Quản lý đội ngũ giáo viên và hoạt động giảng dạy của GV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên tại trung tâm hướng nghiệp và giaos dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Quản lý đội ngũ giáo viên

- Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT, trong đã lƣu ý căn cứ kế hoạch phát triển quy môn học viên và tình hình thực tế số lƣợng học viên chiêu sinh đƣợc, trên cơ sở số GV cơ hữu của trung tâm Giám đốc chỉ đạo mời thêm GV tham gia giảng dạy các lớp

- Giám đốc quản lý GV các nội dung sau:

+ Quản lý về mặt tổ chức: Lý lịch cá nhân, văn bằng chuyên ngành đào tạo, hợp đồng giảng dạy ( đối với GV thỉnh giảng).

+ Quản lý về chuyên môn: Biết đƣợc năng lực giảng dạy của GV ( những ƣu điểm và hạn chế) để phân công giảng dạy các lớp cho phù hợp nhằm bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo của trung tâm.

+ Quản lý hồ sơ chuyên môn: Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ, sổ bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch dạy học.

+ Quản lý việc thực hiện nề nếp giảng dạy, việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chƣơng trình, giáo trình giảng dạy.

- Việc mời GV để phân công giảng dạy phải đảm bảo quyền lợi của học viên, lƣu ý không nên mời những GV có quá nhiều giờ dạy ở những trƣờng khác hoặc những GV không có khả năng dạy học viên GDTX.

Quản lý hoạt động giảng dạy của Giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chất lƣợng giờ lên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị bài soạn và những điều kiện cần thiết phục vụ cho bài giảng. Với vậy cần phải chỉ đạo sát sao việc soạn bài của GV, Giám đốc Trung tâm cần tập trung chỉ đạo các nội dung sau:

- Tổ chức tuyên truyền cho GV, nhất là Gv thỉnh giảng có nhận thức và thái độ đúng đắn trong việc soạn bài trƣớc khi lên lớp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học với những GV này thƣờng sử dụng bài soạn các lớp phổ thông chính quy cho đối tƣợng học viên GDTX.

- Tổ chức trao đổi, thảo luận với GV về mục đích, yêu cầu, nội dung, chuẩn kiến thức tối thiểu, phƣơng pháp đặc thự của bộ môn. Đặc biệt, thông qua tổ chuyên môn, chỉ đạo GV nghiên cứu kỹ chƣơng trình để lựa chọn nội dung, phƣơng pháp phù hợp nhằm thiết kế bài soạn.

- Quy định cụ thể sử dụng sách giáo khoa, sách hƣớng dần dạy học của GDTX , các thiết bị dạy học phục vụ cho bài dạy

- Tổ chức kiểm tra bài soạn của GV thông qua dự giờ hoặc kiểm tra định kỳ. Sau khi kiểm tra, có nhận xét, đánh giá để sửa chữa những sai sút về nội dung và điều chỉnh phƣơng pháp dạy học phù hợp với đối tƣợng.

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên.

-Việc chuẩn bị bài soạn của GV có kết quả hay không đƣợc thể hiện qua giờ lên lớp. Giờ lên lớp đóng vai trò quyết định chất lƣợng dạy học, thậm chí ảnh hƣởng đến sự tồn tại của Trung tâm. Qua giờ dạy của GV, sẽ bộc lộ những ƣu khuyết điểm về năng lực sƣ phạm, trình độ chuyên môn của mình.

- Để quản lý tốt giờ dạy lên lớp của GV, Giám đốc trung tâm cần:

+ Bố trí thời khoá biểu hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo các hoạt động sƣ phạm và nề nếp dạy học của trung tâm.

+ Phổ biến cho GV biết tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy dựa trên các mặt: Nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, kết quả để GV quan tâm.

+ Sắp xếp thời gian dự giờ GV. Sau khi dự giờ , góp ý kiến với GV những vấn đề về nội dung, phƣơng pháp dạy học để rút kinh nghiệm.

+Tổ chức thao giảng , hội nghị báo cáo kinh nghiệm giảng day.

+ Tổ chức các kênh nhƣ phát vấn học viên, tổ chuyên môn, hộp thƣ góp ý, điều tra qua phiếu… để nắm bắt tình hình giảng dạy của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá là thực hiện chức năng quản lý giáo dục của chủ thể quản lý nhằm xem xét các hoạt động của cơ sở giáo dục đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không. Nếu công tác kiểm tra, đánh giá đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chặt chẽ, đúng quy trình sẽ giúp Giám đốc nắm chắc đƣợc tình hình dạy học của GV từ đã có những điều chỉnh kịp thời những thiếu sút. - Giám đốc cần xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở những nội dung sau:

+ Việc chấp hành các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc.

+ Việc thực hiện quy chế chuyên môn nhƣ bài soạn, bài giảng, bài kiểm tra, chấm và tra bài đúng thời hạn, cho điểm, đánh giá, xếp loại học viên.

+ Việc thực hiện nội quy của trung tâm nhƣ đúng thời khoá biểu, ra vào lớp đúng giờ , đúng tiết.

- Để quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, Giám đốc cần: + Nắm vững các quy định về kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục (Bộ, Sở).

+ Xây dựng và quản lý kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV.

+ Tổng hợp kết quả kiểm tra để đánh giá kết quả dạy học của GV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên tại trung tâm hướng nghiệp và giaos dục thường xuyên tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)