Tỷ lệ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thƣờng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 58 - 60)

chảy và bê nghé bình thƣờng

Bằng phương pháp Fulleborn, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum

ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thƣờng Trạng thái phân Số bê nghé

kiểm tra (con)

Số bê nghé nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 1. TX Tuyên Quang 297 78 26,26 - Bình thường 240 52 21,67

- Tiêu chảy 57 26 45,61 2. Yên Sơn 316 108 34,18 - Bình thường 251 76 30,38 - Tiêu chảy 65 32 49,23 3. Hàm Yên 293 112 38,23 - Bình thường 223 71 31,84 - Tiêu chảy 70 41 58,57 Tính chung 906 298 32,89 - Bình thường 714 199 27,87 - Tiêu chảy 192 99 51,56

Bảng 3.8 cho thấy: trong tổng số bê nghé kiểm tra là 906 con, có 298 bê nghé nhiễm giun đũa. Trong 714 bê nghé có trạng thái phân bình thường, có 199 con nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum, tỷ lệ nhiễm là 27,87%. Xét nghiệm phân ở trạng thái lỏng của 192 bê nghé, có 99 con nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 51,56%.

Trong đó, thị xã Tuyên Quang kiểm tra phân 240 bê nghé có trạng thái phân bình thường, có 52 bê nghé nhiễm, chiếm tỷ lệ 21,67%, còn ở trạng thái phân lỏng có 26/57 bê nghé nhiễm, chiếm tỷ lệ 45,61%. Tính chung, tỷ lệ nhiễm giun đũa của thị xã Tuyên Quang là 26,26%.

Huyện Yên Sơn: kiểm tra 316 bê nghé, có 108 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa trung bình là 34,18%. Trong đó, kiểm tra 251 bê nghé có trạng thái phân bình thường, có 76 bê nghé nhiễm, chiếm tỷ lệ 30,38%; trong 65 bê nghé phân lỏng có 32 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ nhiễm là 49,23%.

Huyện Hàm Yên: kiểm tra 293 bê nghé, có 112 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ nhiễm bình quân là 38,23%. Số bê nghé có trạng thái phân bình

thường nhiễm giun đũa là 31,84%; số bê nghé có trạng thái phân lỏng nhiễm giun đũa là 58,57%.

Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun đũa của bê nghé có 2 trạng thái phân khác nhau là rõ rệt. Sự khác nhau này được lặp lại ở cả 3 huyện, thị và có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).

Kết quả trên chứng tỏ rằng, giun đũa Neoascaris vitulorum ký sinh

trong ruột non của bê nghé là một nguyên nhân gây tiêu chảy cho bê nghé ở Tuyên Quang. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], giun đũa ký sinh ở trong ruột non của bê nghé, dùng các lá môi bám vào niêm mạc ruột non, làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm cata. Giun còn tiết độc tố làm cho bê nghé bị trúng độc, nhu động ruột tăng, gây ỉa chảy.

Trong 192 bê nghé tiêu chảy, có tới 99 bê nghé nhiễm giun đũa

Neoascaris vitulorum, chiếm tỷ lệ 51,56%. Điều này cho phép chúng tôi nhận

xét, giun đũa Neoascaris vitulorum là một nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi.

Tuy nhiên, giun đũa Neoascaris vitulorum ký sinh chỉ gây tiêu chảy cho bê nghé khi bê nghé nhiễm nặng. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), nếu số lượng giun đũa ký sinh ít thì bê nghé chỉ được gọi là con vật mang giun đũa, không có triệu chứng lâm sàng biểu hiện. Vì vậy, để xác định rõ hơn vai trò gây tiêu chảy của giun đũa Neoascaris vitulorum, chúng tôi đã xác định cường độ nhiễm giun đũa ở bê nghé.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tế, vai trò của giun đũa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)