Xác định thời gian tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 72 - 76)

- Đợt thí nghiệm III: theo dõi 10 mẫu có nhiều trứng giun đũa, chúng tôi đã xét nghiệm 369 lần, trứng giun đũa Neoascaris vitulorum

3.3.3. Xác định thời gian tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh

ngoại cảnh

Sau khi theo dõi sự phát triển của trứng giun Neoascaris vitulorum đến giai đoạn cảm nhiễm, chúng tôi tiếp tục theo dõi khả năng tồn tại trứng giun đũa có sức gây bệnh ở ngoại cảnh của 3 đợt thí nghiệm. Cứ 5 ngày một lần

chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra khả năng tồn tại của trứng. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Thời gian tồn tại của trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở ngoại cảnh Đợt thí nghiệm Nhiệt độ (oC) và độ ẩm không khí (%) Số mẫu theo dõi Số lần xét nghiệm (lần) Thời gian tồn tại (Xmx) (ngày) I - tokhông khí = 29 - 35oC - Ao không khí = 73,5- 78,8% 20 56 13,75 ± 0,51 (10 ÷ 15 ngày) II - tokhông khí = 25 - 30oC - Aokhông khí = 56 - 65% 20 79 19,75 ± 0,95 (17 ÷ 25 ngày) III - to không khí = 14,5 - 21oC - Aokhông khí = 45 - 63% 10 61 30,50 ± 1,23 (27 ÷ 34 ngày) Bảng 3.12 cho thấy:

- Đợt thí nghiệm I: trứng giun có khả năng gây bệnh trong 20 mẫu phân để tự nhiên trong phòng thí nghiệm, ở nhiệt độ 29-35oC, ẩm độ 73,5-78,8%, qua 56 lần xét nghiệm, trứng giun có khả năng gây bệnh bị vỡ, ấu trùng trong trứng bị phân huỷ hoàn toàn sau thời gian 13,75 ± 0,51 ngày (thời gian trứng bị phân huỷ sớm nhất là sau 10 ngày và muộn nhất là 15 ngày).

- Đợt thí nghiệm II: so với trứng giun có khả năng gây bệnh trong 20 mẫu phân ở đợt thí nghiệm I, trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn (25-30oC), ẩm độ 56-65%, thời gian sống của trứng ở đợt thí nghiệm II trung bình 19,75 ± 0,95 ngày (sớm nhất sau 17 ngày và muộn nhất là 25 ngày) mới bị huỷ hoàn toàn, với 79 lần xét nghiệm.

- Đợt thí nghiệm III: Trứng có ấu trùng bên trong tồn tại khá lâu, trong điều kiện nhiệt độ từ 14,5-21oC và ẩm độ từ 45-63%, sau 61 lần xét nghiệm, đến ngày thứ 30,5 ± 1,23 ngày, sớm nhất là sau 27 ngày và muộn nhất sau 34 ngày, trứng mới bị nứt vỡ và hỏng hoàn toàn.

Chúng tôi đã quan sát thấy sự biến đổi bên trong của trứng giun

Neoascaris vitulorum như sau: lớp vỏ trứng mỏng dần, méo mó, biến dạng,

nứt vỡ, ấu trùng bị phân huỷ.

Kết quả thí nghiệm trên cho thấy: nhiệt độ và ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh. Trong cả 3 đợt thí nghiệm, các mẫu phân đều để ở điều kiện tự nhiên trong phòng, trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh chỉ sống được 13,75 ngày ở

nhiệt độ 29-35oC (tương ứng với điều kiện nóng bức của mùa hè), còn ở nhiệt độ từ 14,5-21oC (tương ứng với điều kiện giá lạnh của mùa đông) trứng giun sống hàng tháng mới bị chết hoàn toàn.

Mùa Đông là thời gian nhiệt độ và ẩm độ không khí tương ứng với đợt thí nghiệm 3. Đây cũng là thời gian bê nghé được sinh ra nhiều nhất trong năm. Nếu trong thời gian này trứng giun đũa có sức gây bệnh tồn tại hàng tháng trên đồng cỏ, bãi chăn thả thì sẽ có nguy cơ nhiễm vào trâu bò, mẹ rồi truyền sang bào thai hoặc bê nghé sơ sinh trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh, do đó bê nghé bị nhiễm giun đũa nhiều.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978) [32]: trứng ở giai đoạn cảm nhiễm chứa ấu trùng có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên sự khô hạn và sức nóng làm cho trứng không phát triển được và bị phân huỷ hoàn toàn; dưới ánh nắng trực tiếp của mùa hè sau một tuần trứng bị huỷ; vào vụ đông xuân nếu để khô, trứng vẫn sống bình thường sau một tháng.

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 và 3.11, chúng tôi thấy rằng, việc đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ là rất quan trọng, định kỳ vệ sinh chuồng trại xung quanh và bãi chăn thả, thu gom phân rác ủ để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tối đa sự lây nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh cho trâu, bò mẹ và bê nghé. Từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh giun đũa gây ra cho bê nghé dưới 3 tháng tuổi.

Ảnh 11: Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở ngày thứ 27 (một số trứng đã bị hƣ hỏng) (x 300)

Ảnh 12: Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh đang chuyển sang hƣ hỏng ở ngày thứ 30 (x 300)

Ảnh 13: Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở ngoại cảnh bị hỏng hoàn toàn ở ngày thứ 34 (x 300)

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)