KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.4 Dịch chiết compost 4 (phân ủ từ hỗn hợp các bộ phận cây J.curcas phối trộn với các nguyên liệu khác và có bổ sung thêm nấm Trichoderma harzianum)
trộn với các nguyên liệu khác và có bổ sung thêm nấm Trichoderma harzianum)
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ % tuyến trùng chết do tác động của compost 4
Số liệu ở biểu đồ 4.4 cho thấy hiệu quả tác động lên tuyến trùng tăng dần từ nồng độ 0,625% đến nồng độ nguyên chất 25%, ở nồng độ 25% sau 5giờ thử nghiệm đã làm giảm hơn 50% mật độ tuyến trùng. Nhìn chung dịch chiết ở nồng độ 2,5% và 5% sau 48 giờ cũng cho kết quả cao (54%- 72%). Đặc biệt ở nồng độ nguyên chất 25% sau 48 giờ thử nghiệm làm chết hơn 90% tuyến trùng.
tuyến trùng bướu rễ sau 48 giờ ở dịch chiết nồng độ nguyên chất là hơn 78%, sau khi bổ sung T. harzianum vào compost này hiệu quả đã tăng lên hơn 90%.
Theo Trần Thị Thanh Trầm (2007) [7] đã thử nghiệm dịch chiết hỗn hợp gồm bánh dầu neem và compost rác thải được nuôi cấy T. harzianum kết quả cho thấy sau 6 giờ thử nghiệm ở nồng độ 1,25% hiệu tác động lên tuyến trùng là 100%, ở dịch chiết nồng độ 0,625% hiệu quả tác động hơn 57%, còn sau 48 giờ ở dịch chiết nồng độ 0,625% hiệu quả đạt được là hơn 85%, còn đối với dịch chiết compost rác thải không bổ sung thêm T. harzianum ở nồng độ 0,625% sau 6 giờ và sau 48 giờ không có tác động lên tuyến trùng thử nghiệm, còn ở nồng độ nguyên chất sau 48 giờ hiệu quả đạt 60%. Hiệu quả này chỉ bằng hiệu quả đạt được của dịch chiết hỗn hợp ở nồng độ 0,625% sau 6 giờ thử nghiệm [7]. Việc bổ sung T. harzianum cho thấy sự gia tăng độ độc đối với tuyến trùng thử nghiệm so với compost không được bổ sung thêm T. harzianum.
Việc nuôi cấy T. harzianum vào compost là một sự kết hợp có ý nghĩa. Compost là cơ chất cung cấp dinh dưỡng để T. harzianum sinh trưởng và phát triển.
Trichoderma spp. được xem là một nhân tố sinh học hữu ích và có triển vọng trong phòng trừ bệnh thối hạt, thối rễ, cũng như ngăn ngừa một số bệnh hại khác do nấm. Không những vậy Trichoderma spp. còn giúp cây biến đổi vật chất vô cơ, kích thích sản sinh hormone ở cây, từ đó làm tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng. Theo Windham (1989) Trichoderma spp. còn có hiệu quả trong kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật. Khi thử nghiệm bằng việc xử lý đất với T. harziaum và T. koningii, sau đó trồng cây bắp thì thấy có hiệu quả làm giảm tỷ lệ nở trứng của tuyến trùng bướu rễ M. arenaria. T. harzianum cũng cho thấy hiệu quả làm giảm tuyến trùng
Tylenchulus semipenetrans khi kết hợp với bánh dầu neem, còn khi kết hợp với bánh dầu của cây thầu dầu cũng làm giảm tỷ lệ tuyến trùng bướu rễ M. incognita [24]. Cơ chế tác động của Trichoderma spp. dựa trên 3 yếu tố quan trọng là ký sinh, cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống, và tiết kháng sinh (Elad, 2000). Theo Sharon E. và cộng sự (2001) T. harzanium có khả năng tiêu diệt tuyến trùng ký sinh thực vật do hoạt động đối kháng của nó tiết ra các enzyme phân giải protein kiểm soát tuyến
trùng. Bên cạnh đó T. harzianum còn có khả năng kìm hãm các nấm gây bệnh cây trồng như Fusarium oxysporum, Phytophthora spp., Rhizoctonia solani,… [29].
Từ các kết quả thu được ở trên cho thấy compost được ủ từ phụ phế phẩm của cây Jatropha curcas có khả năng kiểm soát tốt tuyến trùng bướu rễ. Tiến hành so sánh hiệu quả diệt tuyến trùng bướu rễ của các compost được làm từ J. curcas kết quả được ghi nhận ở biểu đồ 4.5 dưới đây.
Biểu đ ồ 4.5 % tỷ lệ tuyến trùng chết do tác động dịch chiết của các compost được ủ từ phụ phế phẩm của Jatropha curcas
thêm nấm T. harzianum tỷ lệ chết của ấu trùng giảm chỉ còn 78,4%. Trong các compost ủ từ phụ phế phẩm của J. curcas, dịch chiết của compost ủ từ lá J. curcas có tỷ lệ ấu trùng chết thấp nhất chỉ đạt 35,46% sau 48 giờ thử nghiệm.