Truyền thuyết khắc họa hình tượng Lưu Nhân Chú trên phương

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 72 - 75)

3. Hình tượng Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết

3.2. Truyền thuyết khắc họa hình tượng Lưu Nhân Chú trên phương

người dũng sĩ

Ở phần miêu tả đặc điểm chuỗi truyền thuyết chúng tôi đã phân tích và chỉ ra truyền thuyết về Lưu Nhân Chú được cổ tích hóa để mở rộng giá trị tư tưởng thẩm mĩ. Hình tượng nhân vật Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết được khắc họa trong diện mạo của người dũng sĩ. Đặc điểm này của nhân vật được thể hiện tập trung ở một số truyền thuyết như Sự tích núi Chúa ở Phục Linh,

Truyền thuyết về sức khỏe của Lưu Nhân Chú.

Khi nói về mối quan hệ giữa xung đột và kiểu nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì, tác giả Lê Trường Phát chỉ ra rằng: "Ở những truyện mà xung đột cơ bản giữa con người với thiên nhiên thì nhân vật chính là người dũng sĩ [44, tr.41]. Căn cứ vào đặc điểm này, chúng tôi nhận thấy rằng truyện Sự tích núi Chúa ở Phục Linh, xung đột giữa con người và thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên là xung đột chính của truyện. Từ xung đột này, làm nổi bật vẻ đẹp của người dũng sĩ áo chàm Lưu Nhân Chú. Truyện miêu tả Lưu Nhân Chú bắt cọp móng xám thành tinh, diệt trừ hậu họa cho dân lành. Ở Truyền thuyết về sức khỏe của Lưu Nhân Chú, nhân dân đặt nhân vật trong mối quan hệ với thiên

nhiên, cụ thể là mưa lũ. Nhân Chú đã không quản ngại khó khăn chiến đấu với thủy thần để cứu người, cứu vật đang bị dòng nước hung dữ cuốn trôi. Đối với một đất nước nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông thì nỗi sợ hãi lớn nhất của con người là bão lụt, mưa lũ. Nhưng với người dân vùng Đại Từ thì lũ lụt là điều đáng sợ hơn. Bởi Đại Từ có địa hình bao quanh là núi, mưa nhiều, lũ lắm. Cứ mỗi lần mưa to, lũ đổ về bất ngờ, người dân không lường trước được. Trong cuộc chiến với thú dữ, bão lũ nhân vật Lưu Nhân Chú hiện lên như một chàng dũng sĩ tài ba.

Nếu quan niệm "dũng sĩ là những chàng trai nổi bật ở sức mạnh hơn người, đồng thời họ cũng có lòng dũng cảm, có nhiệt tình vô tư chiến đấu vì con người vì cộng đồng" [27, tr.25] thì Lưu Nhân Chú có đầy đủ phẩm chất ấy. Ấn tượng đầu tiên về nhân vật Lưu Nhân Chú là chàng nổi bật ở sức khỏe và thể lực hơn người. Để làm nổi bật đặc điểm này của hình tượng, nhân dân đã đặt nhân vật trong mối quan hệ với các thế lực đối lập. Nhân dân đã tái hiện sự hung dữ của con cọp móng xám thành tinh, truyền thuyết kể như sau: "Ở sườn đông dãy núi Tam Đảo có con cọp thành tinh, nó có bộ móng màu xám. Nó thoắt ẩn, thoắt hiện. Khi di chuyển, cặp móng ấy phát ra tiếng kêu kì lạ, lanh lảnh như tiếng huýt sáo và lóe ra thứ ánh sáng trông như những vệt sao", "Nó hiện nguyên hình thành một con cọp cái thành tinh, to như con trâu mộng, trên trán có một mảng lông trắng muốt". Qua cách tái hiện hết sức cụ thể chi tiết, ta thấy được sức mạnh của mãnh chúa rừng xanh. Một con mãnh thú mà dân làng phải khiếp, nó "thoắt ẩn, thoắt hiện", đêm đến chuyên đi bắt trộm lợn của dân làng. Nhưng với lòng dũng cảm và sức khỏe phi thường,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chàng dũng sĩ đã hạ gục được nó, truyền thuyết miêu tả hành động của nhân vật "Nhanh như cắt, ông cởi phăng chiếc áo chàm, chụp ngay lên túm lông trắng ấy. Bị bất ngờ, túm lông trắng ấy hiện nguyên hình thành con cọp cái thành tinh", "Một tay vị tướng túm chặt gáy hổ, tay kia đấm như trời giáng vào mạng sườn hổ. Con hổ vùng vẫy thoát ra khỏi tay ông. Tiếng hổ gầm chấn động cả một vùng. Lát sau, kiệt sức con vật nằm đờ ra bất động". Động tác của nhân vật nhanh gọn cùng với những cú đấm như trời giáng - đó chính là biểu hiện của một thể lực phi thường và lòng dũng cảm tột đỉnh của Lưu Nhân Chú. Hành động đánh hổ của Lưu Nhân Chú gợi đến hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh diệt trằn tinh cứu người dân vô tội, diệt đại bàng cứu công chúa. Chiến công của chàng Thạch Sanh có sự trợ giúp của các vật thần kì, còn Lưu Nhân Chú tay không diệt hổ.

Lòng dũng cảm và thể lực hơn người còn được thể hiện ở việc Lưu Nhân Chú vật lộn với thủy thần để cứu dân làng, cứu đàn trâu bị trôi trong trận lũ.

Truyền thuyết về sức khỏe của Lưu Nhân Chú kể ràng: ''Đã lâu lắm rồi, chưa bao giờ ở vùng Thuận Thượng lại bị một trận lũ lớn như vậy... Nước ở đây cuồn cuộn, xoáy vào vách đá, âm thanh gào thét ghê rợn. Tất cả mọi thứ nước cuốn trôi đều phải đi qua chỗ này, rồi quay tròn theo dòng xoáy rồi chìm nghỉm ở phía dưới". Trước sức mạnh của thủy thần, hai bên bờ "trai tráng gào thét vì thất vọng", "tiếng kêu cứu thất thanh đau đến xé lòng". Lưu Nhân Chú "đứng sừng sững ở cuối dòng lũ", chàng "tay phải túm lấy sừng trâu giật mạnh, tay trai đẩy mạnh cả con trâu vọt vào trong", cứ thế, đến con trâu cuối cùng chàng "ngoắc tay vào lôi ào lên cạn". Qua những chi tiết này, thấy được sức khỏe diệu kì của nhân vật.

Đến lúc chính cọp móng xám bị dòng nước cuốn chìm nghỉm, Lưu Nhân Chú "lo lắng lao vội ra dòng nước... Chàng quàng tay vào cổ cọp lội ầm ầm vào bờ trong tiếng reo hò của quân sĩ". Tất cả những hành động ấy, đều xuất phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ sự vô tư, lòng nhiệt tình mà Nhân Chú đem lại cho dân làng. Chàng mong muốn nhân dân có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Xây dựng hình tượng Lưu Nhân Chú trong dáng dấp của người dũng sĩ - đương đầu với thủy thần, chiến đấu với thú dữ, nhân dân muốn gửi gắm khát vọng lớn lao về người anh hùng. Họ muốn và tin rằng, người anh hùng sẽ chiến thắng mọi thế lực thù địch cho dù đó là con người hay tự nhiên.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)