Hoạt động kinh doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 54)

b. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio CAR)

2.2.1.3Hoạt động kinh doanh chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 20/7/2000, sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 8/3/2005.

Các NHTM có thể kinh doanh chứng khoán qua 2 hình thức:

- Kinh doanh trái phiếu: Hoạt động kinh doanh trái phiếu của các NHTM chủ yếu là kinh doanh trái phiếu Chính phủ. Ở Việt Nam, nhiều báo cáo tài chính 5 tháng đầu năm 2010 của các ngân hàng thể hiện rõ lãi suất từ các hoạt động tín dụng và thu nhập từ trái tức chiếm hơn 95% lợi nhuận trƣớc thuế.

- Kinh doanh cổ phiếu: Nhiều NHTM cũng đầu tƣ vào cổ phiếu nhằm kiếm lời, đặc biệt là trong hoạt động đầu tƣ lƣớt sóng.

2.2.1.4 Dịch vụ thẻ

Sự đầu tƣ và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của các NH thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thẻ NH. Sản phẩm thẻ của các NH Việt Nam đã có bƣớc tiến nhảy vọt, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ đã thực sự trở thành hiện đại và là mũi nhọn cho chiến lƣợc phát triển dịch vụ NH, mở ra hƣớng mới cho huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho NH. Các NHTM đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu trong kinh doanh thẻ, phát triển các dịch vụ mới và tiện ích gia tăng.

Cùng với tốc độ tăng dịch vụ huy động vốn và tăng dịch vụ tín dụng, doanh số thanh toán thẻ của các NHTM cũng gia tăng đáng kể thể hiện qua bảng 2.13:

Bảng 2.13: Doanh số thanh toán thẻ của NHTM 2006-2010

Dịch vụ ngân hàng Giai đoạn 2006-2010 (bình quân)

Tốc độ tăng dịch vụ huy động vốn 40,7%

Tốc độ tăng dịch vụ tín dụng 39,3%

Dịch vụ thanh toán thẻ (tỷ đồng) Thấp nhất 35,764

Cao nhất 111,302

(Ngùồn: Ngân hàng Nhà nước)

Theo báo cáo của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, số thẻ phát hành đã tăng từ 9,1 triệu năm 2007 lên 31,7 triệu năm 2010, số máy ATM tăng hơn 2,3 lần - đạt 11.294 ATM, số máy POS tăng gấp 2,7 lần - lên 49.639 POS và rất nhiều phƣơng tiện thanh toán qua internet đang đƣợc phổ cập, doanh số sử dụng thẻ trên 600.000 tỷ VND. Đến cuối tháng 6/2011, cả nƣớc có trên 34 triệu thẻ, gần 12.000 ATM và 58.000 POS.

Về thị phần, từ 2009 đến 2010, Agribank dẫn đầu thị trƣờng về tổng số lƣợng thẻ phát hành với gần 4,2 triệu (2009) và 6,4 triệu thẻ (2010), chiếm 21% và 20,2% thị phần. Tiếp đến là 4 ngân hàng khác gồm Đông Á, Vietcombank, Vietinbank, BIDV lần lƣợt thay nhau các thứ tự tiếp theo (bảng 2.14 và hình 2.3, 2.4).

Bảng 2.14: Sự tăng trưởng số lượng thẻ của 5 NHTM có thị phần lớn nhất

2009 2010 Xếp hạng Ngân hàng Số lƣợng thẻ phần Thị hạng Xếp Ngân hàng Số lƣợng thẻ phần Thị 1 Agribank 4.200.000 21% 1 Agribank 6.400.000 20,2% 2 Đông Á 4.000.000 20% 2 Vietinbank 5.700.000 18,0% 3 Vietcombank 3.850.000 19% 3 Vietcombank 5.300.000 16,7% 4 Vietinbank 3.500.000 17% 4 Đông Á 5.000.000 15,8% 5 BIDV 2.300.000 11% 5 BIDV 2.700.000 8,5%

Khác 2.450.000 12% Khác 6.600.000 20,8%

Tổng cộng 20.300.000 100% Tổng cộng 31.700.000 100%

(Nguồn: Thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam)

(Nguồn: Thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam)

Hình 2.3: Tỷ trọng tăng trưởng số lượng thẻ của 5 NHTM có thị phần lớn nhất 2009

(Nguồn: Thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam)

Hình 2.4: Tỷ trọng tăng trưởng số lượng thẻ của 5 NHTM có thị phần lớn nhất 2010

Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động sử dụng thẻ, Vietcombank tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về doanh số thẻ các loại, chiếm 23% tổng doanh số thẻ của ngành. Agribank vƣơn lên vị trí thứ 2 với gần 20% thị phần, tăng gấp 3 lần so 2009. Tiếp theo là Vietinbank và Đông Á chiếm lần lƣợt 17% và 16% thị phần (bảng 2.15 và hình 2.5).

Bảng 2.15: Doanh số thẻ của các NHTM có thị phần lớn nhất 2010 STT Ngân hàng Tỷ trọng doanh số thẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 54)