Lý thuyết về tiền giả định

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.5.Lý thuyết về tiền giả định

1.3.5.1. Khái niệm tiền giả định

“Tiền giả định (presuppostion – kí hiệu pp ,) là những hiểu biết được

xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa

tường minh trong phát ngôn của mình”[8,366].

Đỗ Hữu Châu dẫn ra ví dụ sau:

Câu này có tiền giả định là: Anh ta đã có vợ. Hiểu biết về anh ta đã có vợ được xem là không còn phải bàn cãi gì nữa. Không thể có chuyện anh ta không có vợ mà lại nói “ Anh ta đi lấy thuốc cho vợ ”.

1.3.5.2. Đặc điểm của tiền giả định

Tiền giả định có một số tính chất sau:

- Tiền giả định luôn luôn đúng. Tuy nhiên, trong giao tiếp thông thường không phải không có những trường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên một tiền giả định mang tính bịa đặt. Đây là một chiến lược hội thoại, chiến lược gài bẫy tiền giả định.

- Tiền giả định ít lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp: ở các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, tiền giả định không thay đổi. Chẳng hạn nói Vợ anh ta ốm

nặng hay anh ta thay vợ đi đón con (trong mối quan hệ với ví dụ (23)) thì pp ,

vẫn không hề thay đổi dù cho ngữ cảnh có khác nhau.

- Tiền giả định phải có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ cấu thành phát ngôn, phải có những dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu nó. Tiền giả định ở ví dụ (23) quan yếu với phát ngôn và được đánh dấu bằng yếu tố ngôn ngữ là từ vợ.

- Ngoài ra, tiền giả định còn có một số tính chất khác như: tính kháng phủ định, tính chất không thể khử bỏ, tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó.

1.3.5.3. Phân loại tiền giả định

Tiền giả định được chia thành nhiều loại như tiền giả định bách khoa, tiền giả định ngôn ngữ, tiền giả định ngữ dụng, tiền giả định nghĩa học v.v...Liên quan đến những căn cứ xây dựng câu đố, luận văn chỉ quan tâm tới tiền giả định bách khoa.

Tiền giả định bách khoa là những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên

* Tiển kết

Tóm lại, lý thuyết tiền giả định được luận văn vận dụng để nghiên cứu những căn cứ xây dựng câu đố.

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 30 - 32)