Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang (Trang 88 - 93)

3. Đối với xã hộ

3.2.2.Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hộ

đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang

3.2.2.1. Mục tiêu

Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lí, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng, khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm chung của toàn xã hội mà nhà trƣờng đóng vai trò chủ đạo, nên nhà trƣờng cần chủ động xây dựng kế hoạch để phối hợp thống nhất các lực lƣợng trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 mục tiêu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đƣợc thống nhất nhằm định hƣớng các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2, tạo đƣợc sự nhất trí cao của các lực lƣợng giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả. Đồng thời, việc kế hoạch hoá sẽ giúp ngƣời phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh có thể kiểm soát đƣợc cả quá trình giáo dục.

Nội dung cơ bản của kế hoạch hoá là xác định mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh, trên cơ sở đó xây dựng chƣơng trình hành động và bƣớc đi cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã xác định. Trên cơ sở kế hoạch chung, kế hoạch hoá các mặt hoạt động quản lí hoạt động giáo dục đạo đức của từng môi trƣờng giáo dục. Xác định rõ nội dung giáo dục đạo đức, các biện pháp, hình thức giáo dục đạo đức mà các lực lƣợng giáo dục cần tham gia để giáo dục đạo đức học sinh. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của gia đình, xã hội và các bộ phận liên quan. Định rõ thời gian công việc phối hợp của từng lực lƣợng một cách hợp lí và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất cách thức và trao đổi thông tin về cách kiểm tra đánh giá đạo đức học sinh.

Thực hiện tốt, có hiệu quả kế hoạch đã định, kế hoạch phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thƣờng xuyên và liên tục.

3.2.2.2. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào nhiệm vụ, hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, của ngành, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phƣơng, của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng nhà trƣờng chỉ đạo xây dựng các kênh thông tin, thu thập các thông tin liên quan, xác định tiềm năng, phác thảo mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực… Từ đó phác thảo bản kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 huy động về nhân lực, tài lực, vật lực,... Kế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác đƣợc triệt để thế mạnh của các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Việc phân công phân nhiệm phải hợp lý nhằm tạo đƣợc sự ủng hộ của các lực lƣợng và giúp họ phát huy năng lực ở mức cao nhất. Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trƣờng.

Việc kế hoạch hoá quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp cho từng lực lƣợng giáo dục theo từng kì, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nội dung kế hoạch đƣợc chi tiết hoá và đƣợc gửi đến các tổ chức trong nhà trƣờng nhƣ Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chuyên môn để tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm để đại diện cha mẹ học sinh góp ý kiến vào kế hoạch, đặc biệt là những điều kiện mà gia đình học sinh có thể phối hợp tốt với nhà trƣờng.

Nhà trƣờng cũng cần phối hợp tranh thủ ý kiến đóng góp của Đảng uỷ, UBND các xã, UBND huyện, phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo để nhận đƣợc sự ủng hộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phƣơng của ngành dọc cấp trên để thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch phải đƣợc xây dựng từ tình hình thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trƣờng ở hiện tại nhƣng cũng chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lý giáo dục đạo đức trong thời gian tới. Kế hoạch phải đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể.

Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Kế hoạch phải đƣợc sự nhất trí cao của các bộ phận lên quan phối hợp thực hiện. Xây dựng kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89 phối hợp thực hiện giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội rất đa dạng và có nhiều nội dung phối hợp. Tuỳ theo chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm:

- Kế hoạch cho cả năm học. - Kế hoạch cho mỗi học kỳ. - Kế hoạch cho mỗi tháng. - Kế hoạch cho mỗi tuần.

- Kế hoạch cho các ngày lễ lớn.

Triển khai nội dung mà kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc thực hiện kế hoạch theo một trình tự nhất định, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế hoạch. Theo dõi những yếu tố nảy sinh, những lệch lạc trong quá trình thực hiện và điều chỉnh kịp thời.

Qua quá trình triển khai thực hiện các lực lƣợng giáo dục kịp thời bổ sung điều chỉnh hợp lí và đảm bảo các điều kiện về thời gian, vật chất, phƣơng tiện kĩ thuật cho các lực lƣợng giáo dục thực hiện kế hoạch.

Việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cần phải chặt chẽ và thống nhất trong nhận thức cũng nhƣ hành động giáo dục làm sao cho cùng một hƣớng, một mục đích làm sao cho tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội không chỉ thể hiện ở một giai đoạn cụ thể nhất định mà phải đƣợc xem xét, hoà quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục, tạo điều kiện động lực thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay: nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, nhiều tệ nạn xã hội, nhiều giá trị nhân văn, truyền thống đạo đức tốt đẹp bị xô lệch, coi thƣờng,… Cần phải đƣa vấn đề giáo dục đạo đức vào kế hoạch hoá một cách khoa học, chặt chẽ nhƣ giảng dạy văn hoá.

Kế hoạch hoá phải đƣợc các lực lƣợng thống nhất mục đích và thống nhất chƣơng trình hành động.

Phải quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch đã thống nhất giữa các lực lƣợng.

Phải tận dụng mọi hình thức trực tiếp hay gián tiếp, đơn giản, không mất nhiều thời gian nhƣng có tính hiệu quả cao.

Đảm bảo sự phân công, phân nhiệm rạch ròi, hợp lý, tránh chồng chéo hoặc dƣ thừa. Ngƣời quản lý phải thể hiện sự tin tƣởng cao khi giao nhiệm vụ cho cấp dƣới.

SƠ ĐỒ 1: PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Ban giám hiệu

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hội đồng giáo dục Công đoàn Các LL xã hội khác Giáo viên

Ban đại diện cha mẹ HS và gia đình Học sinh ở nhà trƣờng Học sinh ở gia đình Học sinh ở địa phƣơng Các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang (Trang 88 - 93)