Lưu Nhân Chú con người nhân hậu, trung nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 75 - 78)

3. Hình tượng Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết

3.3. Lưu Nhân Chú con người nhân hậu, trung nghĩa

Song song với những đặc điểm phi thường về ngoại hình, sức mạnh và chiến công Lưu Nhân Chú trong tâm thức người Đại Từ xưa còn là một con người có phẩm chất cao cả cao thượng, đạt đến chuẩn mực chữ "Nhân" và chữ "Trung". Khi nói về đức của người anh hùng, Giáo sư Kiều Thu Hoạch cho rằng: "đức thường là người trung hiếu tiết nghĩa, trong đó "trung quân ái quốc" là điểm phổ biến và nổi bật" [31, tr.35]. Lưu Nhân Chú là người sinh ra trong dòng dõi quý tộc, bốn đời làm quan phiên trấn với nhà Trần, Lưu Nhân Chú được răn dạy chữ trung quân ái quốc, được tiếp nối truyền thống gia đình sống chuộng việc nghĩa, có tâm hào nghĩa cả, thu hút được lòng người. Lớn lên giữa nhân dân lao động bình dị, Nhân Chú được tắm mình trong bầu không khí nghĩa tình. Cuộc sống của gia đình ông vốn chan hòa gần gũi với nhân dân lao động do vậy sớm hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở con người Lưu Nhân Chú. Hình tượng Lưu Nhân Chú có tấm lòng nhân hậu hiện lên rõ nét trong truyền thuyết qua các chi tiết: ông tha chết cho con cọp móng xám, cứu nó thoát chết, cứu dân làng thoát khỏi trận lũ lớn, giúp người nông dân nghèo can hai con trâu đánh nhau. Ông sống gần gũi với dân làng.

Trong truyền thuyết Sự tích núi Chúa ở Phục Linh, phẩm chất nhân ái của Lưu Nhân Chú được tác giả dân gian khắc họa rõ nét nhất. Nhân dân xây dựng thử thách để Lưu Nhân Chú bộc lộ lòng Nhân của mình. Lòng nhân hậu bao dung của con người dành cho con người là điều không lạ, song lòng nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hậu dành cho con ác thú - kẻ thù của nhân dân là vấn đề đáng để quan tâm. Khi Nhân Chú đánh được con hổ, con vật kiệt sức nằm đờ ra bất động. Ông bỏ tấm áo chàm trùm lên mặt hổ ra, ông thấy đôi măt hổ long lanh ướt nhìn ông van vỉ, ở phần bụng nó bầu sữa căng chảy ra trắng đặc. Trước một con ác thú đã từng làm hại dân lành, đến lúc nó phải đền tội nhưng biết con vật đang nuôi con lòng nhân hậu của ông trỗi dậy, ông thương nó vô cùng và tha chết cho nó. Để nó đỡ đau ông đã dùng lá rừng xoa bóp cho hổ và đưa nó về hang. Nhìn thấy đàn con của nó lả đi vì đói, ngày nào ông cũng cho người cung cấp thức ăn cho hổ. Bằng lòng nhân hậu bao dung độ lượng, Nhân Chú đã thuần phục được con mãnh chúa rừng xanh. Đó cũng là triết lí mang tính nhân đạo sâu sắc của dân tộc "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại". Sau này, nó gắn bó sâu nặng với Lưu Nhân Chú và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hơn bao giờ hết. Cọp giúp nghĩa quân đánh giặc, người dân đi rừng gặp thú dữ cọp liền xuất hiện cứu họ. Tình nghĩa giữa người và vật gắn bó keo sơn. Đến khi người ân nhân của nó mất nó không nỡ chia lìa. Lòng nhân hậu của Nhân Chú đã cảm hóa được cái ác. Xây dựng chi tiết này nhân dân muốn thể hiện quan niệm của họ về người anh hùng. Người anh hùng không chỉ có sức mạnh phi thường đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân mà ở họ cần có lòng nhân hậu, sự bao dung để cảm hóa các thế lực thù địch.

Bên cạnh Lưu Nhân Chú giàu lòng nhân hậu yêu thương con người, con vật, ông còn là con người trọn đời trung thành, tín nghĩa với chủ tướng Lê Lợi. Sự trung thành tín nghĩa ấy trải dài suốt cuộc đời nhân vật. Mối quan hệ giữa Lưu Nhân Chú và Lê Lợi được tái hiện là mối quan hệ tốt đẹp. Nhân Chú là trung thần của Lê Lợi và triều Lê. Truyền thuyết Sự tích núi Quần Ngựa và cánh đồng Tràng Dương kể rằng ngay từ những ngày đầu của cuộc khởi

nghĩa, cha con Lưu Nhân Chú đã được tin dùng "Vua nghe chuyện rất vui và tiếp đãi rất hậu. Từ đấy, ba người luôn ở cạnh vua, được vua tin dùng, giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phó cho hết". Chi tiết này được nhân dân kể ở truyện Cha con Lưu Nhân Chú

và chuyện mả Phật Hoàng. Chi tiết ấy thể hiện niềm tự hào của nhân dân khi

Nhân Chú được Lê Lợi tin yêu. Niềm tin của Lê Lợi đối với cha con Lưu Nhân Chú được nhân dân khắc họa qua chi tiết Lê Lợi được một vị sư già chỉ cho huyệt đất quý, ba cha con Lưu Nhân Chú cùng với Trương Lôi rước linh xa lên an táng. Đến khi giặc Minh đào trộm hài cốt đó mang đi, Lê Lợi vô cùng đau xót, ông quyết định cử ba cha con Lưu Nhân Chú cùng các dũng sĩ gan dạ mưu trí đi lấy lại hài cốt. Con người Việt Nam vốn trọng chữ hiếu, hơn nữa họ còn quan niệm "sống vì mồ mả". Việc đi lấy lại hài cốt là việc lớn đối với Lê Lợi. Nó có ý nghĩa sống còn đối với ông. Đặt trọng trách ấy lên vai cha con Lưu Nhân Chú cũng chính là đặt niền tin lớn nơi Nhân Chú. Biểu hiện Lê Lợi càng tin yêu ông bao nhiều thì lại càng chứng tỏ lòng trung thành của ông với Lê Lợi bấy nhiêu. Sự trung thành như thế, thời ấy chính là biểu hiện của lòng trung quân ái quốc.

Chi tiết ông được tham dự Hội thề Lũng Nhai thêm một lần nữa chứng tỏ sự tin tưởng của chủ tướng dành cho ông. Hội thề chính là sợi dây nối xích giữa những con người cùng chí hướng để lập nên nghiệp lớn. Trong lòng Nhân Chú luôn ghi nhớ lời thề "coi nhau như một tổ như cây một cành". Tất cả những chiến công oanh liệt phi thường, những việc làm cho dân cho nước đều bắt nguồn từ chữ trung quân ái quốc. Trong lịch sử Lê Lợi đã từng viết bài Chế khen Lưu Nhân Chú "Mến người là người tài giỏi giúp việc ở đời, là bề tôi tận trung với nước. Nên trẫm ban cho cái vinh hạnh ở ngôi tể tướng mà vẫn giữ cái trách nhiệm về binh quyền" [50, tr.47].

Khắc họa Lưu Nhân Chú là con người trung nghĩa, nhân hậu nhân dân thể hiện quan niệm về người anh hùng - người anh hùng Lưu Nhân Chú mang vẻ đẹp toàn vẹn cả tài và đức. Con người ông là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thần thánh phi thường và vẻ đẹp bình dị đời thường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4. Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần", "phúc thần"

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ Thái Nguyên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)