Cuộc đời sự nghiệp của nhân vật

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 61 - 62)

2. Lưu Nhân Chú lịch sử và truyền thuyết

2.2. Cuộc đời sự nghiệp của nhân vật

Truyền thuyết tập trung tái hiện tài năng và chiến công của Lưu Nhân Chú từ khi đất nước có họa xâm lăng đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc với thắng lợi vẻ vang và xây dựng triều Lê vững mạnh.

Truyện kể rằng vừa khi Lưu Nhân Chú lớn lên thì đất nước rơi vào họa xâm lăng. Hai cha con ngày đêm lo nghĩ việc nước và tìm cách đi đó đây để liên kết người hiền tài cứu nước. Một đêm cha con được thần báo mộng Lê Lợi làm vua nước Nam. Từ đó, ba cha con trở về quê quán dặn dò vợ con rồi đến thẳng Lam Sơn. Truyền thuyết kể khá chi tiết những ngày đầu họ đến với với Lê Lợi và được Lê Lợi tiếp đãi rất hậu. Ba người ở lại với vua, trong nhà có việc gì tin cẩn đều giao phó cho hết. Thế rồi một hôm, ba cha con cùng Trương Lôi cày ruộng ở động Chiêu Nghi được chứng kiến việc Bạch Sơn Tăng chỉ cho Lê Lợi huyệt đất quý. Lê Lợi bèn sai cha con Lưu Nhân Chú rước linh xa lên đó táng. Sau này, giặc Minh đến đào hài cốt phụ thân Lê Lợi mang đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghe tin ấy, Lê Lợi vô cùng đau xót, ông bàn bạc với tướng sĩ, quyết định cử ba cha con Lưu Nhân Chú cùng các tướng sĩ đi lấy lại hài cốt. Qua những sự kiện này, chúng tôi nhận thấy rằng người dân rất quan tâm đến mối quan hệ của Lưu Nhân Chú và Lê Lợi. Đó là mối quan hệ tốt đẹp với người thủ lĩnh mà không phải bất cứ hào kiệt nào đều có được.

Năm Bính Thân, Lê Lợi mở Hội thề Lũng Nhai, cha con Lưu Nhân Chú cùng Tham dự. Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, ba cha con lại trở về quê chuẩn bị binh lực.Về giai đoạn này, truyền thuyết tập trung với số lượng tương đối lớn. Chúng tôi thống kê được tám trên mười bẩy truyện. Truyền thuyết kể ông lấy núi Văn, núi Võ là nơi rèn chí luyện tài. Ban ngày ông cùng em rể giả làm nghề đi buôn dầu để kể tội giặc Minh, kêu gọi nhân dân. Ban đêm sai người lấy mỡ viết lên lá cây tám chữ: "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần". Khi đã có đội quân cơ ngũ chỉnh tề, ông cho luyện kị binh trên núi Quần Ngựa, luyện quân trên núi Cắm Cờ, tập thủy quân trên dòng suối Đôi, bến Ngâm Thuyền, cấy lúa trên cánh đồng Tràng Dương. Trong những ngày này, truyền thuyết còn kể ông có mối thâm tình với nhân dân, cùng nhân dân trong vùng cứu lũ. Bằng sức mạnh ông hạ được con cọp thành tinh, cùng với tình thương ông thuần phục được nó, sau này nó giúp ích cho nhân dân trong vùng và cuộc khởi nghĩa.

Tái hiện Lưu Nhân Chú trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, truyền thuyết tập trung tái hiện sự kiện Lưu Nhân Chú về quê vận chuyển lương thực cứu đói cho nghĩa quân ở Linh Sơn. Ông có tài đánh mai phục chém đầu Liễu Thăng trên núi Mã Yên. Kết thúc kháng chiến, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế định công ban thưởng cho cha con Lưu Nhân Chú rất hậu.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)