Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Trang 82 - 83)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2Về phía nhà nước

Để giảm bớt rủi ro, không chỉ riêng các ngân hàng có thể làm được mà bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước về các mặt:

Sửa đổi văn bản pháp luật cụ thể, tránh chồng chéo

Trên thực tế cho thấy các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử lý nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo do đó ngân hàng chưa chủ động xử lý được tài sản bảo đảm.

Xử lý tài sản là một trở ngại lớn đối với ngân hàng khi chưa được tự phát mãi tài sản - nhất là khi khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chưa hỗ trợ hiệu quả. Hay khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất thường bị chính địa phương thu vào ngân sách nhà nước, không dùng để trả ngân hàng. Có trường hợp ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất đang thế chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đền bù giá trị tài sản trên đất với mức thấp. Việc bán tài sản công khai chưa có hướng dẫn cụ thể vì tổ chức đấu giá liên quan đến giấy phép và quy định đấu giá.

Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước

Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động ngân hàng. Để làm tốt việc này, cần khẩn trương tiến hành cải cách thanh tra ngân hàng theo hướng tập trung hóa, hình thành Tổng cục giám sát ngân hàng có Chi cục ở một số khu vực, đồng thời thay đổi phương pháp tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát. Bởi vì: Thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng trung ương nhằm phát hiện và phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay đang tỏ ra yếu kém so với yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng hiện đại, không theo kịp đà phát triển” (Phó Chánh Thanh Tra Ngân hàng nhà nước Nguyễn Đình Quang nhận định).

Hiện nay, hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và yếu kém về tài chính và hoạt động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh đi đôi với năng lực quản lý yếu kém trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro (năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh thấp). Trong khi đó, chức năng, nhiệm vụ giám sát an toàn hoạt động ngân hàng còn bị phân tán ở nhiều đơn vị. Thanh tra ngân hàng nhà nước còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh. Khả năng giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, phát hiện cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn yếu.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Trang 82 - 83)