CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI

2.2.1. Câu đố có dạng một cặp trao - đáp

Theo lý thuyết hội thoại, phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe (Sp2) đáp lời. Tất cả các hành động ngôn ngữ đều đòi hỏi một sự hồi đáp. Điều này không chỉ đúng với các hành động như hỏi (trả lời), cầu khiến (nhận lệnh hay không) mà còn đúng cho cả hành động trình bày (xác tín, khẳng định, miêu tả). Đố - đáp cũng là một loại hành động ngôn ngữ. Chỉ cần đố và đáp cũng hợp thành một hội thoại.

Hoạt động đố - đáp hợp thành một hội thoại vì hai hoạt động này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một hội thoại như có người tham gia, thời gian, không gian diễn ra hoạt động đố - đáp. Cuộc chơi đố - đáp có tính chất trí tuệ, linh hoạt. Cuộc chơi này có thể diễn ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không cần phảỉ lựa chọn thời gian địa điểm. Có thể đố nhau trên đồng ruộng, trong những phút nghỉ ngơi, nơi bến sông cùng chờ một chuyến đò ngang hay trên một chuyến đò dọc, trên một dải đường đất đi chung hay dưới rặng cây giữa trưa hè nóng bức. Cuộc đố và đáp cũng được diễn ra ở nông thôn vào những đem trăng thơ mộng nơi sân nhà, người người quây quần bên ấm nước chè thắm đượm tình nghĩa xóm làng. Trẻ em cũng thường đố nhau khi ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, trên bờ kênh hay trên đường tung tăng chân sáo tới trường. Khi một người ra đố, tất nhiên sẽ kéo người nghe vào cuộc, thiết lập mối quan hệ liên cá nhân, buộc người nghe phải có những phản hồi. Khi đó ta có cặp thoại trao- đáp.

2.2.1.1. Kết quả khảo sát

Khảo sát 3559 câu đố chúng tôi thu được kết quả như sau:

Dạng câu đố Số lƣợng Tỉ lệ (%)

2.2.2.2. Nhận xét

Câu đố là cặp trao- đáp có những đặc điểm sau:

a) Lời đố dạng cặp trao đáp có đích ở lời là hành vi hỏi.

Những từ ngữ đồng thời là dấu hiệu nhận biết hành vi này đang được thực hiện là những từ dùng để hỏi như: ai, gì, cái gì, nào, đâu, chi,.. và những đại từ nhân xưng: chàng, thiếp, anh, tôi chỉ rõ đối tượng tiếp nhận của hành vi hỏi. Ví dụ (46):

Lá xanh, cành tía, huê vàng,

Là là mặt đất, đố chàng biết chi?

Đố chàng biết nó là ?

Chàng mà giải được thiếp thì theo không.

(Rau sam)[66,177]

(47) Nơi nào thành đắp công phu?

Nỏ quý bắn giặc chết như ngả rừng.

(Thành Cổ Loa)[66,629]

b) Bên cạnh những cặp trao đáp có dạng thơ như trên, một số cặp trao -

đáp có cấu tạo giống như những lời hỏi đáp thông thường.

Những câu đố thuộc kiểu này thường đưa ra một đặc điểm đặc trưng nhất của vật đố. Dựa vào đặc trưng này người nghe có thể phán đoán ra ngay đối tượng đang được nói tới.

Ví dụ (48):

- Hoa gì quân tử chẳng chê mùi bùn?(Hoa sen)[66,182]

- Hoa gì tươi đẹp đồng thời lắm gai?(Hoa hồng)[50,131]

- Hoa gì sắc trắng mà ai cũng thờ? (Hoa huệ)[66,131]

- Hoa gì báo hiệu đến giờ thu sang?(Hoa phù ung)[66,174]

- Hoa gì thơm ngát về đêm?(Hoa dạ hương)[66,108]

Sáu lời đố trên là sáu đặc trưng riêng của sáu loài hoa. Người ta không thể nhầm lẫn khi phán đoán về chúng. Sở dĩ như vậy vì từng đặc trưng gắn với từng loài hoa có tần số liên tưởng tới nhiều nhất. Có nghĩa là cứ nhắc đến loài hoa này người ta nghĩ ngay đến đặc điểm này của chúng. Nói tới đặc tính gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, người ta nghĩ ngay đến hoa sen. Bởi hoa sen tồn tại từ ngàn năm cùng cỏ cây thiên nhiên. Hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu tượng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người Việt. Hoa sen có tiết tháo thanh cao không hoa nào sánh được, tuy “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sen luôn vươn tới chỗ khoáng đạt hư không, khai nụ, khoe sắc, xông hương.

Hoa trinh nữ (còn gọi là hoa xấu hổ) có mầu hồng dịu nhẹ mơ màng. Dường như hoa bằng lòng với vị trí sát mặt đất, lấp sau rèm lá và bao nhiêu loài cây khác. Hoa chỉ là một chùm bông màu hồng đậu trên một cành bé xíu . Chỉ thế thôi nhưng khi bạn cúi xuống chạm khẽ vào chiếc lá thì chúng rùng mình khẽ co lại để lộ bông hoa hồng dịu xinh tươi. Người ta có cảm giác như hoa đang e thẹn, xấu hổ.

Hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai, hoa huệ trắng, có hương thơm thường được dùng thờ cúng tổ tiên vào những ngày rằm, mùng một. Hoa dạ hương có đăc tính là toả hương thơm ngát về đêm…Thường những câu đố có hình thức ngắn như thế này tương đối dễ giải, dễ tìm ra đáp án một cách nhanh chóng.

2.2.2. Câu đố có dạng đoạn thoại

2.2.2.1. Kết quả khảo sát

Câu đố dạng cặp trao đáp và đoạn thoại thường được sử dụng trong hát đối đáp miền Nam Trung Bộ, hát ví phường vải Nghệ Tĩnh, hát Trống quân, hò đối đáp Nam Bộ.

Đoạn thoại được cấu tạo từ hai cặp trao đáp trở lên, chúng liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ dụng. Khảo sát số lượng câu đố dạng đoạn thoại luận văn thu được kết quả sau:

Dạng câu đố Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Câu đố có dạng đoạn thoại 31 0.87

2.2.2.2. Phân loại câu đố dạng đoạn thoại

Câu đố dạng đoạn thoại có hai loại, đó là:

a) Câu đố có dạng đoạn thoại trực tiếp

Dạng câu đố này không có lời mở thoại mà đi ngay vào vấn đề. Ví dụ: (49) đố: Cái gì nó bé nó cay?

Cái gì nó bé nó hay cửa quyền?

đáp: Hạt tiêu nó bé nó cay

Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.[61,433]

b) Câu đố có dạng đoạn thoại gián tiếp

Xét chức năng các thành phần trong đoạn thoại, ở câu đố một số đoạn thoại có phần mở thoại. Mở thoại chính là những gợi ý dẫn dắt người nghe giúp họ phán đoán, suy luận tìm ra lời giải. Lời đố về vua Gia Long và cá cơm là một ví dụ :

(50) Nhà vua bị giặc đuổi

Lênh đênh ngoài biển khơi

Quân lính đói rã ruột mở thoại Nhà vua cầu cứu trời

Bỗng dưng nổi mảng cá

Nhà vua thời nào?

Cá gì? kết thoại

(Vua Gia Long và cá cơm) [61,636]

* Tiểu kết

Điều đáng nói ở câu đố dạng cặp trao - đáp và đoạn thoại là lời đố và lời đáp tạo thành cặp sóng đôi. Đối đáp với nhau bằng thơ không còn là đố

đáp thông thường nữa mà nó là một nét đẹp trong sinh hoạt nghệ thuật của người Việt. Xét cho cùng, đó cũng chỉ là những câu hỏi cần câu trả lời nhưng cấu tạo câu hỏi dưới dạng thơ khiến lời đố vừa tăng thêm sức hấp dẫn, khơi gợi hứng thú ở người nghe, lại vừa thể hiện được sự chau chuốt trong cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ của người ra đố.

2.3. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN

Dưới góc nhìn của lý thuyết lập luận, thường hai bộ phận lời đố và lời giải hợp thành một chỉnh thể lập luận. Phần lời đố là luận cứ “p”. P mang thông tin miêu tả vật đố, cũng chính là đặc điểm nhận diện vật đố. Phần lời giải là kết luận “r”. Khi người đố đưa ra thông tin miêu tả vật đố cũng có nghĩa là họ đang thực hiện hành vi lập luận của mình. Tìm hiểu câu đố theo lý thuyết lập luận tư liệu thống kê cho thấy luận cứ và kết luận của câu đố có thể ở dạng tường minh hoặc dạng hàm ẩn.

Căn cứ vào tính chất tường minh hay hàm ẩn của luận cứ, câu đố có các dạng sau:

2.3.1. Câu đố có luận cứ tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn

2.3.1.1. Câu đố có luận cứ tường minh

Luận văn quan niệm:

Luận cứ tường minh (kí hiệu là p+) là luận cứ nêu ra đặc điểm của đối tượng tương đối rõ nét, dễ nhận biết và không bị phủ bởi một lốt nào khác.

Câu đố có luận cứ tường minh là câu đố tả thực hoặc miêu tả trực tiếp đối tượng (loại câu đố trực tiếp).

Ví dụ lời đố về con cá trê:

(51) Mình tròn, đầu bẹp Mép có bốn râu

Mang đỏ tươi hoa khế.

(Cá trê) [66,255]

- p1: thân tròn - p2: đầu bẹp

- p3: có 4 râu ở mép

- p4: mang đỏ tươi hình hoa khế

Đây là 4 đặc điểm thực có ở cá trê miêu tả hình dáng đầu cá, mình cá, bộ phận ở miệng cá, màu sắc và hình dáng mang cá. Bốn luận cứ này tường minh, rõ ràng.

Lời đố về con cào cào sau đây cũng là lập luận có luận cứ tường minh: (52) Mình xanh mặc áo chỉ vàng

Cái ruột tim tím, cái gan hồng hồng Ra đi dạo khắp ruộng đồng

Bốn chân chấm đất, hai chân co quỳ.

(Con cào cào)[66,273]

Những luận cứ nêu đặc điểm của con cào cào bao gồm:

- p1: màu sắc của thân, cánh (mình cào cào thường màu xanh, cánh màu vàng nhạt, có những đường kẻ chạy dọc theo chiều dài cánh).

- p2: màu sắc ruột, gan (ruột cào cào có màu tím nhạt, gan màu hồng nhạt tựa như sắc hoa tigôn).

- p3: nơi sinh sống (trên các cây ở đồng ruộng)

- p4: tư thế khi bám vào cây lá (khi bám vào thân cây hay đậu trên lá bao giờ bốn chân trước của cào cào cũng bám chặt vào cây, hai chân sau to, thường gọi là càng, bao giờ cũng co lên như đang ở tư thế quỳ. Khi di chuyển, hai càng này bật tanh tách).

2.3.1.2. Câu đố có luận cứ dạng hàm ẩn

Luận văn quan niệm: Luận cứ hàm ẩn (kí hiệu là p-) là luận cứ nêu ra đặc điểm của vật đố nhưng đặc điểm này không miêu tả trực tiếp vật đố mà miêu tả gián tiếp thông qua đối tượng khác.

Do đó, tính chất hàm ẩn của luận cứ thực ra là đặc điểm của vật đố đã bị giấu đi dưới lớp vỏ khác.

Ví dụ (53):

Một bầy gà trắng Ăn tại núi cao Ban đêm lao xao Ban ngày trốn mất.

(Các ngôi sao)[66,54]

Những đặc điểm thuộc về ngôi sao được giấu dưới hình ảnh một bầy gà. Có sự tương đồng giữa hai đối tượng này. Cụ thể:

Một bầy gà trắng = ngôi sao có màu trắng (điểm nhìn từ trái đất).

Ăn tại núi cao = sao ở trên cao (vị trí người quan sát nhìn từ dưới lên,

sao như ở ngay trên đỉnh núi).

Ban đêm lao xao = sao xuất hiện về đêm, chỉ khi đêm tối chúng ta mới

nhìn rõ các ngôi sao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên bầu trời như đang lao xao trò chuyện.

Ban ngày trốn mất = ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên ta không

nhìn thấy sao.

Căn cứ vào tính chất tường minh hay hàm ẩn của kết luận có thể chia câu đố thành hai loại:

2.3.2. Câu đố có kết luận tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn

2.3.2.1. Câu đố có kết luận tường minh

Luận văn quan niệm:

Kết luận tường minh (kí hiệu là r+) là loại kết luận được gọi ra ngay

trong luận cứ. Có nghĩa là, kết luận (hay lời giải đố) nằm ngay trong luận cứ

Ví dụ (54):

- Trùng trục như con chó thui(r+)

Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

(Con chó thui) [66,234]

- Dầu hư vẫn tiếng thơm(r+)

hoài Cả trăm con mắt, đố ai thấy đường.

(Trái thơm)[66,117]

“Con chó thui” và “trái thơm” là lời giải. Lời giải này được gọi ra từ

những tín hiệu ngôn ngữ có mặt trong lời đố. Ở trường hợp thứ hai, quả dứa tiếng miền Trung, miền Nam gọi là “trái thơm”. Cách chơi chữ cùng âm:

thơm (tiếng thơm, trái thơm)

b) Câu đố có kết luận hàm ẩn

Luận văn quan niệm:

Kết luận hàm ẩn (kí hiệu là r-) là loại kết luận không hiển thị trực tiếp ở các tín hiệu ngôn ngữ trong luận cứ như kết luận tường minh mà phải dùng thao tác suy ý mới tìm ra được.

Tính chất hàm ẩn của kết luận có nét khác nhau. Chúng tôi tạm gọi là

kết luận hàm ẩn1kết luận hàm ẩn2.

+ Kết luận hàm ẩn1 (r1-) là kết luận không nằm ngay trong luận cứ.

Người nghe phải dựa vào các tín hiệu ngôn ngữ có trong luận cứ, xâu chuỗi chúng lại với nhau, thực hiện thao tác loại suy mới tìm ra lời giải. Các luận cứ có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, luận cứ này làm tiền đề cho luận cứ kia, cứ thế nối tiếp nhau đưa người nghe đi tìm đáp án.

Ví dụ (55):

Cây bằng cột nhà, lá bằng cánh phản.

(Cây chuối) [66,100]

Kết luận (lời giải) “cây chuối” không được gọi ra trực tiếp từ luận cứ (lời đố) mà là kết quả của việc xâu chuỗi hai luận cứ nêu kích cỡ, hình dáng của thân cây chuối (cây bằng cột nhà) và lá chuối (lá bằng cánh phản).

Kết luận hàm ẩn2 (r2-) thuộc về hiện tượng chơi chữ kiểu nói lái ở trong câu đố. Ví dụ (56):

Chiếc tàu nó chìm đáy sông

Cái mui nó mục, cái cong còn.

(Con còng) [66,256]

(“ Cong ... còn ” nói lái thành “ con còng ”) Hay như câu đố về ngón tay:

(57) Bằng trang điếu thuốc

Ngủ ngày nó ngáy ton ton.

(Ngón tay)[66,575]

( “ ngáy ton ” nói lái thành “ ngón tay ”)

2.3.3. Số lƣợng luận cứ , kết luận trong một lập luận

2.3.3.1. Lập luận chỉ có một luận cứ, một kết luận.

Luận cứ lúc này có thể ở dạng tường minh hoặc hàm ẩn. Tức lời đố ở đây tương đương một luận cứ, còn lời giải là kết luận của lập luận.Ví dụ:

(58) Túi đỏ đựng bạc tiền (p-, r1-)

(Quả ớt chín) [66,173]

(59) Loanh quanh thõng. (p+, r1-)

(Cái khố) [66,381]

Vì chỉ có một luận cứ, tương đương với một đặc điểm, thuộc tính hay phẩm chất của vật đố nên yêu cầu luận cứ đó phải là luận cứ trọng tâm (tức luận cứ có tính chất quyết định tới việc nhận diện vật đố). Khi luận cứ ở dạng tường minh, việc đoán giải trở nên dễ dàng nhưng khi luận cứ ở dạng hàm ẩn thì việc đoán giải trở nên khó khăn hơn.

2.3.3.2. Lập luận có nhiều luận cứ, một kết luận.

Ví dụ:

Đằng sau mang con dao (p2-)

(Chim chào mào) [66,209]

(61) Ngoài da cóc (p1-)

Trong bột lọc (p2-)

Giữa đỗ đen (p3-)

(Quả na) [66,160]

Lợi thế của một lập luận có nhiều luận cứ là đưa ra được nhiều đặc điểm của vật đố. Mà lẽ thường càng có nhiều dữ kiện thì càng dễ tìm ra ẩn số.

2.3.4. Hiện tƣợng luận cứ đồng hƣớng lập luận trong câu đố

Chúng ta đã nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ p1, p2... với kết luận r. Khi các luận cứ có quan hệ đồng hướng lập luận có nghĩa là p1, p2 được đưa ra đều dẫn đến một r chung nào đấy, kí hiệu:

p1 r p2 r

Trong câu đố, một vật đố có nhiều lời đố là biểu hiện của hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận. Hầu như tất cả các vật đố trong Tổng tập đều có ít nhất là hai lời đố trở nên.Ví dụ các lời đố về “cối xay lúa” sau đây sẽ làm rõ tính chất đồng hướng lập luận của luận cứ.

(62) a) Bốn mùa xuân hạ thu đông Cởi áo đàn trẻ tôi không ngại gì Giúp người công cán nài chi Ai ghét cũng mặc, yêu vì cùng ơn.

[66,365]

b) Bưng một thúng thóc

Đổ vào thâm cung

Thâm cung có ruột tròn tròn

Có răng mọc chéo, khe mòn xoay quanh Nuôi con ở vậy một mình

[66,365]

c) Không mặt mà cũng không tai

Bốn chân hai miệng hai tai không đầu Thêm hai hàng lớn bầu bầu

Mỗi hàng trăm lưỡi răng nâu nõn nà Khi điên gầm thét vang nhà

Tiếng như lệnh vỡ, thúc mà vạn binh.

[66,366] d) Lù lù mà đứng góc nhà Hễ ai đụng đến thì oà khóc lên. [66,366] e) Mình bằng tre Ruột bằng đất Đứa ở dưới trụ tròn có khấc Đút vô lỗ mòn đứa ở trên Buồn thời hai đứa nằm im

Vui thời hai đứa chạy quên đêm ngày.

[66,367]

f) Người thì cao lớn trượng phu

Đánh rắm phù phù, ẻ cứt lỏn nhon.

[66,367]

g) Anh bên kia sông, em bên ni sông

Anh đuổi cùng vòng chẳng bắt được em.

[66,369] v.v...

Đây là 7 lời đố tiêu biểu về cái cối xay lúa. Mỗi lời đố có một hoặc hơn một luận cứ nêu một hoặc nhiều đặc điểm (và sự kết hợp ngẫu nhiên của những đặc điểm đó) của cối xay lúa.Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra những luận cứ

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)