Câu đố có dạng đoạn thoại

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 46 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Câu đố có dạng đoạn thoại

2.2.2.1. Kết quả khảo sát

Câu đố dạng cặp trao đáp và đoạn thoại thường được sử dụng trong hát đối đáp miền Nam Trung Bộ, hát ví phường vải Nghệ Tĩnh, hát Trống quân, hò đối đáp Nam Bộ.

Đoạn thoại được cấu tạo từ hai cặp trao đáp trở lên, chúng liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ dụng. Khảo sát số lượng câu đố dạng đoạn thoại luận văn thu được kết quả sau:

Dạng câu đố Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Câu đố có dạng đoạn thoại 31 0.87

2.2.2.2. Phân loại câu đố dạng đoạn thoại

Câu đố dạng đoạn thoại có hai loại, đó là:

a) Câu đố có dạng đoạn thoại trực tiếp

Dạng câu đố này không có lời mở thoại mà đi ngay vào vấn đề. Ví dụ: (49) đố: Cái gì nó bé nó cay?

Cái gì nó bé nó hay cửa quyền?

đáp: Hạt tiêu nó bé nó cay

Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.[61,433]

b) Câu đố có dạng đoạn thoại gián tiếp

Xét chức năng các thành phần trong đoạn thoại, ở câu đố một số đoạn thoại có phần mở thoại. Mở thoại chính là những gợi ý dẫn dắt người nghe giúp họ phán đoán, suy luận tìm ra lời giải. Lời đố về vua Gia Long và cá cơm là một ví dụ :

(50) Nhà vua bị giặc đuổi

Lênh đênh ngoài biển khơi

Quân lính đói rã ruột mở thoại Nhà vua cầu cứu trời

Bỗng dưng nổi mảng cá

Nhà vua thời nào?

Cá gì? kết thoại

(Vua Gia Long và cá cơm) [61,636]

* Tiểu kết

Điều đáng nói ở câu đố dạng cặp trao - đáp và đoạn thoại là lời đố và lời đáp tạo thành cặp sóng đôi. Đối đáp với nhau bằng thơ không còn là đố

đáp thông thường nữa mà nó là một nét đẹp trong sinh hoạt nghệ thuật của người Việt. Xét cho cùng, đó cũng chỉ là những câu hỏi cần câu trả lời nhưng cấu tạo câu hỏi dưới dạng thơ khiến lời đố vừa tăng thêm sức hấp dẫn, khơi gợi hứng thú ở người nghe, lại vừa thể hiện được sự chau chuốt trong cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ của người ra đố.

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 46 - 48)