Đặc điểm phân bố

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 111 - 115)

2. Khảo sát về tình hình lưu truyền, phổ biến của truyền thuyết về Lưu

2.1. Đặc điểm phân bố

Tìm hiểu đặc điểm phân bố của truyền thuyết về Lưu Nhân Chú, chúng tôi tiến hành khảo sát tại năm xã trên địa bàn huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Cụ thể là các xã sau: Văn Yên, Kí Phú, Vạn Thọ, Hùng Sơn và Yên Lãng.

Chúng tôi chọn năm xã trên bởi chúng có đặc điểm cụ thể như sau:

- Văn Yên: Đây chính là vùng đất Thuận Thượng xưa, quê hương của danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú, nơi dòng họ Lưu bốn đời làm quan phiên trấn với nhà Trần. Trong chính sử, việc ghi chép tên làng, xã quê Lưu Nhân Chú không thống nhất. Sách Đại Việt thông sử, Đại Nam thống nhất chí đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dù sử sách, các tư liệu có ghi chép tên làng tên xã không thống nhất thì vẫn có thể xác định được "vùng đất trung tâm của xã Thuận Thượng xưa, nay gọi là Văn Yên. Tuy nhiên đất Thuận Thượng xưa còn cả một phần lớn đất xã Kí Phú, xã Vạn Thọ và phần lớn đất xã Mỹ Yên ngày nay" [62, tr.253]. So với bốn xã mà chúng tôi lựa chọn khảo sát, Văn Yên là xã quần tụ khá nhiều di tích về Danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú. Hàng năm, lễ hội núi Văn, núi Võ được tổ chức ở đây.

- Kí Phú: một phần lớn đất xã Kí Phú thuộc vùng đất Thuận Thượng xưa. Hiện tại nơi đây còn di tích lịch sử ghi dấu sự nghiệp kháng chiến của Lưu Nhân Chú, tiêu biểu như núi Văn.

- Vạn Thọ: vốn thuộc vùng đất Thuận Thượng xưa, địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lưu Nhân Chú. Di tích lịch sử còn lại là bến Ngâm Thuyền, dòng suối Đôi.

- Hùng Sơn: xã trung tâm của huyện Đại Từ, xã không có di tích lịch sử nào liên quan đến Lưu Nhân Chú. Hùng Sơn cách Văn Yên, Kí Phú một khoảng cách khá xa và giữa hai xã có nhiều mối liên hệ về văn hóa và kinh tế.

- Yên Lãng: vốn là vùng đất thuộc huyện Văn Lãng xưa quê hương của Phạm Cuống em rể tướng quân Lưu Nhân Chú. Nơi đây có di tích hang Nung, núi Bút Thần mà Lưu Nhân Chú và Phạm Cuống cất dấu lương thực tại đây.

Tiến hành khảo sát tại năm xã trên, chúng tôi chọn đối tượng điều tra là những người già trong độ tuổi từ 55 đến 70. Theo chúng tôi, ở tuổi này, mỗi người đã tích lũy được một vốn văn hóa phong phú đáng kể. Với vốn văn hóa phong phú ấy, họ sẽ là lược lượng chủ đạo trong hoạt động bảo lưu và truyền bá chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú. Do đó, tiến hành điều tra trên nhóm đối tượng này sẽ cho kết quả chính xác nhất về đặc điểm phân bố của truyền thuyết về Lưu Nhân Chú. Tại mỗi xã, chúng tôi chọn 20 người thuộc các thành phần xã hội khác nhau: cán bộ hưu trí, nông dân, buôn bán nhỏ, người làm nghề tự do... để khảo sát. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.1.1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1.1. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết về truyền thuyết Lƣu Nhân Chú trên những đối tƣợng trong độ tuổi từ 55 đến 70 tại 5 xã thuộc địa

bàn huyện Đại Từ, Thái Nguyên

(Đơn vị tính %) Tên xã Nội dung Văn Yên Phú Vạn Thọ Yên Lãng Hùng Sơn

Đã nghe nhắc đến nhân vật Lưu Nhân Chú 100 100 100 100 100

Nhận xét về Lưu Nhân Chú

Người anh hùng chống

giặc ngoại xâm 100 100 100 100 100

Con người nhân hậu

trung nghĩa 100 100 100 80 50 Vị phúc thần của nhân dân Đại Từ 100 100 100 95 45 Ý kiến khác 0 0 0 0 0 Đặc điểm đặc biệt của Lưu Nhân Chú

Có sức khỏe phi thường 100 100 100 50 50

Có tướng mạo hình

dáng khác thường 100 100 100 50 50

Do người trời đầu thai 95 86 50 0 0

Có tài, phép lạ 100 100 100 70 55 Những đặc điểm khác 0 0 0 0 0 Truyền thuyết về Lưu Nhân Chú đã được biết 1 100 100 80 25 15 Từ hai trở lên 100 100 70 25 10 Địa điểm thờ cúng Lưu Nhân Chú đã được biết 1 100 100 100 50 40 Từ hai trở lên 100 100 80 35 30 Mục đích đến lễ ở các nơi thờ Lưu Nhân Chú Tỏ lòng kính trọng một nhân vật lịch sử 100 100 100 100 100

Cầu bình an, sức khỏe 96 90 90 70 90

Cầu tài lộc 94 92 90 70 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét Bảng 2.1.1:

Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy:

Tất cả các đối tượng chúng tôi tiến hành điều tra đều biết đến nhân vật Lưu Nhân Chú. Các xã có mối liên hệ mật thiết với nhân vật Lưu Nhân Chú như Văn Yên, Kí Phú, Vạn Thọ người dân đều kể được ít nhất một truyền thuyết về nhân vật. Vấn đề tất yếu này dễ dàng lí giải được. Bởi đây là ba xã đó xưa kia vốn thuộc vùng đất Thuận Thượng, quê hương của nhân vật Lưu Nhân Chú. Hiện nay ba xã này tập trung nhiều di tích lịch sử liên quan đến Lưu Nhân Chú, địa đầu xã Văn Yên là nơi nhân dân mở hội núi Văn, núi Võ tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Lưu Nhân Chú. Xã Yên Lãng vốn là xã có mối liên hệ gián tiếp đối với nhân vật, Hùng Sơn là xã không có liên quan gì đến nhân vật, việc người dân biết đến truyền thuyết về Lưu Nhân Chú là một hiện tượng đặc biệt. Nó chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú trên địa bàn huyện Đại Từ hiện nay.

Trong tâm thức của người dân nơi đây, đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật Lưu Nhân Chú là có tài phép lạ và có tướng mạo và hình dáng khác thường. Hầu như tất cả người dân Đại Từ đều ghi nhớ hai đặc điểm này của nhân vật. Đây cũng là điều mà các sử gia phong kiến khi chép về nhân vật Lưu Nhân Chú đều nhắc tới. Ngay cả ông tổ triều Lê cũng nói đến điều này một cách trân trọng khác thường. Cũng vì xuất phát từ một phần sự thực khác thường ấy, đặc điểm này ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân và trở thành một đặc điểm riêng biệt để nhận biết về Lưu Nhân Chú. Cá biệt, có những đối tượng không biết truyền thuyết nào về Lưu Nhân Chú nhưng cũng ghi nhớ đặc điểm này. Đó chính là hiện tượng phát tán những mảnh vụn của truyền thuyết. Trong quá trình truyền miệng, những chi tiết, những sự kiện của thuyết có thể bị tách rời vì thế người tiếp nhận chỉ có thể biết được một phần của tổng thể tách rời ấy. Cũng trong tâm thức của người dân Đại Từ hiện nay,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân vật Lưu Nhân Chú có vai trò rất lớn trong đời sống của nhân dân xưa kia và cả trong cuộc sống hôm nay. Nhân vật được nhận xét là người anh hùng chống ngoại xâm vừa là con người nhân hậu, trung nghĩa, vừa là phúc thần của nhân dân vùng Đại Từ. Qua phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy nhân dân vùng Đại Từ đã thể hiện một sự đánh giá toàn diện và sâu sắc về một nhân vật lịch sử. Đồng thời nó có ý nghĩa bổ sung phần khiếm khuyết của chính sử.

Tất cả các đối tượng mà chúng tôi khảo sát đều kể được ít nhất một nơi thờ cúng Lưu Nhân Chú. Phần lớn trên các xã Văn Yên, Kí Phú người dân đều kể được từ hai nơi thờ cúng Lưu Nhân Chú trên địa bàn huyện Đại Từ. Các biệt có trường hợp kể được ba nơi thờ cúng nhân vật Lưu Nhân Chú, họ kể địa điểm thờ cúng không thuộc địa bàn huyện Đại Từ, cụ thể đó là đình Lục Giáp xã Đắc Sơn huyện Phổ Yên. Thật ra, đây là vấn đề hết sức dễ hiểu, bởi khoảng cách địa lí giữa vùng Văn Yên, Kí Phú và vùng Đắc Sơn là khá gần. Điều đó cho thấy truyền thuyết về Lưu Nhân Chú và tín ngưỡng dân gian ở nơi đây có mối liên hệ mật thiết với nhau. Truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian đều có sự lan tỏa nhất định.

Tại các xã Văn Yên, Kí Phú, Vạn Thọ người dân hiểu biết những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở mức độ sâu sắc nhất. Số người biết từ hai truyền thuyết về Lưu Nhân Chú trở lên chiếm trên 70% tổng số đối tượng khảo sát. Văn Yên, Kí Phú, Vạn Thọ là nơi có mối liên hệ trực tiếp với Lưu Nhân Chú do đó nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm thức cộng đồng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)