Tuyến trùng ký sinh thực vật bị tấn công bằng các loại thiên địch trong đất như: virus, vi khuẩn, nấm, Rickettsia, đơn bào, Tardigrade, Tuberlaria, Enchytraeid, ve bét, côn trùng và tuyến trùng ăn thịt. Sử dụng các vi sinh vật đối kháng có ở trong đất, các tuyến trùng ăn thịt, nấm ký sinh bậc 2 dùng để tiêu diệt tuyến trùng. Các loại nấm Dactularia, Harposporium anguillulae, Arthrobotrys oligospora tiêu diệt tuyến trùng bằng cách ký sinh, bao vây tuyến trùng và sử dụng cơ thể tuyến trùng thực vật làm thức ăn. Các loài tuyến trùng ăn thịt như loài Mononchus (họ Mononchidae) chuyên ăn tuyến trùng bướu rễ, mỗi con ăn thịt trên 80 con tuyến trùng hại cây trong một ngày [9].
Các tác nhân trong phòng trừ sinh học
Vi khuẩn Pasteuria penetrans: đây là loại ký sinh bắt buộc ở một số tuyến trùng ký sinh thực vật như các loại ấu trùng của Meloidogyne spp., Pratylenchus
spp.,…Vi khuẩn Pasteuria penetrans rất độc và có thể giảm mật độ quần thể tuyến trùng Meloidogyne trong chậu đến 99% trong 3 tuần. Loại vi khuẩn này xem như tác nhân sinh học có tiềm năng trong phòng trừ sinh học, nhưng khả năng thương mại còn khó khăn. Một số kết quả điều tra ban đầu cho thấy ở Việt Nam có hơn 20 loài tuyến trùng trong tự nhiên bị nhiễm vi khuẩn Pasteuria penetrans như Meloidogyne
Các nấm: Arthrobotrys spp., Monacrosporium spp., Paecilomyces lilacinus, và Pochonia chlamydosporia (=Verticillium chlamydosporium), Acremonium spp.,
Metarhizium sp., Beauveria bassiana, Aspergillus spp.,… chúng ký sinh lên trứng, tuyến trùng cái của tuyến trùng bướu rễ và bào nang của tuyến trùng bào nang, làm giảm khả năng nở của trứng, giết ấu trùng từ đó ức chế được mật độ tuyến trùng trong đất cũng như trong rễ [23].
Theo một nghiên cứu tại Bỉ ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà kính, các vi khuẩn vùng rễ như Brevibacillus brevis hoặc Bacillus subtilis không chỉ ức chế chu kỳ phát triển của các loại nấm ký sinh rễ như: Rhizoctonia solani SX-6, Pythium aphanidermatum ZJP-1 và Fusarium oxysporum f.sp. cucumerinum ZJF-2 ở thử nghiệm in vitro mà còn có hoạt tính mạnh kháng tuyến trùng thông qua khả năng giết chết 62 – 70% tuyến trùng cảm nhiễm tuổi 2 (IJ2) của Meloidogyne javanica ở thử nghiệm nhà kính. Ngoài ra chúng cũng kích thích sự phát triển của cây: chiều cao của cây tăng 29,1%, vòng thân tăng 11,8 – 12,6%, trọng lượng rễ tăng 70,8 – 80%. Vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật - Plant-growth promoting rhizobacteria (PGPR) đã được sử dụng như là tác nhân sinh học thay thế cho các loại thuốc hóa học, không gây tác hại xấu đến người nông dân, người tiêu dùng , cũng như môi trường sinh thái (Johnsson và cộng sự, 1998) [21].
Paecilomyces lilacinus chủng 251 (PL251), được đánh giá là có tiềm năng trong kiểm soát tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne incognita ở cây cà chua, kết quả làm giảm bướu rễ 66%, số túi trứng giảm 74%, và mật độ tuyến trùng ký sinh trong rễ giảm 71% so với mẫu đối chứng. Cơ chế chính của các hoạt tính sinh học của
Paecilomyces trong ức chế tuyến trùng ký sinh thực vật là ký sinh trực tiếp lên trứng của tuyến trùng bướu rễ. P. lilacinus sản sinh ra leucinotoxin, chitinase, protease, và acetic acid kết hợp đồng thời với quá trình ký sinh (Djian và cộng sự, 1991; Khan và cộng sự, 2003a, 2004; Park và cộng sự, 2004). Chính sự sản sinh ra chitinase, protease được xác định là đóngvai trò quan trọng trong kiểm soát tuyến trùng bướu rễ [29].
Vi sinh vật đối kháng: là các loại nấm và vi khuẩn có khả năng cạnh tranh chỗ ở và thức ăn với tuyến trùng do đó chúng có khả năng hạn chế hoạt động và sinh
sản của tuyến trùng. Các vi sinh vật đối kháng như Trichoderma viridae gây bệnh thực vật và có khả năng đối kháng hoặc tương hợp với tuyến trùng tùy loài tuyến trùng, vi khuẩn Pseudommonas fluorescence có khả năng đối kháng với một số tuyến trùng ký sinh [3]. Theo Windham và cộng sự, khi xử lý đất bằng Trichoderma harzianum (T-12) và Trichoderma koningii (T-8) cho thấy khả năng làm giảm sự sinh sản trứng của tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne arenaria. Khi kết hợp sử dụng
T. harzianum với bánh dầu neem làm số lượng tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans. Khả năng làm giảm lây nhiễm M. javanica của một số chủng phân lập T. lignorum và T. harzianum đã được chứng minh. Có rất nhiều cơ chế có liên quan đến hoạt động kiểm soát sinh học của Trichoderma spp. như: tiết kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh lên nấm bệnh, hệ enzyme thủy phân. Các enzyme như chitinase, glucanase, và protease rất quan trọng đối với quá trình ký sinh nấm.
Trichoderma spp. còn có tác dụng kiểm soát các loại nấm bệnh khác như:
Rhizoctonia spp., Sclerotium rolfsii, Phytophthora spp., Pythium spp., Penicillium diditatum [14].
Phòng trừ tuyến trùng bằng phương pháp sinh học là một hướng phòng trừ mang lại hiệu quả kinh tế, có thể lợi dụng được đặc điểm tự nhiên sẵn có trong đất để phòng trừ, làm giảm số lượng tuyến trùng ở trong đất. Tuy nhiên, để tiến tới ứng dụng phương pháp này rộng rãi trong sản xuất hiện nay còn là vấn đề khó khăn.