Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 47 - 49)

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, mang những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự biến động lớn về nhiệt độ và độ ẩm, trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh - khô hanh, mùa hè - nóng ẩm, mưa nhiều. Sự biến động về thời tiết, đặc biệt có những đợt gió mùa đông bắc tràn về kèm theo mưa phùn và rét đậm kéo dài đã làm ảnh hưởng không tốt tới sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi và tình hình dịch bệnh của đàn gia súc nói riêng. Để đánh giá cụ thể tình hình bê nghé dưới 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã kiểm tra 906 bê nghé ở 9 xã, phường. Kết quả về tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 cho thấy: trong 906 bê nghé kiểm tra tại 9 xã, phường của 3 huyện, thị, số bê nghé tiêu chảy là 192 con, chiếm tỷ lệ 21,19%. Trong đó, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy cụ thể như sau:

- Ở thị xã Tuyên Quang, kiểm tra 297 bê nghé, có 57 bê nghé tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 19,19%.

- Ở huyện Yên Sơn, kiểm tra 316 bê nghé, có 65 bê nghé tiêu chảy, tỷ lệ tiêu chảy là 20,57%.

- Ở huyện Hàm Yên, kiểm tra 293 bê nghé, số bê nghé tiêu chảy là 70 con, chiếm tỷ lệ 23,89%.

Như vậy, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy giữa các địa phương có khác nhau. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy cao nhất ở huyện Hàm Yên (23,89%), thấp nhất ở thị xã Tuyên Quang (19,19%).

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương có sự khác nhau như vậy, theo kết quả điều tra thực tế của chúng tôi là do: nhiều nông hộ

chăn nuôi trâu bò ở huyện Hàm Yên còn khó khăn về kinh tế, vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho trâu bò, bê nghé chưa tốt. Điều kiện chăn nuôi kém làm cho trâu bò, bê nghé gầy yếu, chất lượng và số lượng sữa không đảm bảo. Từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự chống đỡ bệnh tật của bê nghé, làm cho bê nghé dễ mắc bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu (2005) [30] từ năm 1999 đến năm 2004, ở Tuyên Quang, tỷ lệ bê tiêu chảy là 20,67% và nghé là 19,22%, trong đó tỷ lệ chết do tiêu chảy là 7,32% ở bê và 5,79% ở nghé. Như vậy, người chăn nuôi trâu bò hàng năm đã phải chịu thiệt hại lớn về kinh tế do hội chứng tiêu chảy ở bê nghé gây ra.

Bảng 3.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở một số địa phƣơng. STT Địa phƣơng (huyện, thị xã) Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) 1 TX Tuyên Quang 297 57 19,19 - Nông Tiến 142 27 19,01 - Ỷ La 95 19 20,00 - Hưng Thành 60 11 18,33 2 Yên Sơn 316 65 20,57 - An Tường 104 18 17,30 - Phú Lâm 97 21 21,64 - Thái Bình 115 26 22,60 3 Hàm Yên 293 70 23,89 - Đức Ninh 120 31 25,83 - Thái Sơn 101 24 23,76 - Thái Hoà 75 15 20,83 Tính chung 906 192 21,19

Qua kết quả điều tra về tỷ lệ tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở Tuyên Quang, chúng tôi thấy bê nghé bị tiêu chảy khá nhiều. Từ đó chúng tôi thấy rằng: các cơ sở chăn nuôi và các hộ chăn nuôi trâu bò sinh sản cần làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ bê nghé tiêu chảy. Đồng thời, khi bê nghé đã bị tiêu chảy cần phải được điều trị kịp thời và triệt để, để bệnh có thể khỏi và không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bê nghé.

Cũng từ thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi, làm cơ sở để đề xuất biện pháp phòng trị có hiệu quả nhất, hạn chế thiệt hại do tiêu chảy gây ra.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)