Sử dụng các độc tố thực vật [10, 26, 27, 31]

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ sinh học Khảo sát tác động của một số dịch chiết compost lên tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu ở in vitro (Trang 29 - 31)

Sự bổ sung vào đất các thành phần hữu cơ khác nhau như: bột lá khô của cây

Annona squamosa, Justicia adhatoda, Catharanthus roseus, Datura fastuosa, Azadirachta india, Eucalyptus sp., Calotropis procera, Prosopis cinerarea, P. glandulosa, P. juliflora; hay như lá tươi băm nhỏ của cây neem, cà độc dược, thầu dầu, bạch đàn, bakain, nerium, và cây calotropis; bột hạt neem, bã mía, và bột khô của Jolyna laminarioides, Stoechospermum marginatum, Metinothamnus somalensis

Cystoseria trinodls cho thấy hiệu quả kiểm soát M. javnica ký sinh trên cây cà chua, mướp tây, đậu xanh, brinjal, xúp lơ, xà lách, đậu Hà Lan, và cây mungbean. Hơn nũa, sự phát triển của cây tăng tỷ lệ thuận với liều lượng bón bổ sung các chất hữu cơ được chiết xuất từ các loại thực vật trên. Sử dụng bánh dầu của cây neem, bông, mù tạc, vừng và cây thầu dầu cũng cho thấy ngăn chặn đáng kể sự phát triển của các bướu rễ trên cây cà chua, brinjal, mungbean, mướp tây, và cây bí đồng thời kích thích sự sinh trưởng của cây [27].

Trong bánh dầu rất giàu các thành phần khoáng như: nitrogen, phosphorus, và potash (Akhtar,1991). Sử dụng bánh dầu của cây thầu dầu (Ricinus communis L.),

cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.), cây bông (Gossypium herbaceum L.), cây mù tạc (Brassica juncea (L.) Czern & Coss), cây mahuva (Madhuca indica J .F .Gmel), cây lanh (Linum usitatissimum L.), cây mè (Sesamum indicum L.), cây neem (Azadirachta indica A. Juss.) và cây karanj (Pongamia pinnata L.) cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm kích thước và số lượng bướu rễ ở cây mướp tây và cây cà chua [27].

Các sản phẩm sinh học từ cây neem Azadirachta indica A. Juss. (họ Meliaceae) có tác dụng kiểm soát hơn 16 loài tuyến trùng ký sinh thực vật và hơn 400 loài động vật chân đốt ở các loài cây lương thực quan trọng. Hoạt tính sinh học của cây neem trong kiểm soát côn trùng, sâu bệnh nói chung và tuyến trùng nói riêng đó là nhờ các hợp chất như: triterpenes, đặc biệt là các limonoid (salanin, nimbin, nimbidin,..), azadirachtin và các chất tương tự. Tất cả các sản phẩm của cây neem đều có kết quả tốt trong việc làm giảm mật độ các nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật như: Radopholus similis, Pratylenchus goodeyi, Meloidogyne spp.. Sau 8 tháng thí nghiệm với các sản phẩm: bánh dầu, bột hạt, bột nhân hạt và dầu neem kết quả cho thấy bánh dầu neem làm giảm đáng kể P. goodeyi Meloidogyne spp. ở cây chuối, còn khi bổ sung bánh dầu neem cho cây rau và cây họ đậu cũng làm giảm

Meloidogyne incognita Chitwood và Tylenchorhynchus brassicae Siddiqi, bánh dầu neem cũng làm giảm Pratylenchus zeae Graham ở cây mía. Thí nghiệm cho thấy bột hạt neem và bánh dầu neem có hiệu quả lâu dài trong kiểm soát tuyến trùng khi được so sánh với Furadan 5G. Trong các sản phẩm, bánh dầu neem và bột hạt cho kết quả tốt nhất vì dầu neem tuy cũng có tác động ngăn ngừa tuyến trùng nhưng lại có tác động không mong muốn khác là có chứa độc tố cho cây, còn đối với bột nhân hạt lại làm cho cây trở nên khô vì chứa lượng dầu cao trong nhân hạt, lượng dầu này cản trở

indica A. Juss), cây thầu dầu (Ricinus communis L.) và cây cỏ chanh (Cymbopogon citratrus (DC.) Stapf). Kết quả cho thấy ở nồng độ nguyên chất của dịch chiết rễ cỏ Siam và neem tỷ lệ chết của trứng là 100% sau 7 ngày thử nghiệm và ấu trùng là 100% sau 12 giờ thử nghiệm. Còn ở nồng độ nguyên chất của cỏ chanh và cây thầu dầu tỷ lệ chết của trứng lần lượt là 95% và 93%, còn tỷ lệ chết của ấu trùng là 75 % và 62,1 %. Tỷ lệ trứng và ấu trùng giảm và tỷ lệ nghịch với nồng độ pha loãng của dịch chiết.

Các độc tố đối với tuyến trùng từ dịch chiết rễ của các loại thực vật khác nhau đã được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà khoa học, các độc tố này hầu như không gây độc đối với người và động vật, nhưng lại có hiệu quả cao chống lại các nhóm tuyến trùng ký sinh ở các loại thực vật khác nhau. Đây cũng được xem như một biện pháp sử dụng “thuốc tiêu diệt tuyến trùng tự nhiên” mà hiệu quả đem lại cũng tương tự thuốc diệt trừ tuyến trùng được tổng hợp hóa học, không những vậy, nó không để lại tác động xấu đến môi trường, không gây độc cho cây và không tạo ra các loài tuyến trùng kháng thuốc [10].

Cũng tại một nghiên cứu ở Aligarh, Ấn Độ, khi sử dụng các sản phẩm phân hủy từ cây họ cúc (Tagetes erectaHelianthus annuus) như cây cúc vạn thọ và cây hoa hướng dương cho thấy khả năng ngăn ngừa tuyến trùng bướu rễ (Akhtar và Alam, 1992). Trong quá trình phân hủy cây, chúng tiết ra một số hợp chất hóa học từ rễ. Ở cây cúc vạn thọ, người ta phân tích thấy có sự hiện diện của hợp chất a- terthinielyl, hợp chất này có vai trò là chất ức chế tự nhiên đối với nhóm tuyến trùng và được sử dụng như là một loại thuốc sinh học diệt trừ tuyến trùng (Akhtar và Mahmood, 1996b). Dựa vào các phân tích ở trên , rất hữu ích khi sử dụng các cây thuộc họ cúc điển hình như cúc vạn thọ và cây hoa hướng dương trồng luân canh hoặc trồng xen nhằm làm giảm mật độ nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật [26].

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ sinh học Khảo sát tác động của một số dịch chiết compost lên tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu ở in vitro (Trang 29 - 31)