Huyện Hàm Yên có tỷ lệ mẫu ở các vị trí nhiễm trứng giun đũa cao hơn cả (mẫu cặn nền chuồng 23,52%, mẫu đất bề mặt xung quanh

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 67 - 68)

cao hơn cả (mẫu cặn nền chuồng 23,52%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng 21,58% và mẫu đất bề mặt bãi chăn thả 10,78%).

Trong 3 loại mẫu, tỷ lệ mẫu cặn nền chuồng và mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng có trứng giun đũa Neoascaris vitulorum cao (19,86% và 18,24%), tỷ lệ mẫu đất bề mặt bãi chăn thả có trứng giun thấp (7,81%). Tuy nhiên, trứng giun đũa ở bãi chăn thả là nguồn trứng dễ nhiễm vào trâu bò mẹ. Khi ăn cỏ trâu bò mẹ có thể nuốt trứng giun đũa vào đƣờng tiêu hoá, trứng giun đũa nở thành ấu trùng tồn tại ở gan của trâu bò mẹ. Khi trâu bò mẹ có thai, ấu trùng dời khỏi gan, qua nhau thai vào bào thai, dẫn đến bê nghé sau khi đẻ ra đã bị nhiễm giun đũa.

Theo nhận xét của Akyol (1993) [40], bê nghé dƣới 3 tháng tuổi bị nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum rất phổ biến và đồng cỏ là nơi có nhiều trứng giun và là nguồn gây nhiễm bệnh quan trọng cho bê nghé.

Thực tế cho thấy, trứng giun Neoascaris vitulorum theo phân bê nghé phát tán nhiều ở ngoại cảnh, trứng giun ở giai đoạn cảm nhiễm có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ƣớt, nhiệt độ không khí thấp, trứng giun có thể tồn tại hàng tháng ở ngoại cảnh.

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cho rằng, trong chăn nuôi phải thƣờng xuyên chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác, chất thải để ủ, khử trùng tiêu độc môi trƣờng chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng. Việc vệ sinh, thu gom phân để ủ phải đƣợc thực hiện ở cả 3 khu vực: ở nền chuồng, ở xung quanh chuồng và bãi chăn thả. Công việc này phải thực hiện thƣờng xuyên mới có ý nghĩa, trứng giun đũa sẽ không có điều kiện phát tán từ chuồng trại ra các khu vực khác

Ảnh 6: Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và mẫu đất bề mặt bãi chăn thả thu thập về xét

nghiệm tìm trứng giun Neoascaris vitulorum

3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh.

Để xác định thời gian trứng giun đũa Neoascaris vitulorum phát triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh, chúng tôi bố trí 3 đợt thí nghiệm:

- Đợt thí nghiệm I: theo dõi 20 mẫu phân bê nghé có nhiều trứng giun đũa trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ không khí 28-32oC và ẩm độ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)