Câu đố có luận cứ tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 48 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Câu đố có luận cứ tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn

2.3.1.1. Câu đố có luận cứ tường minh

Luận văn quan niệm:

Luận cứ tường minh (kí hiệu là p+) là luận cứ nêu ra đặc điểm của đối tượng tương đối rõ nét, dễ nhận biết và không bị phủ bởi một lốt nào khác.

Câu đố có luận cứ tường minh là câu đố tả thực hoặc miêu tả trực tiếp đối tượng (loại câu đố trực tiếp).

Ví dụ lời đố về con cá trê:

(51) Mình tròn, đầu bẹp Mép có bốn râu

Mang đỏ tươi hoa khế.

(Cá trê) [66,255]

- p1: thân tròn - p2: đầu bẹp

- p3: có 4 râu ở mép

- p4: mang đỏ tươi hình hoa khế

Đây là 4 đặc điểm thực có ở cá trê miêu tả hình dáng đầu cá, mình cá, bộ phận ở miệng cá, màu sắc và hình dáng mang cá. Bốn luận cứ này tường minh, rõ ràng.

Lời đố về con cào cào sau đây cũng là lập luận có luận cứ tường minh: (52) Mình xanh mặc áo chỉ vàng

Cái ruột tim tím, cái gan hồng hồng Ra đi dạo khắp ruộng đồng

Bốn chân chấm đất, hai chân co quỳ.

(Con cào cào)[66,273]

Những luận cứ nêu đặc điểm của con cào cào bao gồm:

- p1: màu sắc của thân, cánh (mình cào cào thường màu xanh, cánh màu vàng nhạt, có những đường kẻ chạy dọc theo chiều dài cánh).

- p2: màu sắc ruột, gan (ruột cào cào có màu tím nhạt, gan màu hồng nhạt tựa như sắc hoa tigôn).

- p3: nơi sinh sống (trên các cây ở đồng ruộng)

- p4: tư thế khi bám vào cây lá (khi bám vào thân cây hay đậu trên lá bao giờ bốn chân trước của cào cào cũng bám chặt vào cây, hai chân sau to, thường gọi là càng, bao giờ cũng co lên như đang ở tư thế quỳ. Khi di chuyển, hai càng này bật tanh tách).

2.3.1.2. Câu đố có luận cứ dạng hàm ẩn

Luận văn quan niệm: Luận cứ hàm ẩn (kí hiệu là p-) là luận cứ nêu ra đặc điểm của vật đố nhưng đặc điểm này không miêu tả trực tiếp vật đố mà miêu tả gián tiếp thông qua đối tượng khác.

Do đó, tính chất hàm ẩn của luận cứ thực ra là đặc điểm của vật đố đã bị giấu đi dưới lớp vỏ khác.

Ví dụ (53):

Một bầy gà trắng Ăn tại núi cao Ban đêm lao xao Ban ngày trốn mất.

(Các ngôi sao)[66,54]

Những đặc điểm thuộc về ngôi sao được giấu dưới hình ảnh một bầy gà. Có sự tương đồng giữa hai đối tượng này. Cụ thể:

Một bầy gà trắng = ngôi sao có màu trắng (điểm nhìn từ trái đất).

Ăn tại núi cao = sao ở trên cao (vị trí người quan sát nhìn từ dưới lên,

sao như ở ngay trên đỉnh núi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban đêm lao xao = sao xuất hiện về đêm, chỉ khi đêm tối chúng ta mới

nhìn rõ các ngôi sao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên bầu trời như đang lao xao trò chuyện.

Ban ngày trốn mất = ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên ta không

nhìn thấy sao.

Căn cứ vào tính chất tường minh hay hàm ẩn của kết luận có thể chia câu đố thành hai loại:

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 48 - 50)