5. Kết cấu luận văn
2.3.2 Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngtại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, SGCTNH không tránh khỏi những tồn tại việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:
− Trong năm 2010, SGCTNH đã thành lập phòng Thẩm định chuyên về vấn đề thẩm định tài sản, tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết của các chi nhánh trong hệ thống SGCTNH và Phòng Tín dụng Hội sở để trình lên Hội đồng tín dụng. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định đa phần là những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm trong tiếp xúc trực tiếp
khách hàng và phân tích hồ sơ nên phần nào còn nhiều lúng túng trong việc thẩm định lại hồ sơ lớn. Kinh nghiệm chỉ dần tích lũy được khi giải quyết qua nhiều hồ sơ, từ hồ sơ nhỏ đến hồ sơ lớn, từ dễ đến khó. Điều này không những không hạn chế được rủi ro có thể phát sinh mà còn tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai.
− Công tác kiểm tra sau cho vay còn yếu chính là nguyên nhân làm nợ quá hạn ngày một tăng cùng với những diễn biến bất lợi của nền kinh tế nên nợ nhóm 2 - 5 đang có xu hướng tăng so với đầu năm, trong đó nợ nhóm 3 - 5 tuy dưới mức cho phép theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (dưới 3%) nhưng đã tăng 43,82% (87,62 tỷ đồng) so với đầu năm và hiện chiếm 2,63% trên tổng dư nợ. SGCTNH vẫn chưa “hiện đại hóa” công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc xây dựng chương trình phần mềm giám sát từ xa để phát hiện kịp thời dấu hiệu các rủi ro, các sai phạm tại các đơn vị trong toàn hệ thống. Với một hệ thống rộng lớn, trãi dài từ bắc vào nam thì việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Xây dựng một hệ thống họp trực tuyến qua mạng từ Hội sở để chỉ đạo kịp thời tới các chi nhánh sẽ góp phầngiảm thiểu được rủi ro. − Theo quy luật tự nhiên nếu có một ngành phát triển, làm ăn có lời thì sẽ có rất nhiều người đổ xô vào ngành đó để kinh doanh. Do thiếu sự dự đoán về xu thế ngành trong tương lai cũng như sự non kém trong kinh nghiệm nên dẫn đến việc vì có quá nhiều người tập trung vào một ngành để kiếm lời nên dẫn đến sự dư thừa và tất nhiên là những khách hàng được ngân hàng tài trợ bị thua lỗ, mất khả năng chi trả cho Ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn rất nhiều.
− Về tài sản bảo đảm: Trong một số trường hợp đặc biệt như khách hàng đã quan hệ tín dụng lâu năm với SGCTNH, cần thanh toán ngay nếu trễ thì hợp đồng sẽ bị hủy, mất cơ hội làm ăn của khách hàng. Mặc dù khi đó hợp đồng thế chấp chưa được đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ như quy định nhưng SGCTNH vẫn linh động cho khách hàng nhận tiền trước và công chứng sau. Nếu là khách hàng có uy tín thì không có vấn đề gì xảy ra nhưng nếu trường hợp tài sản thế chấp không đủ điều kiện để thế chấp, công chứng viên không chịu công chứng hoặc Bên bảo lãnh không chấp thuận bảo lãnh cho bên vay vốn nữa thì khả năng mất vốn của ngân hàng là rất có thể xảy ra. Đành rằng khi xét duyệt cho vay điều quan tâm nhất chính là số tiền vay, mục đích vay,
khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, dường như đó chỉ mới là điều kiện cần thôi nhưng chưa đủ. Mặc dù tin tưởng khách hàng nhưng tài sản bảo đảm cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Khi nhận tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay là tài sản mà chưa có giấy tờ pháp lý rõ ràng, tài sản đang bị tranh chấp, tài sản là máy móc thiết bị, hàng tồn kho... Đặc biệt, hàng tồn kho mặc dù đã thuê kho thứ 3 quản lý nhưng do bên thứ 3 cấu kết với khách hàng nên bán hết hàng tồn kho, ngân hàng không quản lý được đến khi phát sinh nợ quá hạn đem phát mãi để thu hồi nợ thì mới phát hiện hàng tồn kho không còn.
− Các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không phản ánh được đầy đủ những số liệu trên thực tế, đôi khi những số liệu này chỉ mang tính đối phó. Do chỉ chú trọng tính toán những con số này mà không kiểm tra lại tính chính xác của nó nên nhân viên tín dụng đã đưa ra những quyết định sai lầm.
− Khi báo cáo tình hình hoạt động của khách hàng sau khi giải ngân thì số liệu không được cập nhật liên tục, thường là lạc hậu so với hiện tại. Nếu có thì đó cũng chỉ là báo cáo nhanh không phản ánh được thực chất vì các doanh nghiệp thường chỉ làm báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán vào dịp cuối năm.
− Trong một tập thể lớn vẫn có một số “con sâu làm rầu nồi canh”, chỉ vì vụ lợi cá nhân mà cấu kết với khách hàng rút tiền của Ngân hàng rồi chia phần trăm với nhau, mặc dù chưa phát hiện trường hợp nào nhưng một số ít nhân viên khó có thể tránh khỏi cám dỗ tiền bạc, gây nên sự thất thoát cho Ngân hàng. Đây chính là vấn đề rủi ro về đạo đức và như thế nếu không diệt trừ tận gốc thì nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn là điều khó tránh khỏi.
− Một số khoản vay khi bị xếp vào nhóm 5 - nhóm nợ có khả năng mất vốn thì mặc dù trị giá tài sản đảm bảo theo đánh giá của nhân viên tín dụng có thể còn 30% đến 50% nhưng do Lãnh đạo ngân hàng không muốn để nợ nhóm 5 (vì sẽ làm “xấu” bảng cân đối và ảnh hưởng đến việc được phép mở chi nhánh mới) nên quyết định cho giá trị tài sản bảo đảm là 0% để có thể trích và sử dụng toàn bộ số tiền bằng với dư nợ của nhóm 5. Chính điều này khiến một số nhân viên tín dụng đã có tâm lý ỷ lại vào quỹ dự phòng cụ thể như một cứu cánh, trốn tránh trách nhiệm trong việc đôn đốc khách hàng trả tiền, và
tự cảm thấy gánh nặng trênvai họ đã giảm đi phần nào (mặc dù khoản nợ khi đã được sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp nhưng trách nhiệm của nhân viên tín dụng vẫn còn, họ cần phải tìm mọi biện pháp kể cả việc bán tài sản bảo đảm để tận thu cho Ngân hàng). Vì vậy mà dư nợ nhóm 5 vừa mới được xử lý thì các khoản nợ từ nhóm 4 bắt đầu phải chuyển qua nhóm 5. Ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Ngân hàng.