣ thiên tai, mất mùa, ốm đau… nên khả năng tái nghèo cao, làm cho những thành tựu XĐGN thiếu bền vững. Hiện nay Việt Nam còn trên 2.300 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, chiếm tỉ lệ khoảng 22% tổng số xã trong cả nƣớc. Chênh lệch về mức sống của các vùng, các nhóm xã hội tuy chƣa cao, nhƣng có xu hƣớng tăng lên. Nguồn lực có thể huy động cho XĐGN so với nhu cầu còn quá hạn hẹp.
Để thực hiện công tác XĐGN theo hƣớng bền vững cần những hoạt động ƣu tiên nhƣ:
* Tạo lập môi trường phát triển kinh tế - xã hội
Để xoá đói giảm nghèo theo hƣớng bền vững, việc tạo lập môi trƣờng phát triển KT-XH là nội dung quan trọng hàng đầu, nó không chỉ có tác dụng định hƣớng cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, mà còn có tác dụng đảm bảo việc xoá đói giảm nghèo diễn ra theo hƣớng bền vững lâu dài. Nhờ sự phát triển KT-XH sẽ có nguồn lực vật chất to lớn để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động nói chung, cho ngƣời nghèo nói riêng. Việc tạo lập môi trƣờng phát triển KT-XH là cơ sở để đề ra luận chứng mục tiêu, quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển KT-XH phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trên từng địa bàn. Khi có đƣợc một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả thì sẽ có định hƣớng phát triển và phân bố các ngành, lĩnh vực then chốt và lựa chọn cơ cấu đầu tƣ một cách hợp lý, cho phép khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
* Xây dựng các chương trình dự án phát triển sản xuất, hỗ trợ người nghèo
Để xoá đói giảm nghèo theo hƣớng bền vững cần có một chƣơng trình giảm nghèo chung và toàn diện, bao gồm hệ thống các chính sách xoá đói giảm nghèo; lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung, thống nhất các chƣơng
18
trình, dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo trong đó tập trung vào các lĩnh vực:
- Hỗ trợ sản xuất tạo thu nhập cho hộ nghèo
Chính sách tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có ngƣời khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.
Chính sách hỗ trợ sản xuất, hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
Chính sách tạo việc làm cho ngƣời nghèo, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo.
- Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo và dạy nghề cho người nghèo
Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Thực hiện chính sách ƣu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; ƣu tiên đầu tƣ trƣớc để đạt chuẩn cơ sở trƣờng, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ dạy nghề cho ngƣời nghèo, ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ cơ sở trƣờng, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo.
- Hỗ trợ y tế, văn hóa và các dịch vụ
Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với ngƣời thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dƣỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo;
19
Tăng cƣờng chính sách ƣu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ƣu đãi đầu tƣ trƣớc để đạt chuẩn cơ sở trạm y tế ở các xã, xã nghèo.
Hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nƣớc, vƣơn lên thoát nghèo.
Hỗ trợ ngƣời nghèo hƣởng thụ văn hoá, thông tin, đƣa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp ngƣời nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gƣơng thoát nghèo.
- Hỗ trợ An sinh xã hội
Hỗ trợ các đối tƣợng bảo trợ xã hội, xem xét giải quyết kịp thời các chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội, ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi, ngƣời tàn tật nặng, gia đình đơn thân nghèo nuôi con nhỏ, ngƣời và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, thiếu đói giáp hạt... theo các chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, đảm bảo ổn định đời sống các đối tƣợng khó khăn yếu thế.
Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nƣớc sinh hoạt cho hộ nghèo khu vực các xã khó khăn xa xôi heo lánh để cải thiện điều kiện sống, ƣu tiên hộ nghèo ở ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật.
Ngoài ra, đối với các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhà cần có các chính sách đặc thù nhằm huy động nguồn lực để tập trung giảm nghèo nhanh cụ thể nhƣ: Chính sách, cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở các thôn, bản, xã ; Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí; Hỗ trợ của các doanh nghiệp. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Dự án đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng; Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
20
- Nâng cao năng lực và tuyên truyền về công tác xoá đói giảm nghèo
Đây là giải pháp quan trọng để chính quyền các cấp thực hiện XĐGN. Giải pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức đối thoại chính sách, xác định năng lực tham gia của ngƣời dân, nâng cao năng lực cộng đồng; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo, tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về XĐGN, kinh nghiệm, mô hình XĐGN thành công của các địa phƣơng, cộng đồng và ngƣời nghèo.
- Công tác XĐGN là công tác trọng tâm của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo có tƣ liệu và phƣơng tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh lƣơng thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vƣợt qua nghèo đói, tạo cơ hội để ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nƣớc sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm XĐGN bền vững. Đồng thời hỗ trợ các xã nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ.
- Tập trung giúp cho các địa phƣơng nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hóa, cơ cấu lao động theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.
- Kết hợp chặt chẽ chƣơng trình XĐGN với các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; xây dựng và quy hoạch lại các cụm dân cƣ; khuyến khích làm giàu chính đáng và hợp pháp, đi đôi với đẩy mạnh XĐGN, nâng nhanh mức sống nhân dân ở các xã nghèo,
21
vùng nghèo, giảm dần khoảng cách chênh lệnh về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cƣ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
- Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, phòng chống thiên tai, giảm rủi ro cho các nhóm yếu thế, thông qua cơ chế xã hội hóa, Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Tập trung hoàn thiện mạng lƣới an sinh xã hội phù hợp để đáp ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp của các nhóm dễ bị tổn thƣơng, những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân của chiến tranh và thiên tai, giúp họ hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái đói kinh niên và tái nghèo. Đây cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo sự tiến bộ, công bằng, ổn định và phát triển bền vững về mặt xã hội.
- Động viên cộng đồng ngƣời nghèo phát huy nội lực, tự vƣơn lên thoát khỏi nghèo đói, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các cộng đồng khác thực hiện XĐGN bền vững. Tăng cƣờng và đa dạng hóa các nguồn lực để XĐGN, phát huy nội lực là chính, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế để đẩy nhanh XĐGN.
- Xây dựng và thực thi các chính sách, cơ chế khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, ngƣời nghèo để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời nghèo.
Ở nƣớc ta, trong những năm đổi mới, nền kinh tế đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, đời sống của đa số dân cƣ đƣợc cải thiện; công tác XĐGN đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của ngƣời dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hƣớng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cƣ