Đối với cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Trang 74 - 77)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2Đối với cán bộ tín dụng

Tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay

Sau khi cho giải ngân định kỳ 3 tháng/lần CBTD phải đến tận nơi sản xuất kinh doanh của KH để kiểm tra tình hình thực tế. Ngoài việc kiểm tra KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, CBTD phải quan tâm đến tình hình pháp lý, nhân sự của công ty đặc biệt là các thành viên thuộc Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Nợ quá hạn của ngân hàng không chỉ phát sinh từ phía doanh nghiệp mà còn phát sinh từ các KH cá nhân. Nên trong thời gian vay vốn cũng cần nắm bắt được

thông tin về công việc hiện tại của KH cá nhân đặc biệt đối với các KH mà nguồn trả nợ chủ yếu bằng tiền lương.Bởi vì khi mới bắt đầuvay vốn KH có công việc ổn định nhưng sau đó do yêu cầu công việc phải chuyển công tác hay nghỉ việc sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ của KH.

Thực hiện bảo đảm tín dụng chặt chẽ

Trong quá trình đi công chứng hay đăng ký giao dịch bảo đảm nhân viên tín dụng phải trực tiếp đi cùng khách hàng, không được lơ là, chủ quan trong công việc, tránh tình trạng hoán đổi sổ thật thành sổ giả (đã làm giả công chứng sẵn). Tránh những trường hợp tương tự xảy ra tại chi nhánh, làm mất đi của ngân hàng 2 tỷ đồng mà từ đó cho đến nay vẫn chưa có khả năng thu hồi được.

Tại SGCTNH tất cả các khoản vay có thế chấp bằng tài sản đủ điều kiện thế chấp thì hợp đồng thế chấp đều phải được công chứng đầy đủ trước mặt công chứng viên và phải có biên nhận hoặc kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ thì khoản vay đó mới được giải ngân ra. Như vậy, phần nào cũng giảm được rủi ro cho ngân hàng. Nên nhớ rằng, nếu một khách hàng có ý định lừa đảo ngân hàng thì họ có thể giữ uy tín với ngân hàng đến lần thứ 1000 nhưng đến lần thứ 1001 sẽ là lần lừa đảo lớn nhất của khách hàng. Là nhân viên tín dụng, việc tin tưởng khách hàng là cơ sở để hai bên hợp tác với nhau nhưng người làm tín dụng cần phải tỉnh táo trong mọi trường hợp, chỉ tin tưởng khách hàng ở một chừng mực nào đó mà thôi, thậm chí đôi khi cần phải biết nghi ngờ.

- Tùy vào từng trường hợp cụ thể, có thể bỏ bớt một số thủ tục rườm rà, không cần thiết (tất nhiên là không ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng) để phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất thông qua việc tìm hiểu quy trình làm việc của các ngân hàng bạn.

Phân tích đúng xu hướng phát triển ngành

Tùy từng phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư cụ thể mà nhân viên tín dụng phân tích một số nội dung để đánh giá tình hình và triển vọng tương lai của khách hàng trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại như: Xu hướng phát triển của ngành, các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật, sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, vị thế hiện

tại của khách hàng trong ngành, xu hướng giá cả và những triển vọng trong tương lai của nguyên liệu đầu vào, sự thay đổi về số lượng và giá cả trong cung cầu sản phẩm…

- Tại các chi nhánh của SGCTNH - những nơi có nhiều doanh nghiệp kinh doanh, vận tải bằng sà lan - đặc trưng của vùng sông nước thường đem lại rủi ro cao. Thực tế là các khoản nợ quá hạn phát sinh tại chi nhánh đều có liên quan đến việc cho vay mua sà lan và thế chấp bằng chính chiếc sà lan đó để vận chuyển cát, đá trên sông. Khi doanh nghiệp không có khả năng trả được nợ thì tài sản thế chấp là chiếc sà lan cũng không biết bán cho ai, giá trị khấu hao tài sản cũng đã giảm qua mỗi năm, trong khi đó khoản vay liên quan đến sà lan lên đến hàng chục tỷ đồng. Chính vì có giai đoạn cho vay đầu tư sà lan kiếm được lợi nhuận nhiều nên ai cũng muốn vay mua sà lan, đến khi thua lỗ thì ngân hàng là người gánh chịu, vì vậy mới đây SGCTNH đã có thông báo đến toàn bộ chi nhánh trong hệ thống phải hạn chế, thậm chí không cho vay đối với các khoản vay đầu tư và thế chấp bằng sà lan. SGCTNH cần rút ra bài học không cho vay tập trung vào một ngành quá nhiều mà phải biết phân tán rủi ro.

Sắp tới đây SGCTNH sẽ đi vào áp dụng việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với toàn bộ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại SGCTNH. Để có thể áp dụng được các tiêu chí trong cẩm nang xếp hạng tín dụng nội bộ đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm rõ từ các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng, các chỉ tiêu phi tài chính gồm có: đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính gồm có: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập... số liệu của các chỉ tiêu tài chính được lấy từ bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cán bộ tín dụng sâu sát hơn tình hình “sức khỏe” của các khách hàng mà mình đang quản lý, giảm rủi ro ở mức tối đa cho ngân hàng.

Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính

Một điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Các báo cáo tài

chính, kể cả những báo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có dụng ý, mà còn có thể vô tình sai lệch. Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn dữ liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng. Thông thường một doanh nghiệp tồn tại đến 3 báo cáo tài chính: 1 báo cáo với doanh thu và lợi nhuận “như mơ” dành để vay vốn ngân hàng, 1 báo cáo với con số lỗ hoặc lời rất ít dành để nộp thuế và 1 là báo cáo tài chính với con số thực tế để doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào. Nhân viên tín dụng cần phải là người sắc bén, có nhiều kinh nghiệm để có thể biết được báo cáo nào là cần thiết cho mình để có thể đi đến quyết định cho vay.

Nâng cao nhận thức của người vay

Nhân viên tín dụng phải phân tích cho người vay hiểu được rằng những bất lợi của việc chậm trả hoặc không trả lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích từ việc họ chậm trả hoặc không trả. Từ đó, nhận thức của khách hàng được tốt hơn và hiểu rõ họ cần phải làm thế nào để hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp cho hệ thống SGCTNH có thể phòng ngừa và hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và chủ động kiểm soát được tình hình nợ xấu tại ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Trang 74 - 77)