Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần"

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 78 - 79)

3. Hình tượng Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết

3.4.1. Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần"

Hình tượng Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết là một hình tượng có cốt cách "nhân thần".Truyền thuyết kể rằng, khi sinh ra Lưu Nhân Chú đã có hình dáng thần kì "chú bé đầu to, lông mày rậm, hai tai trễ xuống như ngọc châu", có tư chất thánh thần "học hành rất giỏi, có trí nhớ dai, thích săn bắn, rèn luyện cung kiếm", "có tài chạy nhanh như gió". Cha mẹ đặt tên cho cậu bé là Lưu Nhân Chú. Chữ "Nhân" vốn có nhiều ý nghĩa, nhưng điều cốt yếu của ông bà Lưu Trung đặt niềm tin và hy vọng lớn lên con mình sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình sống nhân nghĩa, đức độ. Nhân Chú lớn lên đã không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và dân làng. Khi giặc Minh sang xâm lược, ông hăm hở tìm đường vào Lam Sơn tụ nghĩa. Trong suốt cuộc kháng chiến, ông chiến đấu sát cánh bên Lê Lợi, lập nhiều chiến công hiển hách. Với những việc làm ấy đã cứu nhân dân thoát khỏi nạn ngoại xâm, thoát khỏi cuộc đời lầm than đói khổ, đem lại hòa bình cho nhân dân. Ông xứng đáng được tôn là "nhân thần", vị thần đem lại cuộc sống tươi sáng cho nhân dân xuất thân từ người trần thế.

Trong cốt cách "nhân thần", Lưu Nhân Chú đã làm nhiều việc có ích giúp đời, giúp dân. Sinh ra trong một dòng họ nhiều đời khai sơn phá thạch để có cả một vùng ruộng đồng trù phú, nương rẫy xanh tươi, giúp nhân dân vùng quê Thượng Thuận được no ấm, khi Lưu Nhân Chú đã là một võ tướng, ông không chỉ chăm lo cho con đường binh nghiệp mà còn lo đến cả bát cơm manh áo của quân và dân. Truyền thuyết kể rằng ông ngày đêm trăn trở lo quân không đủ lương ăn, dân đói. Ông cùng nhân dân khai khẩn đất hoang, đào mương, xẻ núi, trồng ngô lúa, kết quả sau một thời gian vùng đất hoang trở thành những cách đồng màu mỡ. Lương thực không những đủ nuôi quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mà tích trữ được rất nhiều. Dựa trên ''cái lõi lịch sử", nhân dân sáng tạo chi tiết này hàm ý biết ơn ông. Miền quê Văn Yên, Kí Phú hôm nay, có những cánh đồng trù phú tốt tươi chính là nhờ công đức của anh hùng Lưu Nhân Chú.

Sự nghiệp của người anh hùng Lưu Nhân Chú còn gắn còn gắn với việc ông diệt ác thú, trừ họa cho dân làng. Đại Từ vốn là miền rừng núi, xưa kia người dân nơi đây đã từng phải đối mặt với thú dữ. Lưu Nhân Chú diệt con cọp móng xám - chúa tể loài cọp ở sườn đông Tam Đảo đem lại cuộc sống bình yên cho con người. Thuần phục nó để nó giúp ích cho dân làng và nghĩa quân. Ông còn cứu dân thoát khỏi "cơn giận dữ"của thủy thần.

Khắc họa Lưu Nhân Chú trong cốt cách "nhân thần" nhân dân khẳng định ông là người có trách nhiệm với dân, yêu dân, chăm lo cho dân. Ông cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc. Tư tưởng "dân là gốc" ấy khiến tên tuổi Lưu Nhân Chú sống mãi trong lòng nhân dân. Ổ đây, cảm hứng tôn vinh người anh hùng được thể hiện đến tột đỉnh.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)