Theo Nico và cs,2004, trong quá trình phân hủy compost đã tiết ra các độc tố đối với tuyến trùng như: các hợp chất tanin, phenolic (pyrocatechol, caffeic acid, và vanillic acid) và các acid béo [22]. Còn theo Hoitink một số các tác nhân sinh học được phân lập trong quá trình phân hủy compost: Trichoderma hamatum 382 (T382),
Pseudomonas spp. và Pantoea agglomerans, các chủng Bacillus tiết ra hệ thống tính kháng cho câylà cơ chế của việc làm giảm các tác nhân gây bệnh ký sinh thực vật.
Trong đó, T. hamatum 382 (T382) có hoạt tính kháng mạnh nhất, sau đó là các chủng
Bacillus, Pseudomonas spp. và Pantoea agglomerans có hoạt tính kháng kém hơn [18].
Phân bón nói chung và compost nói riêng có thể làm giảm mật độ cũng như sự đa dạng của tuyến trùng được giải thích như sau:các sản phẩm của quá trình phân hủy phân bón, compost trực tiếp tiết ra các độc tố đối với tuyến trùng; sự bổ sung phân bón, compost làm tăng các vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh hoặc làm tăng các loài nấm, vi khuẩn ăn thịt và ký sinh đối với nhóm tuyến trùng . Phân bón có thể làm giảm sự sống của tuyến trùng thông qua tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên của đất (Kaplan và Noe, 1993) [13].
Môi trường sinh trưởngVùng rễ Vùng rễ Các tác nhân vật lý Các tác nhân sinh học Các tác nhân hóa học
Cũng có rất nhiều cơ chế trong kiểm soát bệnh ở thực vật đang được các nhà nghiên cứu tranh luận. Ở hầu hết các compost, các vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng hoặc sản sinh ra kháng sinh từ đó ngăn chặn được sự phát triển của mầm bệnh gây ra bởi Pythium và Phytophthora. Ở một số ít khác, các vi sinh vật khác sẽ ký sinh lên tác nhân gây bệnh như Rhizoctonia gây bệnh thối úng. Và cuối cùng, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “tính chống chịu thu được ngấm qua rễ” (systemic acquired resistance) có thể đóng một vai trò nào đó. Khi cây được lớn lên với sự bổ sung compost thường xuyên sẽ hấp thu một lượng lớn các enzyme được cho là có quan hệ tích cực đến hoạt động có lợi của các vi sinh vật [17].
2.7.3.3 Triển vọng của việc ứng dụng compost trong kiểm soát tuyến trùng kýsinh thực vật [17, 26] sinh thực vật [17, 26]
Như ta đã biết phân compost bao gồm cả phế thải nông nghiệp (phế thải trong chăn nuôi và trồng trọt) và phế thải ngành công nghiệp (phế thải trong chế biến thực phẩm,…) và cả các phế thải trong sinh hoạt của con người, tất cả là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chính chúng lại được quan tâm và đánh giá là những nguồn phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, bao gồm các thành phần dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây (Wilkison,1979). Quá trình phân hủy của compost được đánh giá là sự lựa chọn hợp lý và rẻ tiền cho cả việc làm màu mỡ đất đai cũng như việc kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật. Đây cũng chính là biện pháp xử lý nguồn phế thải an toàn và hiệu quả mà không gây ra các vấn đề về môi trường và rất hữu ích trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng (Akhtan và Alam, 1993) [26].
Lĩnh vực nghiên cứu này hứa hẹn trong tương lai sẽ đem lại nhiều triển vọng trong việc kiểm soát bệnh ở thực vật. “Sự tiêm chủng” (inoculated) compost có thể
CHƯƠNG 3