Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra ở bê nghé.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 27 - 34)

đến bê nghé có thể mắc bệnh từ khi còn trong bào thai. Mặt khác, nhiều thí nghiệm gây bệnh cho bê, nghé một ngày tuổi trở lên nuốt trứng giun đũa có phôi đều không thành công (Brampt 1922, Schmidt 1933). Năm 1935, Davtyan đã gây bệnh được bằng cách cho một bê nuốt trứng giun 2 giờ sau khi đẻ, sau đó 30 ngày xuất hiện trứng trong phân. Mổ khám sau khi chết, ngày thứ 43 thấy một giun trưởng thành và 8 giun con.

1.2.2. Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra ở bê nghé. nghé.

1.2.2.1. Cơ chế sinh bệnh.

Khi bê nghé nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh, sau 43 ngày có thể thấy giun đũa trưởng thành ở ruột non bê nghé. Trong thời kỳ ấu trùng giun đũa di hành đến một số khí quan như phổi, gan. Khi giun trưởng thành ở ruột non số lượng nhiều, vít chặt làm tắc ruột non, có khi làm thủng ruột hoặc chui vào ống dẫn mật, gan.

Giun còn tiết chất độc làm cho bê nghé bị trúng độc, gây ỉa chảy, gầy sút nhanh. Giun lấy chất dinh dưỡng làm bê nghé gầy yếu (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [12])

Giun đũa Neoascaris vitulorum cũng như các loài giun sán khác, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, còn gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong đường tiêu hoá (E.coli, Salmonella, Proteus...) xâm nhập gây rối loạn quá trình phân tiết, viêm ruột và tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính.

Ngoài ra, giun đũa còn gây viêm ruột cata, một số ít bị biến đổi hoại tử ở gan. Giun ở trong ống dẫn mật gây viêm có mủ, viêm do tổn thương ở phổi cũng được phát hiện.

Gia súc non mắc bệnh giun đũa bị viêm ruột thứ phát có thể chết đến 80% (Dẫn theo Drozdz 1967; Kaufmann, 1996).

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây tiêu chảy song không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, bê nghé có biểu hiện nôn từng cơn, kém ăn, thể trạng sa sút. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bê nghé chết rất nhanh.

1.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa bê nghé.

Bệnh giun đũa bê nghé do Neoascaris vitulorum thường hay sảy ra hầu khắp các nơi trên thế giới.

Ở Braxin, Travassos Lvà Lacombe D (1959) điều tra cho biết,

Neoascaris vitulorum là loại phổ biến ở nghé, ít thấy hơn ở bê.

Ranatunga P (1960) điều tra ở Srilanca, tại nông trại Ridiyagana, thấy nhiều nghé có trứng giun trong phân ở lứa tuổi 10-26 ngày sau khi đẻ. Theo tác giả, tỷ lệ nghé chết về bệnh này còn cao hơn do Coccidiosis.

Srivastava S.C (1963) cho biết, đã kiểm tra 12 nghé ở Ấn Độ thấy 4 con có Neoascaris vitulorum, có con có tới 400 giun trong ruột. Tripathi J.C

(1967) cũng cho biết, bê nghé ở Ấn Độ thường bị giun đũa ký sinh.

Theo Vichitr-Sukhapesna (1990) [61], bê nghé nhiễm giun đũa

Neoascaris vitulorum chủ yếu qua bào thai và sữa.

Muangyai. M (1989) [48] thông báo rằng, giun đũa bê nghé Neoascaris

vitulorum là một trong những ký sinh trùng chủ yếu gây bệnh cho bê nghé,

bệnh đã được nghiên cứu biện pháp phòng trị.

Theo Pandey, VS; Hill, -FWG; Hensman, DG; Baragwanath, LC (1990) [50], có 20 bê độ tuổi 13±5 ngày được kiểm tra phân trong giai đoạn 15-20 ngày tuổi ở đồng cỏ Zimbabuwe, trứng giun có từ ngày 24, số trứng đếm được từ 257-19.821 trứng/gam phân.

Akyol-CV (1993) [40] thấy, bê bị nhiễm Neoascaris vitulorum phổ

biến ở quanh Barsa (Thổ nhĩ kỳ) qua việc kiểm tra trứng trong phân. Ấu trùng cũng được tìm thấy trong một mẫu sữa. Đồng cỏ là nơi có nhiều trứng giun nên làm nhiễm bệnh nhanh. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các vùng sinh thái khác nhau.

Một thông báo khác cho biết, ở Braxin nghé bị nhiễm với tỷ lệ 58% ở tuần tuổi thứ nhất; 87,5% tuần thứ 2; 96% tuần thứ 3 và 100% tuần thứ 4. Hầu hết bị nhiễm qua bào thai và một số ít trường hợp nhiễm qua sữa. Chúng phát bệnh trong độ tuổi 3-17 tuần tuổi (Barbosa,-MA; Correa,-FMA, 1989 [41]).

Starke-WA; Machado-RZ; Becchara-GH; Zocoller-MC (1996) [58] đã kiểm tra 75 mẫu phân bê nghé từ 9-115 ngày tuổi, thấy có 86,7% bị mắc giun đũa. Số lượng trứng cao nhất khi 45 ngày tuổi.

Wen-YL, Zhuang; Lin; BM; Pan;-YD; Gao;-Wang,-TJ (1986) [63] đã phát hiện 99 con nghé trong số 245 nghé ở 7 làng của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sự nhiễm giun đũa của nghé đực (43,02%), cao hơn nghé cái (38,03%). Theo Horchner, F; Srikitijikarn, L (1987) [46], tỷ lệ chết của nghé trong 6 tháng đầu sau khi sinh ở vùng Đông Nam Á Thái Lan tới 30% do giun

Neoascaris vitulorum và S.papillosus.

Gupta;-RP; Yadav;-CL; Ghosh; JD (1985) [45] cho biết, trong 1626 bê ở bang Haryana (Ấn Độ) có 55,8% bị nhiễm ký sinh trùng, bao gồm: Giun móc 44,2%; Neoascaris vitulorum 15,2%; Giun đầu gai 6,2%. Tỷ lệ nhiễm

trong mùa thu (62,8%) cao hơn trong mùa xuân (54,2%), mùa hè (52,4%) và mùa đông (52,2%). Trong 2411 nghé ở Bang Haryana có 62,9% nhiễm ký sinh trùng, trong đó Neoascaris vitulorum 29,1%; giun móc 20,7%; giun đầu gai 9,2% và Coccidia 5,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu (69,8%) và mùa hè (67,8%), cao hơn mùa xuân (51,9%) và mùa đông (56,3%).

Iskander, AR, Tawjeek, AFarid; AF (1987) [47] đã điều tra 87 nghé ở 60 ngày tuổi bị ỉa chảy từ các tỉnh Sharkia, Dakahlia, Kaliobia và Assiut (Ai

Cập) có 18 con (21%) đã bị nhiễm giun đũa và cầu trùng, có 4 con đã bị chết. Noãn nang Eimeria và trứng giun đũa theo tỷ lệ 5:1.

Swain, GD; Misra, SC; Panda, DN (1987) [59] cho biết, ở Ấn Độ trứng giun đũa đã được tìm thấy trong mẫu phân của 170 nghé dưới 6 tháng tuổi giữa thời gian kiểm tra tháng 3-8/1985. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở nghé 1 - 2 tháng tuổi, giảm dần sau 3 tháng tuổi.

Kết quả điều tra cho thấy, có trường hợp bê mắc bệnh sớm nhất là 15 ngày (Lee-Nigeria 1959), nghé là 10 ngày (Ranatuga 1960). Theo Orlov (1970), sau 3 tháng tuổi bê có hiện tượng tự thải giun đũa.

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa bê nghé là một bệnh rất phổ biến. Nghé có triệu chứng đặc trưng là phân có màu trắng nên nhân dân thường gọi là bệnh "Nghé ỉa cứt trắng". Năm 1923, Phạm Văn Long đã thông báo về một ca bệnh trên nghé. Nhưng đến đầu năm 50, bệnh này mới thực sự được chú ý vì nó gây thiệt hại lớn cho đàn trâu sinh sản ở miền núi.

Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] cho biết, do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết nên mầm bệnh lưu truyền từ mùa này sang mùa khác, trứng giun đũa có phôi thai có thể tồn tại từ mùa đông này qua mùa đông năm sau, gặp đợt nghé đẻ ra chúng sẽ nhiễm vào nghé, gây bệnh tạo thành vùng "nghé ỉa cứt trắng".

Do tập tính sinh sản của trâu bò miền núi phía bắc nước ta là đẻ vào mùa đông khô lạnh, thiếu cỏ, thiếu nước nên bệnh giun đũa bê nghé gây tác hại nhiều đối với nghé sơ sinh.

Bệnh giun đũa bê nghé thường thấy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở các vùng chăn nuôi trâu bò thuộc miền núi, trung du, đồng bằng và ở các cơ sở chăn nuôi trâu bò sữa (Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng, 1999 [21]). Qua điều tra liên tục sáu vụ đông xuân (từ 1954-1960) trên hàng nghìn nghé tại xã Hoà Phú, Phúc Thịnh (Chiêm Hoá - Tuyên Quang), xã Minh Sơn

(Ngọc Lặc - Thanh Hoá), xã Phượng Tiến (Định Hoá - Thái Nguyên), Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] thấy, tỷ lệ nghé ốm do giun đũa chiếm tới 38-44% so với số nghé đẻ ra, số nghé chết về bệnh chiếm tới 25-50% số nghé ốm. Như vậy, mỗi năm số nghé chết về giun đũa chiếm 20% số nghé đẻ. Theo Trịnh Văn Thịnh (1962) [36], qua điều tra trên 32 xã thuộc nhiều tỉnh miền núi và trung du miền bắc nước ta, nghé ốm do bệnh giun đũa chiếm 39,1%, nghé chết chiếm 38,7% so với số nghé ốm. Đặc biệt bệnh chỉ phổ biến trên đàn trâu sinh sản ở miền núi và trung du còn ở vùng đồng bằng bệnh giảm rõ rệt.

Tô Ngọc Đại (1953) [6] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé gây ra tình trạng bê nghé ỉa cứt trắng là khá phổ biến và trầm trọng ở miền núi, nơi có chăn nuôi trâu bò sinh sản với số lượng lớn.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [37], ở Sơn Tây, Phia Đén (Cao Bằng) Ngọc Thanh (Vĩnh Phú), đàn bê mắc bệnh giun đũa chiếm 20% so với số bê đẻ ra và bê chết do giun đũa chiếm 5% so với số bê ốm.

Dương Công Thuận (1972) đã điều tra trên đàn bê của nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phú), nông trường Hà Trung (Thanh Hoá), thấy có 30-40% mắc giun đũa, nhưng triệu chứng lâm sàng không rõ như ở nghé, số chết rất ít. Phạm Văn Khuê và cs (1981) [11] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc. Theo Nguyễn Bá Phụ (1992) [29], cho ở Việt Bắc bê nghé thường mắc bệnh giun đũa từ 30-50%.

Trịnh Văn Thịnh (1959) [35] cho biết, nghé nhiễm bệnh từ trong bào thai và đến tuổi ngoài hai tháng rưỡi không phát bệnh nữa, có trường hợp khi đến tuổi ấy nghé tự tống giun ra ngoài.

Theo Thanh Cưu (1970), đàn bê của nông trường Ba Vì (Hà Tây) nhiễm giun đũa 14,6%, thường từ lứa tuổi sơ sinh đến sáu tháng.

Dương Công Thuận và Nguyễn Văn Lốc (1986) [39] đã điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở nghé Murah ở nước ta: 3 tuần tuổi nhiễm 58,1%, 4 tuần tuổi nhiễm 67,2%, 6 tuần tuổi nhiễm 25,2%, 7 tuần tuổi nhiễm 28%, 9 tuần tuổi nhiễm 25%, 10 tuần tuổi nhiễm 23%.

Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1977) [34], bê nghé từ 15-60 ngày tuổi hay mắc bệnh ỉa cứt trắng, bệnh thường hay gặp nhất ở miền núi.

Phan Địch Lân (1986) [16] đã kiểm tra 30 bê Hà Lan nhập nội ở nông trường Sao Đỏ, cho kết quả tỷ lệ nhiễm giun đũa 25%. Ở Mộc Châu, kiểm tra 50 bê Hà Lan dưới sáu tháng cho kết quả tỷ lệ nhiễm 30%.

Nghé Murah dưới 3 tháng tuổi nuôi ở HTX Trực Chính - Khánh Phù - Phù Thượng - Hà Nam Ninh nhiễm tới 71% , nghé 1 tháng tuổi nhiễm 67%.

Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1996) [22] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé có tỷ lệ nhiễm từ 23%-64% ở nghé trong độ tuổi 1-3 tháng, bê trong độ tuổi 17 ngày đến 3 tháng tuổi cũng bị nhiễm bệnh.

Phan Lục (1993) [24] đã điều tra bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá vùng đồng bằng sông Hồng cho kết quả, trâu bò bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, trong đó nghé nhiễm 15,1%, bê 5,4%.

Vương Đức Chất (1995) [3] cũng thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn bê ở Hà Nội qua mổ khám là 15,6%.

Theo Cao Tuyết Lan (1996) [14], Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 35,3%, cao nhất lúc 31-45 ngày tuổi (71,4%).

1.2.2.3. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích.

Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1977) [34], bê nghé ốm dáng đi lù đù, đầu cúi, lưng cong đuôi cụp, bụng ỏng, có khi con vật nằm một chỗ không theo mẹ.

Bệnh nặng bê nghé gầy rạc, xù lông, mắt lờ đờ, chảy nước mắt có nhử, mũi khô, thân nhiệt khoảng 40-41oC. Con vật mệt mỏi, đứng lên nằm xuống

ỉa phân lúc đầu táo hoặc lổn nhổn, màu đen, dần dần biến thành màu trắng, lỏng.

Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32], con vật không bình thường khi ăn, ỉa chảy, đôi khi táo bón, chướng hơi, đi lại không yên, đau bụng, ho, co giật. Trường hợp tự thải giun hay được điều trị thì các triệu chứng sẽ mất đi, ở thể mãn tính kéo dài 2-3 tháng.

Phạm Xuân Dụ (1971) cho biết, bệnh ỉa chảy ở bê một phần do giun đũa và bệnh viêm phổi, một phần do giun phổi.

Phan Địch Lân (1986) đã thông báo bê Zê bu mắc bệnh giun đũa ở Nông trường Phú Mẫn (Hà Sơn Bình) có triệu chứng ỉa chảy, ủ rũ, nằm liệt tại chỗ và có con chết.

Phạm Sỹ Lăng (1973), Dương Công Thuận và Nguyễn Văn Lốc (1986) cho biết, bê nghé Murah mắc bệnh thường lù đù, chậm chập, đầu cúi, lưng cong, bụng to, lông xù lên, khoeo và đuôi dính phân bẩn, phân có mùi tanh khắm, màu trắng ngà.

Theo Usanakorkul S (1987), khoảng 10-30% nghé ở Thái Lan bị chết trước khi chúng được cai sữa. Hầu hết chúng bị chết bởi nguyên nhân là ký sinh trùng. Nghé nhiễm bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum và giun lươn qua đường sữa. Trứng của giun đũa có từ 21-131 ngày tuổi. Cường độ nhiễm cao nhất trong khoảng 21-35 ngày, khi có số lượng giun lớn bê nghé bệnh có triệu chứng kém ăn, ỉa chảy và thiếu máu.

Hossain, MI; Baki, MA; Hossain, MM (1988) thông báo, Neoascaris

vitulorum đã được tìm thấy ở 296/350 nghé (84,57%) với triệu chứng chậm phát triển, còi cọc, thiếu máu, ỉa chảy và mất nước.

Theo Lau, HD,-HD, Sigh;-NP (1985), nghé mắc bệnh giun đũa có số lượng hồng cầu giảm thấp, giảm Hb và tăng bạch cầu, bạch cầu Eosin tăng cao.

Aumont-G; Gauthier; Coulau-G; Gruner-L (1991) cho biết, giun đũa

Neoascaris vitulorum là ký sinh trùng chính của bê trong 2 tháng tuổi và làm

giảm khối lượng lượng 10,5kg từ sơ sinh đến giai đoạn cai sữa.

Theo Srivastava,-AK; Sharma,-DN (1981), ở Muthura - Ấn Độ, 16 trong 90 nghé 1 tháng tuổi đã có 500-700 trứng giun đũa trong 1 gam phân, có những triệu chứng biếng ăn, gày còm, xù lông, táo bón, ỉa chảy, phân hôi thối, lưng cong, đau bụng và dáng đi cứng nhắc. Mổ khám thấy viêm ruột cata, biến đổi hoại tử ở gan, thấy giun ở trong ống dẫn mật, viêm có mủ ở vỏ thận và viêm do tổn thương ở phổi.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)