Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang (Trang 37 - 38)

Để xây dựng đƣợc con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa có tri thức, có sức khoẻ và có những phẩm chất đạo đức cần thiết phục vụ cho đất nƣớc hiện nay đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trƣờng giáo dục là nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc sự phối hợp trên thì trình độ nhận thức của thày cô giáo, của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi nào nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới mức độ cho phép thì sự phối hợp ấy mới đạt hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và trong GDĐĐ nói riêng.

Thực tế cho thấy, có một số thày cô thờ ơ trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con em mình, nhất là việc học của con cái, phó mặc cho nhà trƣờng. Cha mẹ quan niệm không thống nhất về mục đích, nhiệm vụ và phƣơng pháp giáo dục con cái. Cha mẹ không thông cảm với nhu cầu của con, một số cha mẹ còn mắng chửi, đánh đập con cái,... Vì vậy trình độ văn hoá chung và trình độ sƣ phạm của những ngƣời làm cha mẹ có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất đạo đức cho con em mình.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình trong việc giáo dục con em là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trƣờng cũng nhƣ làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 tốt việc giáo dục của gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang (Trang 37 - 38)