7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Phƣơng thức thay thế bổ sung
Đây là thủ pháp đặc trưng trong việc xây dựng câu đố về âm tiết tiếng Việt. Như đã trình bày ở mục [3.1.1.2], âm tiết tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 bộ phận. Dựa vào thành phần cấu tạo này, người ta tạo ra rất nhiều kiểu câu
đố xoay quanh sự biến đổi các thành phần cấu tạo âm tiết. Khi thay yếu tố này bằng yếu tố kia ở cùng một vị trí chức năng ta sẽ được những âm tiết có hình thức âm thanh và nội dung ngữ nghĩa khác nhau.
Trong tổng số 3559 câu đố có 181 câu đố (chiếm 5.09%) sử dụng phương thức thay thế - bổ sung để xây dựng câu đố. Phương thức thay thế- bổ sung này có những kiểu sau:
a)Thay thanh điệu (TĐ):
(201) Tên tôi dùng bắc ngang sông
Không huyền là việc ngư ông sớm chiều Nặng vào em mẹ thân yêu
Thêm hỏi với “ thả ” phần nhiều đi đôi.
(Chữ cầu, câu, cậu, cẩu) [66,692]
Sự khác nhau giữa cầu ≠ câu ≠ cậu ≠ cẩu là do sự thay đổi thanh điệu. - Thanh huyền (\) trong từ Cầu thay bằng thanh không ta có chữ "câu”.
Câu chỉ cách thức bắt tôm hay cá bằng một loại cần câu có móc sắt nhỏ để móc mồi buộc ở đầu một sợi dây.
- Thanh (\) thay bằng thanh nặng (.) ta có chữ Cậu. Cậu là em trai của mẹ. - Thanh (\) thay bằng thanh hỏi (?) ta có chữ Cẩu. Cẩu đi cùng thả
thành cẩu thả chỉ tính không cẩn thận, làm đại khái cốt cho xong việc.
b) Thay phụ âm đầu ( PÂĐ) :
(202) Em là hai lá trong người
Khi thời xẹp xuống, khi thời phồng lên Từ khi mất đớt nửa trên
Thành một thứ quả không nên ăn nhiều.
(Chữ phổi, ổi) [66,711]
Nghĩa của từ phổi khác nghĩa từ ổi do hai từ này khác nhau ở PÂĐ. Bỏ phụ âm ph, từ phổi chuyển thành ổi. Phổi là một bộ phận của cơ thể người, nó là cơ quan điều tiết hô hấp; còn ổi là một loại quả ăn được.
c)Thay âm cuối:
(203) Sống dưới nước thở bằng mang
Thêm T, với đất cùng cùng làng khác tên Nằm từng bãi rộng triền miên
Tấm thân khoáng chất ở bên sóng gào.
(Chữ cá, cát) [66,690]
Cá và cát khác nhau do âm cuối khác nhau. Thêm âm [t] vào cuối chữ cá ta được chữ cát.
d)Thay PÂĐ và TĐ
(204) Tiếng Hán dùng để gọi răng
Thêm huyền là chỗ ở ăn hàng ngày Nhờ mà cao chạy xa bay
Là đầu mẫu tự đem ngày ngâm nga Lần này “en” lại mọc ra
Là một thứ quả mà ta thích dùng.
(Chữ nha, nhà, a, na) [6,707]
- Thay thanh không bằng thanh (\) ta được từ “nhà”, nhà ≠ nha. Nhà chỉ một công trình kiến trúc dùng để ở, còn nha là từ Hán Việt có nghĩa là răng.
- Bỏ phụ âm nh đi, nha chuyển thành a.A là con chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái La tinh.
- Khi phụ âm nh được thay bằng phụ âm n, ta có từ na. Na là một loại quả vỏ có nhiều mắt, thịt quả trắng, mềm, ngọt, hạt màu đen.
e)Thay PÂĐ và âm cuối:
(205) Đi học vẫn phải mang theo
Bỏ đầu thành bé tẹo teo nhất nhà Nếu đuôi bị chặt đứt ra
Chỉ riêng bé ẵm ngửa là thích thôi.
Chữ bút khi bỏ phụ âm b còn chữ út, khi bỏ âm cuối t còn chữ bú . Út
là tính từ chỉ tính chất sau cùng hay nhỏ tuổi nhất trong hàng các con hoặc em trong nhà. Bú là động từ chỉ động tác mút núm vú để hút sữa của trẻ nhỏ.
f)Thay thanh điệu và âm cuối:
(206) Không huyền, vị của hạt tiêu
Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông Mất đuôi ăn có ngon không,
Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen.
(Chữ cay, cày, cà) [66,692]
Thay thanh không ở chữ cay bằng thanh huyền ta được chữ cày. Cày là động từ chỉ cách thức lật xới đất lên bằng cái cày. Bỏ âm cuối y trong từ cày
còn lại chữ cà
g)Thay đổi thanh điệu và âm chính:
(207) Là tên sao ở trời cao
Bỏ nón thành vật nhát gan tai dài Nặng vào, sống mãi, không sai Huyền trên, là để ra ngoài, chữ chi?
(Chữ thổ, thỏ, thọ, thò) [66,715]
Từ thổ và thỏ khác nhau ở âm chính: nguyên âm ô ≠ o.
Thổ : tên một ngôi sao - hành tinh lớn thứ hai của hệ mặt trời, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Thỏ : là loài thú gặm nhấm, tai to và dài, đuôi ngắn, lông dày mịn. Thọ : chỉ sự sống lâu
Thò : đưa một bộ phận nào đó ra hẳn phía ngoài vật che chắn cho lộ hẳn ra.
* Tiểu kết
Thủ pháp thay thể bổ sung chủ yếu dùng trong câu đố chữ Việt. Nó xoay quanh sự biến đổi cấu trúc âm tiết. Khi một yếu tố trong âm tiết thay đổi dẫn tới hình thức âm thanh và nội dung ngữ nghĩa của âm tiết đó thay đổi theo.
3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG
Tóm lại, có hai phương thức xây dựng câu đố, đó là: phương thức đánh lạc hướng chiếu vật và phương thức thay thế bổ sung trong đó, phương thức đánh lạc hướng chiếu vật là phương thức bao trùm.
Dưới đây là bảng tổng kết phương thức xây dựng câu đố dân gian người Việt:
Bảng 3.3: Phƣơng thức xây dựng câu đố
(Tỉ lệ % tính theo 3559 câu đố khảo sát)
Stt Phƣơng thức Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 ĐÁNH LẠC HƢỚNG CHIẾU VẬT Nhân hoá Từ xưng hô 85 2.39 Cử chỉ, hành động 25 0.7 Công việc lao động 8 0.22 Trạng thái tâm lý, tình cảm 5 0.14 Tư thế, dáng vẻ 18 0.51 Trang phục và cách vận trang phục 8 0.22 Cộng (I) 149 4.18 Động vật hoá
Dùng đại từ "con gì" để hỏi 7 0.2 Dùng hình ảnh con vật cụ
thể 23 0.65
Đặc điểm loại vật 4 0.11
Cộng (II) 34 0.96
Thực vật hoá (III) 40 1.12
Tự nhiên hoá (IV) 12 0.34
Thuyền hoá (V) 10 0.28
Yếu tố tục (VI) 40 1.12
Tổng cộng (I +...+ VI) 285 8
2 THAY THẾ - BỔ SUNG
KẾT LUẬN
Ngôn ngữ là một thứ lăng kính mà khi đi qua lăng kính này câu đố lấp lánh nhiều dáng vẻ. Qua việc tìm hiểu câu đố theo góc nhìn của ngôn ngữ học chúng tôi tổng kết lại những vấn đề sau:
1. Câu đố là một loại hình văn học dân gian phản ánh sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo. Phương pháp này xuất phát từ những nét giống nhau giữa vật đố và vật được miêu tả trong lời đố.
2. Hình thức thể hiện của câu đố khá phong phú. Về mặt thể loại văn bản, câu đố có dạng thơ là chủ yếu, trong đó số lượng thể thơ lục bát chiếm đa số. Đơn giản vì đây là thể thơ bình dân nhất, gần gũi nhất với tư duy của người dân lao động. Những câu đố dưới dạng thơ giàu âm thạnh, nhạc điệu, hầu hết có vần điệu nhịp nhàng. Ngôn ngữ thơ trong sáng, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ, lại không quá khuôn mẫu phù hợp với tầm nhận thức của mọi người.
Nếu nhìn dưới góc độ hội thoại, câu đố có dạng một cặp trao đáp và dạng một đoạn thoại. Những hình thức trên cho thấy một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân lao động xưa, đó là đối đáp với nhau bằng thơ ca. Bất kể lúc nào người dân lao động cũng có thể trút bỏ gánh nặng bằng những câu hò đối đáp. Tinh thần thoải mái và công việc lại được tiếp tục.
Còn theo quan điểm của lập luận mà nói, sự kết hợp giữa lời đố và lời giải tạo thành một lập luận. Có câu đố là một lập luận cứng,chắc, chặt chẽ. Tức là trong lời đố có những luận cứ sát thực nêu bật bản chất của vật đố khiến nó không thể nhầm lẫn với bất kì đối tượng nào khác. Có câu đố là một lập luận yếu, mức độ khu biệt thấp. Tức là với những luận cứ đưa ra có tính chất chung có ở nhiều đối tượng , không có điểm nhấn mang tính quyết định trong việc xác định vật đố. Những câu đố như vậy tất yếu sẽ gây khó khăn
cho người đoán giải. Nó mang tính đánh đố nhiều hơn, buộc người nghe phải suy nghĩ nhiều hơn.
3. Về mặt nội dung, phạm vi vật đố rất phong phú, đa dạng. Vật đố thuộc cả hai phạm trù tự nhiên và xà hội. Những sự vật, sự việc, hiện tượng (gọi chung là vật đố) được đem ra đố hầu hết là những thứ, những việc mà ai cũng từng hay biết, đều nằm trong cảm quan ngôn ngữ người Việt. Phần lớn vật đố có liên quan mật thiết đến công việc lao động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, từ những phương tiện giao thông cho đến công cụ lao động sản xuất, vật dụng ẩm thực, vật dụng sinh hoạt gai đình…Vật đố đảm bảo hai tính chất cơ bản là tính phổ biến và tính khái quát. Lời đố vừa có
tính chân thực, vừa có tính lạ hoá. Chân thực khi miêu tả trực tiếp đối tượng.
Lạ hoá khi xây dựng hình ảnh bất thường về vật đố.
Do tính chất phong phú về đối tượng phản ánh, câu đố chứa đựng giá trị nhận thức sâu sắc. Câu đố không chỉ mang lại vốn hiểu biết rộng lớn về thế giới khách quan mà còn bảo lưu những hình ảnh về quà khứ, nó đem đến cho những thế hề sau này vốn hiểu biết về những vật dụng mà nay hiếm gặp hoặc không còn tồn tại nữa.
4. Khi xây dựng câu đố, người ra đố phải dựa trên những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực liên quan đến vật đố. Đó là những tri thức nền đóng vai trò làm căn cứ xác định tính sát thực của những luận cứ trong lời đố, đồng thời cũng là căn cứ để đoán giải. Không có vốn hiểu biết chung khó có thể tìm ra lời giải đáp.
Để thử tài phán đoán của người nghe, câu đố được xây dựng lắt léo. Những phương thức xây dựng câu đố đặc biệt là phương thức đánh lạc hướng suy nghĩ của người nghe bằng sự vi phạm qui tắc chiếu vật đã khẳng định tính hấp dẫn, lôi cuốn của câu đố. Câu đố đưa người đọc, người nghe vào một mê cung mà khó khăn lắm họ mới tìm được lối ra trong mê cung ấy. Người nghe
bị đánh lừa, đó là thành công của sáng tạo nghệ thuật. Người mắc lừa không hề tỏ ra tức giận mà ngược lại, họ cảm thấy hả hê sung sướng sau khi tìm ra lời giải đáp. Đây lại là một “nghịch lý” chỉ có trong câu đố. Hơn nữa, khi đánh lừa người nghe bằng những yếu tố tục, câu đố mang lại tiếng cười hóm hỉnh dầy ý nghĩa. Cười để quên đi sự mệt mỏi trong công việc, cười để lấy lại tinh thần làm việc.
Xét cho cùng, nghệ thuật đố chính là nguyên tắc mã hoá, là cách giấu tên đối tượng được đố. Câu đố đánh lạc hướng người ta bằng cách chuyển từ sự vật này sang sự vật kia, làm thế nào đó để sự vật so sánh vừa “giống” đối tượng được đố lại không quá “lộ”. Cái hay của câu đố chính là ranh giới giữa hai điều này. Chính vì thế, câu đố đòi hỏi một sự suy luận khách quan có căn cứ nên người giải phải biện minh cho căn cứ của mình. Quá trình tìm ta vật đố là quá trình vận động của tư duy lôgic kết hợp với tư duy hình tượng.
5. Học câu đố cũng là một cách học tiếng Việt. Trẻ em khi bắt đầu biết nhận thức sẽ có khao khát khám phá thế giới xung quanh mình. Khám phá thế giới qua câu đố là cách học dễ nắm bắt nhất. Hơn thế nữa, câu đố còn giúp các em học được cách quan sát, suy xét như thế nào để nắm được mâu thuẫn chủ yếu để cởi bỏ nút buộc của sự vật, từ đó nâng cao nhận thức, phát triển năng lực tư duy. Vì thế, trong gia đình, trường học, thầy cô, cha mẹ nên thêm cách dùng câu đố để giáo dục các em, dạy cho các em những điều hiểu biết trong sinh hoạt hàng ngày.Tuy rất nhỏ thôi nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ nhỏ.
Câu đố không những có vai trò quan trọng trong việc học tiếng Việt của trẻ nhỏ mà nó còn giúp ích trong việc học tiếng Việt của người nước ngoài. Câu đố giúp họ hiểu thêm về cách nhìn, cách nghĩ, cách tư duy của người Việt. Mang câu đố đến với người nước ngoài là một cách để chúng ta quảng bá trí tuệ người Việt. Đó là sự thông minh, hiểu nhanh, khẩu tài, ứng đối mau lẹ, sâu sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, Sài Gòn, Bốn phương
2. Nguyễn Anh, Văn Lang, Quỳnh Cư (2008), Danh nhân đất Việt, tập 1, Nxb Thanh Niên.
3.Nguyễn Anh, Văn Lang, Quỳnh Cư (2008), Danh nhân đất Việt, tập 2, Nxb Thanh Niên.
4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 5. Nguyễn Trọng Báu (1994), Câu đố tục giảng thanh và giai thoại chữ
nghĩa, Nxb Lao Động, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Khoa học Xã hội. 7.Đỗ Hữu Châu (1994), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 8. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.
9. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm.
10. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm.
11. Đỗ Hữu Châu, Phạm Hùng Việt (tuyển chọn và giới thiệu)(2005),
Đồ Hữu Châu tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục.
12. Đỗ Hữu Châu, Phạm Hùng Việt (tuyển chọn và giới thiệu)(2005),
Đồ Hữu Châu tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục.
13.Nguyễn Đình Chiểu (1998), Lục Vân Tiên, Nxb Đồng Nai.
14. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục.
15. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2000), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên.
16. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo Dục. 17.Nguyễn Du (1984), Truyện Kiều, Nxb Giáo dục.
18. Phạm Văn Đang (1972), "Câu đố và văn chương bình dân", Nghiên
cứu văn học, Sài Gòn, số 16, tr.89-93.
19. Ninh Viết Giao (1958), Câu đố Việt Nam, Nxb Sử Địa, Hà Nội. 20. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia,H.
21. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn luận ngôn ngữ, Nxb Giáo dục.
22. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Vũ Thái Hà (1992),"Thêm một ý kiến về việc đưa câu đố, tục ngữ vào sách ngữ văn cho trẻ em", Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 1(37), tr. 66-67.
24. Hallyday.M.A.K (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng; Người dịch: Hoàng Văn Vân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học – Xã hội.
26. Lê Duy Hoà (chủ biên)(2001), Bách khoa tri thức phổ thông, Nxb Văn hoá Thông tin.
27. Hồ Quốc Hùng (1993), "Câu đố và tư duy nghệ thuật"/Kỷ yếu văn
học và ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh xb.
28. Nguyễn Thượng Hùng (2005), "Thuyết quy chiếu", Ngôn ngữ và
29. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), Bước đầu tìm hiểu cách tri nhận
thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
30. Hoài Hương (2000), Truyện Kiều và những lời bình, Nxb Văn hoá - Thông tin.
31. Nguyễn Viết Kế (1999), Kể chuyện các đời vua triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng.
32. Đinh Gia Khánh (chủ biên),Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998),Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.
33. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
34. Trần Thị Lan (1996), Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố
Việt Nam vời trẻ em, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
35. Mã Giang Lân, Lê Chí Quế (1997), Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca
Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xb.
36. Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng (sưu tầm, biên soạn)(1997), "Câu đố"/ Đồng dao và trò chơi trẻ em
người Việt, Nxb Văn hoá – Thông tin.
37.Lyon J.(2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận; Người dịch: Nguyễn Văn Hiệp, Nxb Giáo dục.
38. Hoàng Kim Ngọc (2009), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình